ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI: tháng 4 2020 google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

BÀI THUỐC SỐ 12 - NHỮNG LÁ CÂY VỪA LÀ THUỐC VỪA LÀ THỰC PHẨM


BÀI THUỐC 12.1  RAU MÁ

Rau má, là cây mọc hoang. Chúng mọc đầy trên đường đi, đường về của đường sắt hay các bãi hoang khp nơi trên cả nước.
Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát. Trong đông y, rau má Thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu.
Những công dụng chính của cây rau má như sau
Hạ huyết áp
Lợi tiểu
Tăng khả năng giải độc
Mát, giúp điều trị rôm, mẩn ngứa.

Chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.
Ở Trung Quốc, rau má được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cúm, ăn phải vật có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm dại, ngộ độc sắn, trúng độc thuốc nông dược, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương.
Cách dùng:
Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị Kiết lỵ, táo bón. Ngày dùng 30-40g tươi. Dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân và làm tan mụn nhọt.
 Rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà nước Dừa, vắt lấy nước uống trị kinh nguyệt không đều, đau lưng, tức ngực, đau bụng máu, khô da, nhức đầu, nóng lạnh, bạch đới.
Người ta đã chế Rau má thành những dạng phomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền da, liền sẹo.
Cách dùng, liều dùng
Cách 1: Lấy 30-40g rau má tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường, nước sôi để nguội uống trong ngày.
Cách 2: Rau má rửa sạch ăn sống.
Cách 3: Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
 Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Rau má
-Chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu:
Rau má 30g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống.
-Khí hư bạch đới:
Rau má phơi khô làm thành bột uống mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê.
-Thống kinh, Đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải:
Rau má 30g, ích mẫu 8g, Hương nhu 12g, Hậu phác 16g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
-Viêm hạnh nhân:
Rau má tươi giã lấy nước cốt, hoà ít giấm nuốt từ từ.
. Ho, đái buốt, đái dắt: Rau má tươi giã lấy nước cốt uống hoặc sắc uống.
-Viêm tấy, mẩn ngứa:
Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã nát vắt lấy nước, thêm đường uống.
-Thuốc lợi sữa:
Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước.
-Chữa cảm nắng, say nắng:
Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.
Lưu ý: Một số tác hại của rau má
Do có tính hơi hàn nên bạn cần lưu ý khi sử dụng loại rau này. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học Mỹ, giới hạn chỉ nên dùng tối đa khoảng 40g rau má tươi/ngày, không nên dùng liên tục rau má quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp nên ngưng sau 20 ngày mới tiếp tục sử dụng.
Không tốt cho tiêu hóa: Do có tính hàn nên dùng tươi rau má rất dễ gây lạnh bụng, sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy nhất là những người tiêu hóa kém.
Không tốt cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở: Theo kinh nghiệm dân gian phu nữ dùng nhiều rau má sẽ giảm khả năng thụ thai, phụ nữ mang thai dùng quá nhiều rau má làm tăng nguy cơ sảy thai.
Phân biệt rau má dại
Hiện nay ngoài tự nhiên còn có 1 loại cây rau má khác có tên gọi rau má dại (hay rau má mơ) có tên khoa học là Hydrocotyle rotundifolia Roxb. Loài cây này có hình dáng khá giống với cây rau má Centella asiatica (L.) Urb nhưng có lá, dây mỏng và nhỏ hơn.
Loài cây này vẫn được nhân dân sử dụng hàng ngày làm rau và làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian cây rau má dại có tác dụng điều trị bệnh gan. Loại cây này có thể ăn sống hoặc luộc, cây có vị thơm, ngon ăn rất thích. Xin mời xem V-Clip:

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

BÀI SỐ 8 - HƯỚNG DẪN LÀM TỎI ĐEN


Tỏi đen gần đây nổi lên như là một hiện tượng thần kỳ Y học. Chúng ta cảm ơn những nhà sáng chế Nhật Bản đã tìm ra công nghệ sản xuất TỎI ĐEN, mang lại sức khỏe cho nhiều người. Theo Phật giáo, Tỏi đen được cho là sẽ giúp trường sinh bất lão. Tại Nhật Bản, tỏi đen đã được phát triển như một sản phẩm y tế và nó vẫn được coi là vậy cho đến nay. Đôi khi nó được thêm vào nước giải khát năng lượng, và ở Thái Lan nó được cho là làm tăng tuổi thọ của người dùng. Nó cũng được dùng để sản xuất sôcôla tỏi đen.
Theo các nhà khoa học, tỏi đen chứa hàm lượng cao hợp chất S-allylcysteine, có khả năng chống oxy hóa gấp 2 lần tỏi thường. Chất này góp phần làm giảm nồng độ cholesterol trong máu; tăng khả năng chống vi khuẩn, virus, nhiễm trùng; hỗ trợ ngăn chặn các gốc tự do gây hại và làm chậm quá trình lão hóa.

Ăn tỏi đen giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp... ngoài ra, còn phòng và góp phần hỗ trợ ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, gan, dạ dày, đại tràng. Tỏi đen cũng có tác dụng tốt cho người bị suy giảm miễn dịch vì dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày, sức khỏe suy kiệt.
Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3-5gram; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
Tỏi đen có thể dùng để ngâm rượu, tốt nhất là rượu nếp nguyên chất không có cồn; uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml; hoặc xắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tuy nhiên, dù sử dụng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát để phát huy tác dụng tốt hơn. Khi đã lên men, tỏi không còn mùi hăng khó chịu nữa, chúng trở nên dẻo, dẻo, thơm, thơm. Phù hợp với hương vị của tất cả mọi người.
CÔNG DỤNG
– Tỏi đen giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
– Tăng sức đề kháng cho cơ thể
– Chống lão hóa da hiệu quả
– Cân bằng huyết áp
– Mang lại mái tóc mượt mà, đen nhánh
– Cải thiện trí nhớ
– Điều trị các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt
– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
– Tăng cường thanh nhiệt, giải độc gan
– Giảm lượng Cholesteron trong máu.
Tỏi đen có nhiều công dụng là vậy, nhưng gía bán của nó hơi mắc (đắt). Với túi tiền vừa phải, bạn có thể làm tỏi đen tại nhà.
CÁCH LÀM TỎI ĐEN TẠI NHÀ
– Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu. Bạn cần lưu ý chọn loại tỏi uy tín với chất lượng tốt trên thị trường như tỏi cô đơn Lý Sơn hay tỏi Phan Rang. Các củ tỏi phải đều nhau, cầm chắc tay và không bị xốp. Nếu dùng cho cả gia đình, bạn có thể cân nhắc mua khoảng 3kg tỏi tươi là vừa đủ. Đặc biệt, cần tránh chọn tỏi củ to, trắng nhưng lại kém thơm và thiếu tinh dầu bên trong.
– Bước 2: Ngâm tỏi trong bia. Sau khi chọn được nguyên liệu vừa ý, bạn hãy làm sạch lớp vỏ bên ngoài, cắt bớt phần đầu và ngâm trong chậu 1 kg tỏi/1 lít bai. Loại bia nào tùy thích nhưng hãy lưu ý thời gian chỉ trong khoảng 30 phút. (Tỏi khô, có thể 35’). Sau đó, tỏi sẽ được bọc kín trong giấy bạc.
– Bước 3: Ủ tỏi bằng nồi cơm điện. Cách sử dụng nồi làm tỏi đen quyết định đến tính chất của sản phẩm. Bạn nên dùng nồi cơm điện có nắp gài vì nắp rời thường sẽ gây ra tình trạng thất thoát nhiệt. Hãy bọc tỏi ủ trong giấy bạc vào nồi cơm điện và bấm nút “Warm”. Thời gian cần thiết để tỏi lên men và chuyển từ màu trắng sang màu đen là khoảng 2 tuần.
 – Bước 4:  Một tuần sau ủ, bạn có thể kiểm tra nhanh tay, để khỏi mất nhiệt. Tỏi khô thì thời gian ủ giảm đi, ngược lại, tỏi ướt quá thì thời gian ủ có thể tăng lên, cứ gì phải đúng 15 ngày. Tỏi đen có th lên men tới 45 ngày.
CÁCH DÙNG
Ăn 3-5 games tỏi đen hằng ngày. Nhai kỹ để phát huy tác dụng.
Có thể ngâm rượu nếp, uống mỗi ngày 50 ml.

Tỏi đen mang lại kết quả tuyệt vời, giúp bạn tăng khả năng chống vi khuẩn, virus, nhiễm trùng; hỗ trợ ngăn chặn các gốc tự do gây hại và làm chậm quá trình lão hóa; giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp... ngoài ra, còn phòng và góp phần hỗ trợ ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, gan, dạ dày, đại tràng. Tỏi đen cũng có tác dụng tốt cho người bị suy giảm miễn dịch vì dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày, sức khỏe suy kiệt.
Phòng bệnh, việc của mọi nhà.
Chúc các bạn thành công. Xin mời xem V-Clip: