ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI: tháng 6 2020 google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Quan họ Bắc Ninh


Tự nhiên, hứng lên nghe Quan họ. Không phải vì giọng ca vàng của nghệ sỹ ưu tú Thúy Cải, mà vì Quan họ Bắc Ninh nêu lên những tình cảm chân thực của nhân dân cần lao. Ý đẹp, lời hay, nhân văn sâu sắc. Hôm qua, bạn đến chơi nhà. Mời trầu đãi bạn, người ơi, người ở đừng về. Người bạn nhiều công chuyện, khách giã bạn. Tại chức, kẻ đón người đưa, ngày về hưu, hết duyên, đi sớm về trưa mặc dầu! Ôi, sao mà khéo thế. Quan họ Bắc Ninh, vì những chân thực ấy, tôi say mê, ráng đi tìm.
Quan họ Bắc Ninh có thẻ có từ thế kỷ 11. Ngàn năm nay, đã khẳng định giá trị to lớn của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ này, đặc biệt là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa xứ Kinh Bắc văn hiến.

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội đình, hội chùa. Những lễ hội hết sức độc đáo này đã gắn kết 49 làng quan họ rải rác ở các huyện Tiên Sơn, Yên Phong, Quế Võ, Việt Yên và thị xã Bắc Ninh trong lời ca Quan họ. Mỗi làng quan họ ở Bắc Ninh lại có nét độc đáo riêng. Có nhiều dạng hát Quan họ, nhưng hát hội và hát canh là hai hình thức hát quan họ nổi bật có giá trị văn hóa cao nhất. Làng Quan họ Bắc Ninh cũng vì thế mà bay cao và xa, nền văn hóa dân tộc mãi mãi phải được bảo tồn. Bởi vậy, tôi và nhiều người khác, si mê đến mê mẩn. Liền anh, liền chị hát dao duyên, áo tứ thân xanh, đỏ với nón quai thao trong tay, e ấp, thẹn thùng, nét dân quê hiền dịu. Liền anh trang phục trong áo dài the, ô che nắng, cũng thư sinh, nho nhã, hiền lành đức độ.
Giờ đây, liền anh, liền chị trang phục như thế, ra đường, người ta thường bảo “Đồ phường chèo”! Nền văn hóa Quan họ cần được bảo vệ, nhưng cũng có hủ tục đấy. Liền anh, liền chị không được lấy nhau. Quy định bất thành văn ấy là rào cản cho nền tảng gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc thì giống nòi phát triển. Phá lệ đi, Quan họ ơi!
Mời các bạn nghe một vài bài hát quan họ mà tôi đã lách qua cửa hẹp bản quyền, thu thập được. Cảm ơn các nghệ sỹ, các nhà xuất bản đã không đăng ký bản quyền để tôi sử dụng lại và cảm ơn tất cả thính, độc giả đã ghé thăm.



Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

BÀI 27 - NHỮNG BÀI THUỐC TỪ ĐẬU ĐEN


Đậu đen là một loại ngũ cốc quen thuộc và được dân gian sử dụng khá nhiều trong một số món ăn cũng như một số bài thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, loại dược liệu này có vị ngọt, tính bình và có tác dụng chữa thận yếu, đau lưng, mụn nhọt, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc.

27.1. Tác dụng dược lý

Trong nền y học cổ truyền, đậu đen được sử dụng khá nhiều trong một số bài thuốc với những công dụng sau:

Trị phong nhiệt (chứng sốt, sợ gió);
Trị nhức đầu;
Chữa chứng thiếu máu, cơ thể suy nhược;
Chữa can thận hư, thận suy;
Bổ khí, bổ thận;
Giải độc, thanh nhiệt cơ thể;
Tăng cường hệ tiêu hóa;
Hỗ trợ bài tiết;
Làm đẹp da;
Phòng ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch.
27.2.Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ đậu đen
Đậu đen là một vị thuốc lành tính được nhiều dân gian sử dụng khá nhiều trong một số bài thuốc hoặc một số món ăn. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây và áp dụng điều trị ngay tại nhà:
- Bài thuốc từ đậu đen chữa chứng đau bụng ê ẩm: Đem 50 gram đậu đen sao cho cháy đen rồi đem sắc cùng một lượng rượu phù hợp để dùng. Hoặc có thể sắc đậu đen cùng với nước rồi thêm một ít rượu vào để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa đau nhức mỏi lưng: Đem 200 gram đậu đen ngâm cùng với một lượng rượu phù hợp. Ngâm khoảng 12 tiếng đồng hồ là có thể sử dụng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh liệt dương ở nam giới: Đem một lượng đậu đen vừa đủ sao già rồi ngâm cùng với một lượng rượu vừa đủ để dùng trị bệnh liệt dương.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa chứng liệt dương, di tinh ở nam giới, chứng tay chân yếu, tóc chuyển màu bạc sớm: Đem 50 gram đậu đen nấu chắt lấy nước. Đem phần nước đậu đen chưng cách thủy cùng với 300 gram hà thủ ô đỏ. Sau 2 – 3 giờ đồng hồ chưng cách thủy, vớt phần cái ra đem phơi khô để dùng dần. Mỗi lần sử dụng 5 gram ở dạng bột mịn hoặc sắc cùng với nước để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen trị chóng mặt, tay chân tê chứng hoặc bị trúng gió ở phụ nữ sau khi sinh: Đem 300 gram đậu đen sao cho đến khi bốc khói rồi đem ngâm cùng với 500 ml rượu trắng. Sau 24 giờ đồng hồ là có thể sử dụng. Người bệnh có thể sử dụng để uống kết hợp với việc đắp chăn hoặc sử dụng áo khoác để cho ra mồ hôi.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh đái đường do thận yếu, thận suy: Dùng đậu đen và thiên hoa phấn với liều lượng bằng nhau. Đem hai vị thuốc trên tán nhỏ rồi hoàn thành viên để uống cùng với nước sắc đậu đen.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa phù thũng do thận hư, thận suy: Đem 100 gram đậu đen cùng với 15 gram rễ cỏ tranh nấu cùng với 1000 ml nước lọc. Sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại 500 ml là được. Người bệnh sử dụng để thay thế nước trà.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc thuốc, hoặc bị viêm da lở loét do nhiệt độc: Đem 30 gram đậu đen cùng với 9 gram cam thảo sống sắc cùng với một lượng nước vừa đủ để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen trị chứng hoa mắt, mắt mờ, hay chóng mặt ở người cao tuổi: Dùng đậu đen và mè đen mỗi vị 100 gram. Đem hai vị thuốc trên sao khô rồi tán thành bột mịn sau đó trộn đều hai hỗn hợp bột. Mỗi lần sử dụng 8 gram (tương ứng với 2 thìa cà phê) hòa cùng với một ít nước để dùng. Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh viêm gan mãn tính: Dùng 100 gram đậu đen, đem rửa sạch rồi đem nấu cùng với một lượng nước vừa đủ để lấy phần nước để uống thay cho nước trà.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa chứng ra nhiều mồ hôi do suy nhược cơ thể: Dùng đậu đen và phù tiểu mạch mỗi vị 30 gram cùng với 15 gram đại táo. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ để lấy nước dùng. Hoặc người bệnh có thể sử dụng 60 gram đậu đen và 30 gram hoàng kỳ.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa tiểu ra máu: Dùng đậu đen, đậu xanh cùng với rễ cỏ tranh mỗi vị 30 gram, sắc lấy nước dùng nóng.
- Giải rượu từ bài thuốc đậu đen: Đem một lượng đậu đen rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi đem sắc lấy nước dùng. Dùng phần nước sắc được càng nhiều càng tốt.
- Giải khát, hết khô miệng vào ban đêm từ đậu đen: Chuẩn bị 80 gram đậu đen, 30 gram đường phèn và 1 quả lê. Đem toàn bộ các nguyên liệu đã được chuẩn bị sắc lấy nước để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh phong thấp, thường nhức mỏi đầu gối, táo bón lâu ngày không khỏi: Đem một lượng đậu đen ngâm với nước rồi đem ủ cho mọc mần dài khoảng 3 cm, sau đó đem hạt đậu đen phơi khô. Đem một lượng đậu đen vừa đủ trộn cùng với một ít giấm rồi đem sao vàng, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1 muỗng cà phê cùng với một ít rượu. Mỗi ngày sử dụng khoảng 2 – 3 lần.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, kích ứng da: Đem 50 – 100 gram đậu đen đã sao nhỏ lửa sắc cùng với nước để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa rối loạn tiền đình: Dùng 30 gram đậu đen cùng với 45 gram ngải cứu và 1 quả trứng gà tươi. Đem đậu đen và ngải cứu sắc lấy nước để dùng, đồng thời luộc trứng cho chín. Người bệnh ăn trứng và uống nước sắc.
- Bài thuốc từ hạt đậu đen chữa chứng cao huyết áp: Chuẩn bị 50 gram đậu đen, 30 gram hạ khô thảo cùng với 20 gram đường trắng. Đem nước sắc hạ khô thảo ninh với hạt đậu đen cho chín nhừ và sử dụng khi còn nóng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bại liệt nửa người do di chứng tai biến mạch máu não: Đem 100 gram cùng với 15 gram độc hoạt vào trong nồi để sắc lấy nước cô đặc, sau đó hòa cùng với một ít rượu gạo để uống.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh trĩ ra máu: Lấy một ít bồ kết sắc lấy một ít nước rồi dùng phần nước tẩm một ít đậu đen. Sau đó, đem đậu đen sao vàng, tách bỏ phần vỏ rồi tán thành bột mịn. Cho một ít mỡ heo để hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô và cất trữ trong hũ kín để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 30 viên uống cùng với nước gạo tần mễ.
27.3. Những món ăn là thuốc từ đậu đen
Đậu đen có thể kết hợp cùng với các nguyên liệu khác để chế biến thành các món thuốc. Ngoài công dụng cải thiện bệnh lý, những món thuốc từ đậu đen còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng sự lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Bạn cũng có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:
- Thịt bò hầm ngũ đậu trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, tỳ dương hư, giúp bồi bổ cơ thể: Chuẩn bị 150 gram thịt bò cùng với hỗn hợp đậu mỗi vị 60 gram bao gồm: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván, đậu nành. Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem hỗn hợp đậu ninh cho nhừ rồi tiếp tục cho thịt bò vào nấu cùng. Nêm nếm một ít gia vị rồi tắt bếp và có thể sử dụng. Nên sử dụng khi thức ăn còn nóng.
- Đậu đen hầm thịt lợn cho các đối tượng suy nhược cơ thể: Chuẩn bị 500 gram đậu đen bỏ vỏ, 100 gram thịt lợn cùng với một ít các nguyên liệu khác như: muối, mì chính, bột ướt, mỡ lợn. Đem toàn bộ nguyên liệu làm sạch rồi nấu chín nhừ. Nên dùng khi món thuốc còn đủ nóng.
- Đậu đen tiềm cật heo có tác dụng bổ thận, trị chứng thận nhiệt nóng, các chứng nhức mỏi lưng, đầu gối, da khô, ù tai, hoa mắt: Chuẩn bị 50 gram đậu đen lòng xanh, 200 gram cật heo, 100 gram thăn heo, 50 gram tủy xương sống heo cùng với các loại gia vị vừa đủ. Trước khi chế biến, đậu đen cần được ngâm với nước sôi và 20 gram muối. Nấu toàn bộ nguyên liệu cho chín nhừ và sử dụng khi còn nóng.
27.4. Chè đậu đen, Nước đậu đen
a- Chè đỗ đen đặc
Có nhiều cách nấu chè đỗ đen, cầu kỳ nấu chè thập cẩm, chè đỗ đen ngũ vị…Ở đây, tôi chỉ giới thiệu một cách nấu chè đỗ đen thông dụng nhất
Nguyên liệu:
- Đỗ đen
- Đường
- Bột năng hoặc bột sắn
- Baking soda
Cách làm:
- Đỗ đen các bạn đãi sạch với nước, nhặt bỏ các hạt xấu, lép. Cho đỗ vào luộc rồi chắt bỏ phần nước đầu tiên đó đi (Nhiều người ngâm đậu đen 30’). Chế lượt nước mới vào nồi và ninh nhỏ lửa đến khi đỗ chín bở. Muốn đỗ nhanh bở, các bạn chỉ cần thêm vào nồi chè 1/3 thìa cà phê bột baking soda (hay còn gọi là thuốc muối).

- Kiểm tra đỗ, thấy đỗ thực sự chín bở các bạn mới nên cho đường vào. Vì nếu cho đường sớm, khi đỗ chưa được ninh bở rất dễ bị tình trạng lại đỗ, tức là hạt đỗ không được mềm và có phần hơi sượng. Hạ nhỏ lửa đun thêm vài phút để các hạt đỗ ngấm đường.
- Hòa bột năng hoặc bột sắn với nước rồi từ từ chế vào nồi chè, vừa chế vừa quấy đều tay đến khi chè đạt được độ sánh mong muốn thì dừng lại, đun thêm ít phút rồi tắt bếp.

Múc chè đỗ đen ra bát, có thể nhỏ thêm vài giọt vani hoặc dầu chuối cho chè thêm hương vị.

b- Nước đậu đen rang
Tác dụng
- Khả năng chống oxy hóa cao, tăng cường miễn dịch
Polyphenol trong đậu đen là hợp chất được biết đến với tác dụng chống lão hóa cao, chúng có nhiều trong các thực phẩm như gạo lứt hay đậu đen. Anthocyanin cũng là chất chống oxy hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, bệnh ung thư, bệnh tim phổi, bệnh xơ cứng động mạch.
Trong đậu đen còn có nhiều chất xơ giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường trong máu. Vỏ của đậu đen chứa saponin với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chứng minh các tác dụng có lợi của saponin như giảm cholesterol trong máu, phòng chống ung thư và kích thích hệ miễn dịch.
- Giảm cân an toàn nhờ uống nước đậu đen rang
Một trong những công dụng của nước đậu đen rang mà chị em phụ nữ vô cùng yêu thích chính là: giảm cân. Lsoflavone trong đậu đen cũng là một chất chống oxy hóa. Ngoài tác dụng ngăn chặn các loại ung thư như ung thư vú, hợp chất còn cải thiện sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
Chính vì vậy, uống trà đậu đen hàng ngày sẽ làm giảm lượng chất béo trong cơ thể, kiểm soát lượng mỡ tuần hoàn trong máu, hỗ trợ tích cực cho việc giảm cân một cách tự nhiên và an toàn.
- Nước đậu đen rang giúp duy trì sự mịn màng của làn da
Đậu đen chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin với 10 loại axit amin cần thiết như lysine, methionine, tryptophane, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine, arginine và histidine… công dụng nước đậu đen không chỉ giúp phụ nữ Nhật duy trì một sức khỏe dẻo dai mà còn giúp họ trẻ hóa làn da, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.
c- Hướng dẫn cách làm nước đậu đen rang Nhật Bản 
Chuẩn bị
- 100 gam đậu đen (loại xanh lòng) và khoảng 1 lít nước 
Các bước thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên, bạn chọn các hạt đậu chắc, mẩy, không sâu bệnh đem rửa sạch. Lưu ý, bạn không cần ngâm đậu đen với nước mà chỉ cần rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Bước 2: Bạn đổ đậu đen vào chảo rồi rang nóng cho đến khi dậy mùi thơm. Bạn chú ý đảo đều tay để tránh đậu bị cháy. Lúc đầu, bạn rang với lửa lớn sau đó từ từ hạ nhỏ lửa lại, tiếp tục rang khoảng 10 phút cho đậu chín thì bạn tắt bếp (không nên rang chín già). Nếu bạn muốn dùng dần thì rang nhiều đậu, sau đó bảo quản trong hộp kín.
- Bước 3: Bạn cho khoảng 1 lít nước vào nồi đun sôi. Khi nước sôi cho đậu đen đã rang vào tiếp tục đun khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp. 
- Bước 4: Bạn đậy kín nắp và ủ thêm khoảng 5 phút cho ra trà rồi dùng rây lọc, lọc lấy nước và uống khi còn ấm. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể thêm một tý muối vào. Bạn uống khoảng 30 phút trước mỗi bữa ăn để mang lại hiệu quả cao nhất.

Cách làm nước đỗ đen rang Nhật Bản
Không chỉ giúp phụ nữ Nhật duy trì vóc dáng cân đối, thon thả nhờ khả năng loại bỏ mỡ thừa, thanh lọc cơ thể, nước đỗ đen (trà đậu đen) còn giúp chống rụng tóc rất hữu hiệu. Làn da cũng được cải thiện láng mịn, hồng hào và đầy sức sống, đặc biệt nước này còn chống lão hóa cao, giúp phụ nữ Nhật trẻ lâu.
27.5. Một số lưu ý khi sử dụng đậu đen
Đậu đen là một vị thuốc lành tính, tuy nhiên không phải vì thế là bạn có thể sử dụng một cách lạm dụng. Để tránh tình trạng gặp phải một số triệu chứng ngoài ý muốn, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Không sử dụng các bài thuốc từ đậu đen cho các đối tượng quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này;
- Tuyệt đối không được sử dụng đồng thời đậu đen và thịt bò. Bởi thịt bò là thực phẩm giàu chất xơ, nếu được sử dụng đồng thời với đậu đen sẽ làm giảm tác dụng một cách nghiêm trọng. Do vậy, bạn nên sử dụng hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ;
- Không sử dụng đậu đen cùng với sữa, rau bina, đậu thầu dầu, ngũ sâm,…
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không được sử dụng nước đậu đen. Các nhóm tuổi còn lại cần cân nhắc trước khi sử dụng;
- Các đối tượng bị viêm đại tràng, tỳ vị hư, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy hay hệ tiêu hóa kém thì không nên sử dụng bài thuốc từ đậu đen,
- Không được sử dụng đậu đen cùng với thịt bò, ngũ sâm, rau bina, sữa,...
 Tuy nhiên, những công dụng của đậu đen chưa được nền y học hiện đại ghi nhận. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng.

27.6. NHÓM NGƯỜI KHÔNG UỐNG NƯỚC ĐẬU ĐEN
1. Người già và trẻ nhỏ
Hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao, thậm chí còn cao hơn lượng protein chứa trong thịt gà. Vì vậy nếu ngày hè oi bức cho trẻ uống nước đỗ đen có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng.
Trong quá trình tiêu hóa các phân tử protein buộc phải chuyển hóa thành peptide dưới tác động của enzym và axit amin thì cơ thể con người mới có thể hấp thụ được. Trong khi đó, người già, trẻ em thuộc đối tượng là người có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không khỏe sẽ khó tiêu thụ lượng protein cao trong nước đỗ đen. Do vậy nếu uống thường xuyên có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
2. Những người đang uống thuốc
Một công dụng rất quý của đỗ đen đó chính là có tác dụng giải độc, vì trong thành phần của nó chứa các loại photpho hữu cơ, protein, các kim loại nặng có thể kết hợp thành các chất kết tủa. Tuy nhiên đối với những người đang sử dụng thuốc uống thì khi ăn đỗ đen có thể làm các thành phần trong đậu phản ứng với các thành phần của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh. Vì vậy cần cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định uống nước đậu đen, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
3. Những người cơ thể yếu, suy nhược
Đỗ đen uống để giải khát nhưng lại không có tác dụng đối với những người có thể trạng yếu như thường xuyên mệt mỏi, tứ chi lạnh, loét đại trạng, sợ lạnh, dễ bị đi ngoài khi ăn đồ lạ, đi ngoài có phân lỏng hay tiêu chảy thì không nên dùng đỗ đen. Thậm chí những đối tường này nếu ăn đỗ đen vào cơ thể có thể biểu hiện trầm trọng hơn như tiêu chảy, kiết lị, buồn nôn, choáng váng,...
4. Người bị tiểu đường tránh uống nước đỗ đen có đường 
Những người bị tiểu đường nên hạn chế uống nước đỗ đen có đường vì có thể làm gia tăng lượng đường trong máu khi sử dụng thường xuyên. Với người bị tiểu đường, nước đỗ đen rang, không cho đường lá tốt nhất. Còn với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể.
Nói tóm lại, nước đậu đen rang, không tốt cho những người đau dạ dày, vì thế, nước đậu đen rang không thể là “nước thần” cho tất cả mọi người.

Tệ hại hơn, người ta truyền tai nhau, nuốt 49 hạt đậu đen vào buổi sáng để chữa các bệnh về mắt. Mắt sáng hơn hay là chỉ rước họa vào thân? Một tin thất thiệt, mọi người cần tẩy chay. Chú ý nhé, các bạn. Hãy sáng suốt lựa chọn bài thuốc tốt. Chúc các bạn thành công.
 (Tổng hợp từ các báo và tạp chí) Mời xem V-Clip - Đường liên kết của video

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Phượng Buồn - NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG



Đường phố Hà Nội rợp trời hoa phượng đỏ. Mùa hè đỏ lửa nữa đã lại về. Dưới hàng phượng hồng, ve kêu ra rả và những cần lao nép sau cánh áo, giải khát cốc trà. Cách đây vài thế kỷ, người Pháp đã đến đây, đô hộ đất nước này, trồng tại đây những cây phượng hồng râm mát. Quả thật, người Pháp đã mang tới văn minh cho đất nước ta. Từ chữ viết tuyệt đẹp, hệ latinh, thứ duy nhất Đông Nam Á, đến những kiến trúc hoàn hảo mà đến nay, ai có thể sánh bằng. Một nhà Hát Lớn đẹp nhất Đông Nam Á, cầu Long Biên sừng sững rồng bay, qua bao lửa đạn vẫn hiên ngang vươn tới trời cao, (Chỉ tiếc là trăm năm, đất nước mình vẫn thế!). Nhà Bác Cổ, có kiến trúc lạ, cổng vào nép bóng phượng hồng. Đường sắt Bắc Nam nối liền hai miền đất nước. Có bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước để cho chúng ta có đất nước này vươn lên tầm vĩ đại. Có thể nay, mai, ta có con đường sắt khác, nhưng liệu có thể hoàn thành sau chục năm xây dựng?

Người Pháp cũng mang đến đây 1 trong 3 phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do. Pho thứ ba nhỏ nhất, cao 3 m, được đưa tới Hà Nội ngày 15-3-1887 dịp triển lãm của chính phủ Bảo hộ Pháp, sau đó Tượng Nữ Thần Tự Do - mà người Việt Nam gọi là bà Đầm Xòe, được xây dựng trên vườn hoa Bà Đầm Xòe - Vườn hoa Chí Linh bây giờ. Vườn hoa Chí Linh đổi tên, nó được chuyển đến, đặt trên tầng 4 của Tháp Rùa Hà Nội. Nhưng cũng chẳng yên, nó lại được đem đến dựng tại vườn hoa Cửa Nam. Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp, tượng Nữ Thần Tự Do nhập kho và cuối cùng, nó được nấu chảy thành tượng phật trong chùa Ngũ Xã. Đi đời một phiên bản Nữ Thần Tự Do.
Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, người Pháp du nhập vào Việt Nam và trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19. Hiện nay phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc vào miền Nam, trên vỉa hè, công viên, trường học. Thành phố Hải Phòng còn được gọi là thành phố Hoa phượng đỏ; nơi đây hoa phượng được trồng khắp nơi, có cả một công viên hoa phượng ngay trung tâm thành phố, 2 bên dòng sông Cấm, rợp trời một màu hoa phượng, lại có cả lễ hội hoa phượng diễn ra vào tháng 5 rất độc đáo.
Tại Hà Nội, những cây phượng đầu tiên được trồng  ở phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền)  năm 1894 rồi sau đó là  đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên). Được trồng ở khắp nơi, mùa hè đỏ rực màu hoa phượng. Đặc biệt, chúng được trồng tại các trường học. Mùa hoa phượng về cũng là một năm học kết thúc, nói không ngoa rằng hoa phượng là biểu tượng của tuổi học trò, hiếu động và giàu cảm xúc.
Trong lịch sử của loài cây này ở Việt Nam, nó đã từng bị chặt hạ chỉ vì sự nhỏ nhen, ích kỷ của một nhúm người Pháp sống ở phố Paul Bert. Vào đầu  hè, hoa phượng đỏ rực như dải lụa đỏ giăng trên con phố khiến  dân chúng Hà Nội mê mẩn thì những người  Pháp cho rằng nó che chắn cửa hàng khiến việc mua bán bị thiệt hại. Và họ đã yêu cầu thành phố giảm thuế, khi  thành phố  cho tỉa cành, họ lại  đưa ra lý do:  phượng  là nơi đậu của ve kêu nhức đầu và là chỗ trú ngụ của muỗi gây ra bệnh sốt rét nguy hiểm tính mạng cho người châu Âu. Cư dân phố Paul Bert hầu hết là  binh lính Pháp  giải ngũ ở lại Hà Nội sinh sống nên chính quyền thành phố đành nhượng bộ đám công thần, họ cho chặt bỏ hai hàng phượng.  
Thế nhưng, hơn 100 năm sau sự việc được lặp lại, lần này nguyên nhân không phải do ve hay muỗi mà vì gió to quật đổ cây phượng già tại một trường học ở TP.HCM làm chết một học sinh và nhiều em bị thương nên vài trường đã vội  vã đốn hạ, nhanh chóng  chặt hết cành.
Cây phượng có tuổi thọ không cao, chỉ khoảng 30 năm. So với Sao Đen hàng trăm năm trên phố Lò Đúc Hà Nội, hay đường Páster Sài Gòn cũ, không đổ. Cây phượng không có lỗi. Lỗi là do con người. Cây cũng như người, đến độ tuổi nào đó sẽ già nua, không còn sức chống chọi với mưa to, gió lớn. Người ta chặt hạ cây sầu, tỉa cành mùa mưa bão, để đảm bảo rằng cây không gẫy, đổ cho con người được an toàn. Điều đúng đắn ấy, đôi khi cũng bị lu loa thành những suy luận thái quá. Nào là “Xóa đi kỷ niệm học trò”, nào là “Hủy hoại môi trường”…Cây phượng mau lớn, rễ trồng, Ta có thể trồng lại nhiều cây phượng khác. Dăm năm sau, cây phượng lại đơm hoa, kết trái. Kỷ niệm học trò có bao giờ phôi pha?

Từ 1994, một kỹ sư người Việt đã nghiên cứu giống phượng tím. Phượng Hồng hôm nay, khoe sắc long lanh bên phượng Tím kiêu kỳ.
Người lớn ký niệm mùa hoa phượng có thể còn sâu sắc hơn. Phượng ơi, em chở hồn anh đi đâu? Bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” - Tác giả: Lê Kim Khánh & Tuấn Hải. Giọng ca Phương Dung.
https://www.youtube.com/watch?v=CJwBaeJVhQM&list=UU0Jnr4hmDN8loNnRy2BpNXQ

https://bit.ly/2XKin0S