ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

VIẾT 4 BLOG ĐỂ LÀM GÌ?


Một năm bóc lịch tại gia vì cái bệnh quái ác “bán thân bất toại”, tôi như là tù nhân bệnh tật. Vẫn còn những con đường tươi sáng.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

LẠNH CHÂN TAY CẦN BIẾT

Bài thuốc dân gian chữa lạnh tay chân:
Lạnh chân tay thường xảy ra vào mùa đông và thường gặp ở người cao tuổi, người bị suy nhược cơ thể, phụ nữ, người lao động chân tay nhiều, thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt... khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết kém lưu thông gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh ngắt, các khớp đau nhức. Đông y cho rằng nguyên nhân là do thận dương suy yếu, do tỳ hư. Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh này:

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

CHƠI HOA CŨNG PHẢI CẢNH GIÁC

Ngày nay thú chơi hoa cảnh phù hợp với nhiều người. Đời sống kinh tế, quan hệ xã hội khá lên, người ta nghĩ đến những thú vui. Hoa đã bắt đầu nhộn nhịp vào phố. Chơi hoa cũng phải cảnh giác đấy, các bạn ạ!

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

BỆNH TIM MẠCH:


“Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim và đột quỵ - hai căn bệnh này là nguyên nhân số 1 thế giới gây tử vong sớm và tàn tật.
Những  nghiên cứu cũng chỉ ra  “người có huyết áp bình thường vào tuổi 55, có đến 90% sẽ bị tăng huyết áp vào những năm sau đó.
Nguồn: Tổ chức y tế thế giới (Who)

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

HAI GỢI Ý, MỘT QUYẾT ĐỊNH

1.      HỌC TRÊN GIƯỜNG  BỆNH
Đã thành bệnh nhân thì phải chữa bệnh. Nằm trên giường bệnh, tôi vẫn hỏi rằng “tại sao mình lại như thê?” trong khi khám bệnh thường xuyên, không cho dấu hiệu của một bệnh lý nào. Thủ phạm là đây:
 - Đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt (cảm giác nặng tay chân, không hoặc khó nâng lên được, có cảm giác như “tay chân của người khác”), méo miệng.
- Đột ngột trở nên chậm chạp, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa.
- Đột ngột mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt.
- Đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động.
- Đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.
Sau 2 ngày lơ mơ, sinh viên thực tập đi sau vị giáo sư già, áo Blu trắng, tay sổ tay, khoác máy đo huyết áp. Khám mẫu cho tôi về chuyên môn, các hiện tượng phán xạ, huyết áp... vị giáo sư chậm rãi giảng bài:
Con người được sinh ra, phát triển nhờ rất nhiều các bộ phận liên quan mật thiết với nhau.
-         Phán đoán gan: hoạt động được đến 50 năm;
-         Thận: hoạt động được đến 60 năm;
-         Tim: hoạt động được đến 70 năm;
-         Dạ dày, ruột: hoạt động được đến 70 năm....
 Người bác sỹ giỏi phải biết chọn lựa ra những điểm yếu nhất để kích thích vào đó. Y học có rất nhiều thuốc chẩn trị, đề phòng cho từng loại, và cuối cùng chữa trị cho Con người khỏi bệnh.  Bài học về sự chọn lựa là vậy.

2.      VÁI TỨ PHƯƠNG
Thế là đi tìm thuốc tứ phương. Lái xe cho chú đi làm thuốc, cháu của tôi- Đặng Văn Long- là giám đốc của một cơ quan Liên doanh nọ, cùng chia sẻ: Bệnh thoái hóa điểm vàng của mắt đã tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền, thời gian để khám và chữa bệnh. Đầu tiên, tìm đến người “sáng” trước. Bệnh viện trung ương, bác sỹ chuyên khoa, giáo sư Tiến sỹ. Chữa thật nhiều. Sau khi nhận được lời khuyên: bệnh thoái hòa điểm vàng, đến nay, chưa có phương thuốc điều trị dứt điểm, chỉ có tăng sức đề kháng của chính cơ thể mình, hạn chế bệnh phát triển. Và cuối cùng, “có bệnh thì vái tứ phương”, cũng quay về chữa bệnh bằng phương pháp đông y. Thì ra thế, chữa bệnh gia truyền, ai tin thì tin!

3.     MỘT QUYẾT ĐỊNH

Cái gì cũng có cơ sở khoa học của nó. Chữa bệnh theo phương pháp đông y, dân tộc, cổ truyền, chắc chắn sẽ có lời giải. Tôi đi tìm lời giải này và tin tưởng các bạn, cùng với những nhà chuyên môn về y học dân tộc,  hãy vén màn bí mật, giải mã những bài thuốc dân tộc, gia truyền. Nhân dân cùng thụ hưởng.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

CHÓNG MẶT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:

  • Meclozine: viên nén 25mg, thuốc có tác dụng giảm triệu chứng chóng mặt và phòng say tàu xe.
  • Bétahistine dichlorhydrate viên nén 8mg, 16mg. Thuốc có thể dùng kéo dài từ 2 - 3 tháng, tùy từng trường hợp. Chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc, u tủy thượng thận, loét dạ dày - tá tràng tiến triển, phụ nữ có thai.
  • Trimetazidine chlorhydrate viên nén 35mg.  Tuy nhiên cần lưu ý, không nên dùng thuốc trong thời gian có thai và cho con bú.
  • Flunarizine: Thuốc được chỉ định trong điều trị nhức đầu Migraine và điều trị triệu chứng chóng mặt do các nguyên nhân khác. Chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân trầm cảm hoặc bệnh Parkinson. Không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.