Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

BÍ MẬT CUỐN SÁCH – ĐOẠN KHÔNG ĐƯỢC IN

II- NHÀ THUỐC VÀ THƠ
Xin trích đại diện 2 bài thơ của lương y Đỗ Thị Xuyến:
LỤC LẠC VÀNG
Xem  chương trình  Lục  Lạc Vàng
Miền  quê  tiếp nối  rõ  ràng  cảnh  quay
Nông  dân  lao  động  chân tay
Chịu  thương  chịu  khó  tháng  ngày gian  nan
Các  con học  giỏi  chăm  ngoan
Éo le  hoàn cảnh   biết  làm  sao  đây


Nếu  được  xã  hội  chung tay
Động  viên  giúp  đỡ  khó  này  nhanh  qua
Phát  huy  truyền  thống  ông cha
Bao  người  giúp  đỡ , bao  nhà  hảo  tâm
Chương  trình  ý  nghĩa  nhân  văn
Hai  năm  phát  triển  khắp  miền  gần  xa
Niềm vui   mang  đến  nhiều nhà
Góp  phần  xây dựng  nước  ta  mạnh  giầu
Tôi  đã  tám  mươi  hai  tuổi  đầu
Tự  nguyện  đóng  góp  giúp  nhau   đôi  bò.

Tặng  bò                                            Hà  Nội  ngày 10 tháng 9 năm 2012
2 hộ ở  Củ  Chi                                                               Tác   giả                                       
Ngày  16-12-2012                                                   Đỗ  Thị  Xuyến
25.000.000 Đ                                                          Sinh  năm  1933

Nhân  ngày truyền  thống  người mù
Tôi gửi  tặng mấy câu thơ
-------------
Ngày truyền thống  hội người  khiếm thị
Nhớ  nhắc nhau mười  bẩy tháng tư.
Câu  nói truyền lại  từ xưa
Giàu  hai con mắt  bây giờ  nghĩ  sao
Tương  lai   hạnh phúc  thế nào
Trong lòng  day dứt   biết bao nhiêu ngày
Suy  nghĩ  cần có  đổi thay
Bù trừ  có luật khó này sẽ  qua.
Trường lớp  hội đã  mở ra
Dạy  nghề dạy chữ rất là thành công
Cần ta  quyết  trí  một lòng
Quyết tâm phấn  đấu trời không phụ  người.
Bao nhiêu người mù  thành tài
Ta quyết  phấn  đấu  cuộc  đời   đổi thay.
Hạnh phúc  nằm trong tầm tay
Mọi  người thành đạt vui ngày vui chung,
Tôi gửi mấy lời chúc mừng
Ủng hộ mười triệu mừng công mọi người.
               Địa chỉ:                                                            13-4-2014
19- Ngõ Trung Yên – Đinh Liệt                                 Đỗ  Thị Xuyến
      Tel:  0438248629

Người Viêt Nam yêu thơ, làm thơ để phản ánh toàn diện đời sống hàng ngày của mình. Thơ ca là cuộc sống được nhân cách hóa. Con người là chủ thể xã hội. Nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa thời sôi nổi của ngày đầu đi tìm cách mạng “như mặt trời chân lý chói qua tim”. Hay như trong thơ Lê Anh Xuân, bộ đội cụ Hồ “chẳng để lại chi trước lúc lên đường. Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam”, khắc họa người chiến sỹ khi hy sinh vẫn còn đó tư thế tuyệt vời của một anh hùng. Cũng có thể là hình ảnh hiền hòa, rất đỗi thân quen của “con sông quê hương”, “soi bóng những hàng tre”, chắc rằng nó cũng như bao dòng sông  khác,  xõa tóc che trở cho trẻ mục đồng sau ngày chăn thả. Hơn thế, thơ  Giang Nam có hồn:
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn, roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Quê hương còn “là chùm khế ngọt, cho con chèo hái suốt ngày”. Và tâm sự của người Việt Nam khi “đứng trước biển” của nhà thơ Trương Huy Bảo:
                                             Biển rì rào, biển bỏ quên dịu êm
                                             Mà xôn xao trước tình em nóng bỏng
                                             Nhớ dáng người ở bên kia đại dương sâu rộng
                                             Không biết giờ này có đứng trước biển...Nhớ em!
Nỗi nhớ, hay là sự luyến tiếc mối tình của một thời yên ả? Hôm nay, anh có nhớ Hoàng Sa, Trường Sa?
  Thơ cũng trở thành chân lý:
Dễ  trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
                                Dân no thì lính cũng no - Thanh Tịnh.
Cũng có thứ khác:
                              Đất nước ta như một con tàu
                              Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.
Câu thơ được sáng tác bởi nhà thơ – ông vua thơ tình Xuân Diệu. Người ta chẳng màng tới cái hùng dũng, hiên ngang, oai vệ  “như một con tàu”, để rồi quay trở về với “con thuyền” có cái “mũi” tẻo teo. Tàu lại thuyền - Thụt lùi. Ai mà chịu được!
Thơ với các tác giả chuyên nghiệp là sự gọt rũa từng câu từ và người viết thả hồn vào trong đó. Tuy nhiên, Thơ - cảm nhiều hơn là việc xắp chữ.
Chúng ta đã đọc các bài thơ của cụ. Đây là những “bài thơ Nhân dân”, chân thật, giản dị như vốn dĩ nó có. Trong thơ lấp ló, ẩn hiện hình bóng những con người có tấm lòng vàng , hòa hợp, đầy tính nhân ái. Kết thúc bài thơ là nhiều triệu đồng ủng hộ vào qũy từ thiện. Hoan hô! (Vỗ tay)
Cầu  chúc cho cụ có số lượng bài thơ bổ sung dài mãi, dài mãi.
 Tuy  “Múa riù qua mắt thợ!” nhưng các bạn đã có phút thư giãn
----------------------------     
Tôi sai lầm, bạn nên tránh

Sự kiện đau đớn đến với tôi là đột quỵ tai biến mạch máu não. Nó đã cướp đi sức khỏe. Còn đâu dáng dấp của tuổi thanh xuân với bước chân mạnh mẽ, thay vào là đôi chân lệch lạc, chấm phẩy, nhẩy thếch, nhảy thếch trên đường bằng. Tại sao lại như vây? Hàng năm đã đi qua và tôi tìm lời giải cho mình, cũng có thể hữu ích cho bạn.

1-.20 h một ngày nọ, tôi đột ngột ngã quỵ xuống. Thay vì vào viện ngay tức khắc thì bác sỹ “xịn” lại cho ý kiến để theo dõi đã. Đến khi chân liệt giường, không dậy được nữa, 4 h hôm sau mới vào viện. Đó là sai lầm thứ nhất – sai lầm chết người ở những bệnh nguy hiểm.
2-.Sau cấp cứu, người còn như tàu lá thì một cú nâng giấc quá mạnh, tay phải “khực” một cái, trật khớp.
3-.Một tháng bấm huyệt, nhân viên không dám đụng đến cái đầu của tôi. Ấy vậy mà bà xã, vốn dĩ là người mạnh mẽ, bấm vào các huyệt trên đầu. 5’ sau, đầu cứng nhắc, mắt tôi nhắm nghiền, vài phút bất động. Gắng gượng trở lại bình thường thì dây thần kinh bắt đầu như kim châm chạy lung tung cả nửa đầu vừa bấm. Đầu và cổ, có tới 9 huyệt đạo nguy hiểm, không được dụng vào! Đây là sai lầm thứ 3, hậu quả cuả nó làm tôi đau dây thần kinh nửa mặt cho tới tận hôm nay.
Chia sẻ những điều này trong bệnh viện, các nhân viên chuyên môm nói vui rằng đây là một sự vô tình ám sát. Đã có nhiều trường hợp chết người xẩy ra tương tự như thế. Chia sẻ, tôi cũng nhận được bài gửi vào email từ bạn Kim Anh và Ba Tran:
Năm 2003, trong cuốn "Kiện khang trung cáo" - tức (Bác sĩ tốt nhất là chính mình) của giáo sư Hồng Chiêu Quang, đã viết “Bác sĩ Trọng Đào Hằng đã có lần nói rằng: Rất nhiều người chết không phải vì bệnh nặng mà chết vì sự thiếu hiểu biết về giữ gìn sức khoẻ”.
Tới Năm 2012, trong tác phẩm ”Lời khuyên dành cho mọi người”, BS nhắc lại: NHIỀU NGƯỜI KHÔNG CHẾT VỀ TẬT BỆNH MÀ CHẾT VÌ NGU DỐT.
   Cái ngu dốt tới 3 lần trên kia đã làm tôi phải trả giá.
--Không đắp thuốc dự phòng đột quỵ.
--Khi đã đột quỵ, nghĩa là khi đã cảm lăn quay, không vào viện ngay dẫn đến hậu quả khó lường. Chỉ có 3 giờ vàng để vào viện cấp cứu.
--Hộ lý cho bệnh nhân phải hết sức nhẹ nhàng, bệnh nhân cần được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Biết đến đâu làm tới đó. Không biết, đừng làm. Mọi sự thái quá đều có thể biến thế thành bệnh.
Bài học cho tôi, kinh nghiệm cho bạn.

Các bạn tham khảo: - 9 huyệt đạo nguy hiểm:
Bấm huyệt gây chết người:



Nhiều lý do, biên tập viên không đồng ý in 2 đoạn này. Tôi đồng ý cắt bỏ. Còn các bạn, các bạn tìm hiểu xem tại sao, giúp tôi với? 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...