ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

HÈ VỀ - MÙA HOA PHƯỢNG NỞ


Nếu không lất phất mưa bay
Thì đâu nắng đẹp hôm nay đã về
Hè về  hoa gạo xuống đường
Rợp trời phượng vĩ rực hồng lối xưa
Đời vui thì lạch hóa rồng
Đời buồn, nắng hửng nhưng lòng tái tê.

HÈ VỀ (Sáng tác 1945) Hùng Lân – Tiếng hát Hoàng Anh

MÙA HOA PHƯỢNG NỞ
Sáng tác: Hoàng Vân
Trình bày: Diệu Linh-Tuyết Mai.

Các ảnh sưu tầm từ Intrernet. Bài hát Copy từ Zing.new. Cảm ơn các bạn.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

ĐẮP CHÂN PHÒNG BỆNH - BÀI THUỐC CÓ TỪ RẤT LÂU

Sau tái phát lần thứ nhất, tôi cuống cuồng tìm đến bài thuốc “đắp chân phòng chống đột quỵ tai biễn mạch máu não”. Thật tuyệt vời, tôi đã không tái phát lần thứ hai. “Hữu xạ tự nhiên hương”, nhiều người trở lại lấy thuốc đắp lần 2, lần 3…thậm chí lấy thuốc đắp cho ông, bà, bố, mẹ, con cái và cả họ, cả làng. Hiếm thấy bài thuốc nào có tiếng vang và hữu dụng đến thế. Bài thuốc trường tồn mãi mãi. Thiết nghĩ, trăm năm nữa trẻ con chết hết thì lại có lớp trẻ con khác lên thay. Bạn có biết không, mới hôm nào còn vang lên “25 triệu con cháu Lạc Hồng Nam, Bắc, Trung”, hôm nay, 60 năm sau, 90 triệu dân lại bị thay thế bởi con số trên dưới 100 triệu rồi đó. Dân số tăng chóng mặt, quá nửa đời người, Việt Nam tăng gấp 4 lần dân số. Sức ép về việc làm, công nghiệp, an sinh xã hội, mở mang bờ cõi…tăng lên gấp bội phần, trong đó Y tế và sức khỏe, song hành, đòi hỏi xã hội và từng con người biết bổn phận. Vì thế, bài thuốc này đáng được khuếch trương.
Người ta còn kết hợp bài thuốc “đắp chân phòng chống đột quỵ tai biến mạch máu não” với các bài thuốc khác:
   - Nhân dân dùng huyết giác – vị thuốc xay ra có màu đỏ nên gọi là huyết - chữa những trường hợp ứ huyết, bị thương, máu tím bầm không lưu thông. Dùng cho cả nam và nữ, đối với nữ còn dùng khi kinh nguyệt bế. Liều dùng ngày 10-20g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu uống và xoa.
  - Kết hợp huyết giác với củ cải. liều lượng bằng nhau (10-20 g), xay mịn, đắp và buộc vào ngay chỗ đùi bị huyết ứ (có màu hồng, đỏ) qua đêm gỡ bỏ.
  - Trường hộp cũng huyết ứ như vậy nhưng có màu trắng, thì phải dùng 50 g lá tía tô, xay, giã mịn đắp vào chỗ đau, vài lần cũng khỏi.
Cùng huyết ứ, đau nhức như nhau, nhưng 2 thể bệnh khác nhau, 1 thì nóng, 2 thì lạnh, nên có 2 cách đắp bằng các vị thuốc khác nhau. Điều đó không lạ - bí quyết gia truyền mà. Người có máu lạnh thì điều trị khác với người máu nóng.
Bài thuốc không phải đến giờ mới có. Ngày tôi còn chăn thả trâu bò tại quê hương, bố tôi thường dặn, nếu bờ tre, gốc dứa nào có quả dành dành chín thì hái mang về, phơi sấy khô, tích lại, để gác bếp, khi nào có chú Khách đến mua thì bán. Đầy 2 bị thì ngược, Chú Khách ấy chính là thày lang người Trung Quốc. Dành dành chính là Chi tử - một vỵ của thang thuốc này. Nó được người Trung Hoa phát hiện và đem ra điều trị từ rất sớm. Theo “Cổ Phương Thần Dược Trung Hoa” thì bài thuốc nguyên gốc như sau:
“Đào nhân, Hạnh nhân mỗi vị 12g, Chi tử 3g, Hồ tiêu 7 hạt, Hạt quýt 14 hạt, tất cả nghiền nát trộn với lòng trắng trứng, mỗi đêm phết vào huyệt Túc tam lý và huyệt Dũng tuyền để trị bệnh cao huyết áp”.
Bài thuốc trên sau đó đã lan truyền đến châu Âu, không riêng người châu Á mà cả người phương Tây cũng áp dụng.
Một số người nhận được kết quả thật tuyệt vời, đúng như thần dược, một số khác không thấy thay đổi đáp ứng gì, và một số ít thậm chí có tác dụng ngược lại, làm xấu thêm tình trạng sức khỏe của họ.
Tại sao như vậy? Chúng ta cũng biết vì đâu phải ai cũng giống ai, mỗi người bệnh trạng khác nhau, cơ địa khác nhau, nên hiệu quả cũng khác nhau là điều đương nhiên.
Khi nghiên cứu ứng dụng bài này, chúng tôi ghi nhận với những người cao huyết áp, cho hiệu quả rất tốt. Nó giúp hạ huyết áp chỉ sau 2 lần áp dụng cách nhau 1 tuần, sau đó một tháng áp dụng lại thì thấy huyết áp ổn định luôn.
Cứ lặp lại mỗi tháng áp dụng 2 lần bài này thì có thể kiểm soát huyết áp khá tốt. Có một số trường hợp ngoại lệ cần phối hợp thêm thuốc, tuy nhiên cũng giảm được liều thuốc cho bệnh nhân.
Những trường hợp suy thận, hẹp động mạch thận hai bên thì bài này không cho kết quả gì, nếu chỉ trông mong vào một mình nó thì tình trạng cơ thể sẽ nhanh đi đến trầm trọng. Cần can thiệp hỗ trợ phục hồi suy thận trước khi áp dụng bài này cho họ.

Bài thuốc chỉ sử dụng bôi ngoài da trên hai huyệt này, nhưng do tác động trên hai huyệt chủ đạo của huyết áp nên cho hiệu quả khá tốt.
Đắp chân trở thành phương pháp chữa bệnh. Muốn thọ thêm thì đắp thuốc, Đắp thuốc thì hưởng thọ.

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

LỚP TÔI KỶ NIỆM 60 NĂM KHOA TOÁN ĐHTH

Tôi chép lại những hình ảnh các bạn và tôi trong lễ kỷ niệm. Những người làm toán cũng rất mộng mơ. Dư âm ngày tốt đẹp mãi mãi còn đây. Tôi yêu các bạn.
Dư Âm –Tiếng hát Lệ QuyênSáng tác: Nguyễn Văn Tý -  Album: Dòng Thời Gian
Thể loại: Việt Nam - Nhạc Trữ Tình.


Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

NGÀY KỶ LỤC

                 (Đăng ở tất cả 5 Blog của tôi)

Về bài thuốc:

Bài thuốc “đắp thuốc vào chân phòng chống đột quỵ” có sức sống mãnh liệt. Tôi đã giới thiệu bài thuốc tới bạn bè, người thân và tất cả độc giả trên các cuốn sách của mình. Cho đến hôm nay, 20/7/2016, sau gần 3 năm, đã có 3000 gói thuốc được bán ra, nghĩa là cả tạ thuốc được sử dụng. Người ta gọi điện để cùng chia sẻ, nhất là lại tiếp tục tới, mua thuốc về cho ông, bà, bố mẹ, anh chị cùng dùng. Bài thuốc vào gia đình nào thì vào hết cả, thậm chí có người còn mua cho cả họ, cả làng xóm. Vì lẽ đó mà hôm nay, 200 gói tới tận tay người dùng.


              Chân đắp thuốc của tớ đẹp hơn các ảnh toe toét, phèn phẹt….

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

TÂM HỒN THƯ GIÃN

Boney M – ban nhạc được nhiều người ưa thích. Những năm cuối 70 thập kỷ trước, những bản nhạc này làm mưa làm gió trên các sàn nhạc khắp thế giới.  Khi Daddy Cool  cất lên, người ta dừng lại để lắng nghe, thưởng lãm. Đây nữa, Oceans  of  Pantasy lên sóng, tôi như cảm thấy dòng sông  hiền hòa quê mình lặng lẽ mang nước sông ra biển, hiện về. Một làng quê yên bình tái hiện với những mái chèo khuya cho con thuyền lướt nhẹ trôi xuôi. Hòa bình, hạnh phúc, nơi mà con người khắp nơi trên trái đất này mong đợi. Các bạn lắng nghe, thưởng thức và xem có con thuyền nào tới chở bạn sang sông, cho tôi nhẹ bước theo cùng.


Bạn xem trên YouTube:
Ảnh sưu tầm G+. Fa, Blog….tháng 6/2016.