ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI: tháng 9 2023 google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

3 loại nước từ trái cây hỗ trợ hạ axit uric

 

 HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) 

Một số loại nước từ trái cây có thể giúp hạ axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Axit uric cao có thể dẫn đến bệnh gút, nguyên nhân thường liên quan nhiều đến thói quen ăn uống của chúng ta. Dưới đây là 3 loại nước từ trái cây hỗ trợ hạ axit uric.

Nước chanh

Chanh là loại trái cây phổ biến trong cuộc sống, giàu vitamin và nguyên tố vi lượng, có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, các bệnh khác.

Quả chanh là một thực phẩm có tính kiềm, chứa nhiều axit citric, có tác dụng làm giảm sự lắng đọng axit uric và ngăn ngừa các cơn gút tấn công. Đồng thời, khi uống đủ nước còn có tác dụng hỗ trợ sản xuất nước tiểu và làm loãng nồng độ axit uric.

Nước vỏ quýt

Giá trị dinh dưỡng của vỏ quýt rất cao, là dược liệu có nguồn gốc giống như thuốc, có tác dụng bổ dưỡng sức khỏe rất tốt. Ngoài ra, bản thân loại thực phẩm này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nếu chúng ta kiên trì dùng nó để ngâm nước uống hằng ngày, có thể điều hòa nội tiết và loại bỏ chất thải, axit uric ra khỏi cơ thể.

Nước ép táo

Táo chứa axit malic có tác dụng làm giảm axit uric. Việc uống nước ép táo thường xuyên sẽ giúp cơ thể trung hoà axit uric, giảm đau và viêm.

Ngoài ra, để đạt được kết quả tốt hơn, chúng ta nên tập thể dục vừa phải vào các ngày trong tuần, điều này có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu và trao đổi chất. Đặc biệt trong quá trình đổ mồ hôi, axit uric cũng sẽ được đào thải qua mồ hôi.

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

Bí quyết giảm cân lành mạnh của gia vị Ấn Độ

 Thanh Thanh (Theo Boldsky)

Các loại gia vị phổ biến ở Ấn Độ như nghệ, thì là, cỏ cà ri và ớt được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Đồ họa: Thanh Thanh© Lao Động

Trang Boldsky đưa ra bí quyết giảm cân lành mạnh của gia vị Ấn Độ.

Ẩm thực Ấn Độ, phong phú với màu sắc rực rỡ, hương vị đậm đà và hương thơm kích thích. Trong đó, gia vị Ấn Độ là điều làm nên sự khác biệt của nền ẩm thực nơi đây.

Các loại gia vị phổ biến ở Ấn Độ như nghệ, thì là, cỏ cà ri và ớt được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Đồng thời, giúp tăng tốc độ trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân. Hơn nữa, những loại gia vị này chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu góp phần mang lại sức khỏe tối ưu.

Lá cà ri, một loại thực phẩm chủ yếu khác trong nhà bếp của người Ấn Độ, có tác dụng làm giảm mức cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu, giúp giảm cân.

Bên cạnh đó, các loại thảo mộc như húng quế, bạc hà, rau mùi được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Ấn Độ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những loại thảo mộc này có lợi ích tiêu hóa và đặc tính lợi tiểu.

Đồng thời, giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát cân nặng. Đặc biệt, ngò và bạc hà đã được chứng minh là có tác dụng tạo điều kiện cho thức ăn được phân hủy liên tục và mang lại lợi ích giảm cân đáng kể.

Đặc biệt, các loại gia vị và thảo mộc của Ấn Độ có chứa chất phytochemical - hợp chất thực vật có lợi ích sức khỏe. Những chất phytochemical này tăng cường trao đổi chất và kích hoạt cơ chế đốt cháy chất béo của cơ thể. Các loại gia vị và thảo mộc này cũng hỗ trợ duy trì cảm giác no và ngăn ngừa ăn quá nhiều - nguyên nhân phổ biến gây tăng cân.

Bằng cách kết hợp những thứ này vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể thưởng thức những món ăn có hương vị thơm ngon trong khi vẫn duy trì chế độ ăn uống cân bằng, từ đó đạt được mục tiêu giảm cân.

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2023

4 loại rau thơm giúp giảm cân

                                               BẢO THOA (BOLDSKY)

Kết hợp 4 loại rau thơm dưới đây vào bữa ăn có thể giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, đốt cháy mỡ bụng hiệu quả.

1. Rau mùi

Rau mùi không chỉ tăng thêm hương vị cho các món ăn của bạn mà còn cải thiện tiêu hóa và có đặc tính chống viêm. Rau mùi giúp giảm khả năng giữ nước trong cơ thể, có thể dẫn đến tăng cường đốt cháy chất béo ở vùng bụng.

2. Cỏ cà ri

Cỏ cà ri được biết đến với khả năng giúp giảm mức cholesterol, đốt cháy chất béo, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn chặn cảm giác thèm ăn. Nó cũng có thể được dùng như một chất bổ sung dưới dạng viên nang hoặc trà.

Cỏ cà ri hay còn là hồ lô ba, khổ đậu có công dụng rất tốt trong quá trình giảm cân. Đồ họa: Bảo Thoa.© Được Lao Động cung cấp

3. Lá cây cà ri

Lá cà ri có đặc tính chống viêm và có thể giúp giảm khả năng giữ nước. Khi uống thường xuyên, nó có thể giúp bạn giảm mỡ bụng. Hãy đun sôi lá cà ri trong nước và uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào món salad và các món ăn khác để tăng thêm hương vị.

Nếu muốn giảm cân, bạn nên đun lá cà ri uống hàng ngày. Đồ họa: Bảo Thoa.© Được Lao Động cung cấp

4. Thì là

Loại rau thơm này được biết đến với công dụng giúp giảm mỡ trong cơ thể và tăng cường trao đổi chất, giảm khả năng tích nước và cải thiện tiêu hóa.

Để bổ sung rau thì là vào thực đơn hằng ngày, hãy trộn chúng với salad và thưởng thức.

Lưu ý

Bằng cách kết hợp các loại rau thơm trong chế độ ăn uống, bạn sẽ có thể đốt cháy chất béo và giảm mỡ bụng. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên cũng rất cần thiết để đạt được kết quả giảm cân như  mong  muốn.

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2023

ĂN CHUỐI CŨNG PHẢI CHÚ Ý

 Tuyệt đối không ăn kèm chuối với những thực phẩm này

Câu chuyện của tác giả Huyền Chi •6 giờ

Chuối có nhiều lợi ích nhưng cần lưu ý khi ăn kèm các thực phẩm khác.

Cách ăn chuối kèm với các trái cây, thực phẩm khác mà nhiều người ưa chuộng có thể không tốt cho sức khỏe.

Các nhà khoa học từ Trường Đại học California ở Davis (UC Davis) vừa công bố công trình nghiên cứu trên tạp chí Food and Function về các chất có trong trái cây.

Nghiên cứu chỉ ra việc ăn chuối kèm với một số loại trái cây hay uống sinh tố hỗn hợp có chuối có thể không tốt cho sức khỏe như nhiều người nhầm tưởng.

Nguyên nhân nằm ở việc chuối có chứa rất nhiều polyphenol oxidase. Loại enzyme này có trong nhiều loại trái cây, rau củ và có thể ảnh hưởng đến flavonoid trong một số trái cây khác.

Flavonoid là một nhóm các hợp chất hoạt tính sinh học có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm cao, đã được chứng minh là cực tốt cho sức khỏe, góp phần giảm nguy cơ nhiều nhóm bệnh bao gồm tim mạch, chuyển hóa, ung thư... Flavonoid có nhiều trong các loại quả như táo, lê, nho, dâu, việt quất, mâm xôi, ca cao...

Theo Tiến sĩ Javier Ottaviani, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Mars Edge thuộc Khoa Dinh dưỡng của UC Davis, thực chất, chuối làm giảm khả năng hấp thụ flavonoid của cơ thể khi kết hợp với các loại trái cây khác.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy mẫu máu và nước tiểu của những người uống sinh tố hỗn hợp gồm chuối và nhiều loại quả mọng cho thấy lượng flavonoid thấp hơn tới 84% so với những người chỉ uống sinh tố quả mọng.

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Tây Ban Nha, tiến sĩ Sylvia Melendez-Klinger, tác giả từng đoạt giải thưởng dinh dưỡng toàn cầu, cho biết: Chuối không chứa chất béo, không cholesterol và chứa nhiều carbohydrate phức hợp, vitamin B6, giúp duy trì năng lượng.

Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Tây Ban Nha, tiến sĩ Sylvia Melendez-Klinger, tác giả từng đoạt giải thưởng dinh dưỡng toàn cầu, cho biết chuối không chứa chất béo, không cholesterol và chứa nhiều carbohydrate phức hợp, vitamin B6, giúp duy trì năng lượng.

Chuối cũng là nguồn cung cấp kali, magiê, phytochemical có lợi, chất chống oxy hóa, và chất xơ, tốt cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên, người bị tiểu đường, các bệnh về thận, người thừa cân, béo phì hoặc bị đau dạ dày nên hạn chế ăn chuối.

Các chuyên gia khuyến nghị ăn từ 1,5 đến hai quả chuối một ngày có thể nâng cao sức khỏe, cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Theo WebMD, chỉ cần ăn một quả chuối cỡ vừa sẽ cung cấp cho bạn 25% vitamin B6. Loại quả này cũng có nhiều chất oxy hóa, có thể bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh thoái hóa như viêm khớp. Chất chống oxy hóa cũng giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi tác hại mà các gốc tự do gây ra.

                                       Xinhua© Lao Động.