ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI: VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM: MỤC TIÊU CẢ ĐỜI. google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM: MỤC TIÊU CẢ ĐỜI.



 Xin trích đăng các bài sau đây về phong trào Vệ sinh, an toàn thực phẩm. Thiết nghĩ phong trào phải tiến hành cả đời. Hãy là người thông thái trong tiêu dùng và sử dụng sản phẩm. Ăn uống càng quan trọng vì chính nó, nằm trong bụng của mỗi chúng ta.

LỰA CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN

Một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm hóa chất...
Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn thực phẩm sạch. Những tư vấn dưới đây sẽ giúp các bà nội trợ chọn được những thực phẩm an toàn cho sức khoẻ gia đình

Chọn rau củ
Đối với rau, trái cây nên lựa chọn loại tươi, còn nguyên cuống, không dập nát, không có những đốm màu khác nhau. Những loại rau quả ít dùng thuốc trừ sâu là bầu, bí xanh, bí đỏ, chuối... Thận trọng với những loại rau: rau muống, xà lách, rau cải xoong, tần ô, cải bẹ xanh, cải ngọt, rau má, đậu đũa, khổ qua, táo Thái Lan...
Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như qúa mập, quá phồng hoặc dính các hạt bụi nhỏ. Không nên mua những loại hạt có vỏ nhăn nheo, chỉ nên chọn loại hạt vỏ nhẵn, màu hồng đều.Tránh mua rau có rễ bám nhiều đất vì đó là nguồn vi sinh gây hư hỏng nhanh rau quả. Và cách bảo quan rau tốt nhất là để ở ngăn tủ mát. Rau nên nhặt sạch, bỏ lá giập, rửa dưới vòi nước nhiều lần, để ráo và cho vào túi nylon buộc chặt để ăn dần.
Chọn thịt
Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Thịt tươi và sạch cần phải không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.
Thịt bò: Nên chọn loại thịt có thớ khô ráo, màu đỏ tươi.
Thịt lợn: Nên chọn thịt lợn màu hồng tươi, sớ thịt săn, da mỏng. Lớp mỡ có màu sáng bóng, có độ rắn. Loại thịt có mỡ hơi vàng là heo bệnh, có những hạt đốm trắng là bào nang sán.
Chọn gà: Chọn con khỏe mạnh, mào đỏ tươi, da và lông mềm mại, lỗ chân lông nhỏ, hậu môn không ướt và đỏ, đùi to, chắc, chân nhỏ. Nên chọn gà mái tơ. Với gà công nghiệp, nên chọn có trọng lượng từ 2kg trở lên, nếu mua gà làm sẵn nên chọn con có màu vàng nhạt bởi vàng đậm có thể do người bán ngâm vào nước có pha bột sắt.
Chọn vịt: Chọn mua con trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông, mỏ nhỏ và hơi cứng, xách thấy nặng tay. Thịt vịt đực ngon hơn vịt cái.
Với thịt gia cầm lựa thịt có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt cần có da kín, lành lặn, không có vết bẩn, vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Thịt gia cầm hỏng thường có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục.
Chọn trứng gà, trứng vịt: vỏ trứng màu sáng, không có những vệt xám đen, không bị giập. Quả trứng tươi ngon thường có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng.
Chọn cá, hải sản
Đối với cá và hải sản, tốt nhất nên mua cá tôm đang còn sống, đang bơi trong nước. Cá tươi có miệng ngậm kín. Thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Vảy cá óng ánh, bám chặt thân cá, không có niêm dịch và mùi hôi thối khó chịu. Mang có có màu đỏ hồng, không bị nhớt hay mùi hôi. Trôn cá thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép.
Chọn tôm tép vỏ sáng lóng lánh, dài và trơn láng. Nghêu sò ốc còn sống. Mực nang thì nên chọn mực có thịt trắng như mứt dừa là ngon, mực ống thì nên chọn loại vừa, không qúa lớn, chưa vỡ túi đen. Các loại thủy sản khác nên chọn loại còn tươi, có màu sắc bình thường, đặc biệt không có mùi ươn hôi.
Chọn thực phẩm chín
Với thịt chế biến sẵn (như thịt quay) phải thận trọng, chỉ nên mua ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Thịt lợn quay, vịt quay, chọn thịt có mùi thơm đặc trưng, thớ thịt săn khô dính sát vào da, thịt vẫn còn nóng và treo trong tủ kính.
Không nên mua khi thấy màu da lợn đỏ lòe loẹt, treo lộ thiên, thịt bở, có mùi lạ. Chỉ chọn mua lạp xưởng đựng trong bao bì đã được hút chân không của các nhà sản xuất đáng tin cậy, không nên mua lạp xưởng được treo cả dây, phơi bày ra nắng, gió bụi.
Chọn đồ hộp
Chọn loại hai nắp hộp bị lõm vào, gõ vào có tiếng kêu đanh. Nếu nắp hộ phình ra, gõ vào tiếng kêu bịch bịc thì đồ hộp đã bị hỏng. Bạn có thể nhúng hộp vào chậu nước, tốt nhất nước 70-80 độ C, lấy tay đè xuống xem có bọt khí nổi lên không. Hoặc cho vào nước đun sôi, với đồ hộp còn tốt thì hai nắp sẽ phồng lên, nếu không thực phẩm đã bị rữa nát.
Chọn thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải có nhãn ghi đầy đủ nội dung: tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất chế biến, có số đăng kí sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Trong thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng gói, thường chứa những loại phụ gia như muối diêm, BHA và BHT...có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của bạn. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ nhãn mác và mua thực phẩm dùng phụ gia càng ít càng tốt.
Các loại thực phẩm không nên sử dụng
Thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc, hạt có dầu như đậu, lạc mốc có chứa độc tố vi nấm rất nguy hiểm.
Chất bảo quản, phẩm màu, đường hóa học đóng gói không có nhãn hoặc gói bằng giấy bán lẻ ở chợ và những cơ sở không đăng kí để chế biến thực phẩm.
Thực phẩm còn nghi ngờ, chưa biết rõ nguồn gốc.
Theo Hiền Thu
Gia Đình Trẻ


Những loại thức ăn "cấm" được sử dụng
Những thức ăn dưới đây rất có hại cho sức khỏe, tuyệt đối không sử dụng.
Mật cá
Mật cá chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Loại độc tố này có đặc điểm không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn, sau khi ăn vào sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận, ở mức độ nặng có thể gây tử vong.
Ba ba, cua và lươn chết
Ba ba, cua, lươn giàu đạm, rất bổ dưỡng nhưng nếu chúng đã chết tuyệt đối không được ăn. Trong ba ba, cua và lươn có khá nhiều chất histidine, sau khi chết, những chất này nhanh chóng bị phân hủy thành histamine rất độc đối với sức khoẻ, ăn vào dễ bị trúng độc.
Ăn sống trứng gà
Lòng trắng trứng gà sống khia ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.
Thịt lợn gạo

Thịt lợn gạo là do lợn bị nhiễm sán, nếu ăn vào sẽ có nguy cơ mắc bệnh sán xơ mít.
Gừng bị thâm nhũn
Gừng khi bị thâm nhũn có thể sinh ra chất độc có tên safrole, khi ăn vào, ruột dễ hấp thu, nhanh chóng chuyển đến gan, gây trúng độc cho tế bào gan, làm tổn thương gan.
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây sau khi mọc mầm sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
Rau cải nấu chín để qua đêm

Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.
Theo Dân Việt
  

Thực phẩm bẩn độc, ung thư Việt Nam lọt Top 20



Ông bà xưa có câu “Miếng ăn là miếng tồi tàn” hay “Miếng ăn là miếng nhục” để khuyên răn người ta đừng quá đề cao những giá trị vật chất tới mức đánh mất mình. Ấy thế nhưng thời buổi này, hai lời răn trên lại cần được hiểu theo nghĩa đen, vì đúng là người Việt mình ăn cái gì cũng thấy độc, người Việt đang dùng miếng ăn để giết hại lẫn nhau.
Suốt mấy tuần gần đây, dư luận hoang mang với vụ bún có chất tẩy trắng gây ung thư, 80% rau ngót được tắm thuốc kích thích, thuốc sâu, 90% mẫu nước uống bày bán tại vỉa hè Hà Nội (được kiểm tra ngẫu nhiên) bị phát hiện nhiễm khuẩn E.coli, khô mực xé đốt cháy tỏa ra mùi... nilon... Điểm qua các mặt báo hàng ngày mà thấy hốt, thấy thương cho người Việt, người ta ăn để sống, để thưởng thức sản vật của trời đất, còn chúng ta sao lại ăn để chết thế này?
Để tình trạng thực phẩm bị nhiễm độc tràn lan và Việt Nam lọt vào top 20 nước có số bệnh nhân ung thư nhiều nhất thế giới như hiện nay, ai phải chịu trách nhiệm? Tất nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là từ sự suy thoái đạo đức và lương tâm con người, người sản xuất lương thực, thực phẩm chỉ còn biết có tiền mà quên hết đi hai chữ “nhân đức”. Nhưng lỗi chính là do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan nhà nước, sự bất lực hay sự vô cảm của họ, cũng không biết nữa.
Thử hình dung thế này, ở một nước châu Âu, chỉ cần 1 vụ scandal về an toàn thực phẩm như kiểu bún có hóa chất độc hại như của Việt Nam, hàng loạt quan chức sẽ phải bị cách chức vì không làm tròn nhiệm vụ, kẻ sử dụng hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng sẽ phải vào tù. Còn ở ta, nếu vụ nào cũng xử thế thì chắc sẽ hết người làm lãnh đạo, bởi tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm cứ tràn lan, la liệt, nối tiếp nhau, chưa hết vụ này đã sang vụ khác.
Thay vì có một cơ quan duy nhất làm đầu mối về an toàn thực phẩm, ở Việt Nam có đến 3 bộ cùng được giao trách nhiệm này là Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế và Bộ Công thương. Có thể hình dung sự nhiêu khê cụ thể thế này, một chiếc bánh Trung thu nhưng ruột thì Bộ Nông nghiệp quản lý, vỏ thì Bộ Công thương, chất lượng thì Bộ Y tế. Sự quản lý chồng chéo của các Bộ đang gây nhiều thủ tục phiền hà và tất nhiên là khi có chuyện xảy ra thì rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Chưa khi nào người tiêu dùng mất lòng tin vào thực phẩm như hiện nay, nhìn vào đâu cũng không dám tin tưởng, nhưng không ai bảo vệ họ mà chỉ đưa ra lời khuyên “Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái” như kiểu đẩy trách nhiệm “các ông bà không thông thái (tức là ngu) thì chết chứ không phải tại chúng tôi đâu nhé”.
Chưa khi nào sự an toàn về bữa cơm của người dân có mức thu nhập nghèo và trung bình bị thả nổi như hiện nay, còn những người có thu nhập cao, các đại gia đã tìm ra “lối thoát” riêng của họ, đó là bỏ tiền thuê người làm trang trại thực phẩm sạch từ A-Z cho mình. Dân nghèo thật đáng thương.
Trong hoàn cảnh ấy lại có thêm văn bản cho phép nhập nội tạng trắng (gồm lòng, tràng, tinh hoàn, mề gà) lại càng khiến người dân hoang mang lo lắng. Theo như giải thích của cơ quan chức năng là Việt Nam buộc phải nhập vì nếu không sẽ vấp phải sự phản ứng gay gắt từ các nước khác vì khi tham gia WTO, chúng ta đã cam kết điều khoản này.
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, không nên nhập nội tạng vì đây là thực phẩm chứa lượng cholesterol cao gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như xơ vữa động mạch, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân, béo phì... Cần phải cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và sức khỏe người dân.
 Tuy nhiên, lệnh nhập đã được ban hành, tới đây lòng, mề, tràng từ biên kia biên giới sẽ ồ ạt tràn vào, qua đường chính ngạch thì ít mà tiểu ngạch thì nhiều và không thể kiểm soát, với đủ loại hóa chất độc hại, sức khỏe người tiêu dùng rồi sẽ ra sao?
Đến bao giờ chúng ta mới có một bộ máy quản lý nhà nước chuyên lo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân hoạt động hiệu quả và đúng với chức phận của họ? Tại sao chúng ta phải trả giá cho sự yếu kém của những nhân viên công vụ nhận lương từ tiền thuế của dân nhưng không làm tròn bổn phận bằng chính sức khỏe, sinh mạng của chúng ta và các thế hệ con cháu chúng ta?
Trong nhiều quyền lợi cơ bản mà một người dân phải được hưởng như điều 21 Chương 2 trong Hiến pháp sửa đổi đã quy định: “Mọi người đều có quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc”, theo tôi, có lẽ cần được thêm vào một quyền rất thiết thực, đó là “Quyền được ăn uống sạch”.
Than ôi, có lẽ vì nhiều người có chức quyền quen “ăn bẩn” nên đã không còn để tâm đến quyền được ăn uống sạch của những người dân thấp cổ bé họng nữa rồi.
Vietbao.vn (Theo Báo Đất  Việt)

Rau nhiễm độc, miền Bắc đứng đầu cả nước

Qua đánh giá, phân loại các nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhóm rau ăn lá là nhóm rau có nguy cơ nhiễm độc cao nhất. Trong đó, đánh giá theo vùng sản xuất, kinh doanh rau quả thì các tỉnh miền Bắc có nguy cơ cao hơn các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông-lâm-thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, qua tiến hành đánh giá, phân loại các nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm 26 loại rau, quả tươi sản xuất trong nước. Kết quả phân tích nguy cơ cho thấy: nhóm rau ăn lá có nguy cơ cao hơn rau ăn quả và trong các loại quả đã được giám sát thì nho quả tươi là loại quả có nguy cơ cao sau đến các loại quả như: Dưa lê, chuối và thấp nhất là xoài và cam.
Trong đó có 4 hoạt chất (Cypermethrin, Fipronil, Chlorpyrifos, Permethrin) trên các mẫu rau và 4 hoạt chất (Fipronil, Chlorpyrifos, Cypermethrin, Carbendazim) trên các mẫu quả có tần xuất phát hiện cao, cao nhất là: Cypermethrin và Fipronil.
Đánh giá nguy cơ theo vùng địa lý cho thấy: Các vùng sản xuất, kinh doanh rau, quả của các tỉnh phía Bắc có nguy cơ cao hơn Miền Trung và thấp nhất là khu vực các tỉnh phía Nam.
Ngoài ra, ông Tiệp còn cho biết kết quả thanh, kiểm tra trong 25 bếp ăn tập thể, siêu thị và cơ sở chế biến nông sản có 17 cơ sở còn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm như: thiếu bảo hộ lao động, cơ sở vật chất không đảm bảo (nền còn đọng nước, nhà kho chung nhà vệ sinh...), nguyên liệu để dưới sàn nhà, sử dụng thịt không dấu kiểm soát giết mổ, sổ ghi chép không rõ ràng, không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, không biết rõ nguồn gốc nguyên liệu đầu vào...
Vietbao.vn

 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét