Đường phố Hà Nội rợp trời hoa phượng
đỏ. Mùa hè đỏ lửa nữa đã lại về. Dưới hàng phượng hồng, ve kêu ra rả và những cần
lao nép sau cánh áo, giải khát cốc trà. Cách đây vài thế kỷ, người Pháp đã đến
đây, đô hộ đất nước này, trồng tại đây những cây phượng hồng râm mát. Quả thật,
người Pháp đã mang tới văn minh cho đất nước ta. Từ chữ viết tuyệt đẹp, hệ
latinh, thứ duy nhất Đông Nam Á, đến những kiến trúc hoàn hảo mà đến nay, ai có
thể sánh bằng. Một nhà Hát Lớn đẹp nhất Đông Nam Á, cầu Long Biên sừng sững rồng
bay, qua bao lửa đạn vẫn hiên ngang vươn tới trời cao, (Chỉ tiếc là trăm năm, đất
nước mình vẫn thế!). Nhà Bác Cổ, có kiến trúc lạ, cổng vào nép bóng phượng hồng.
Đường sắt Bắc Nam nối liền hai miền đất nước. Có bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi
tìm đường cứu nước để cho chúng ta có đất nước này vươn lên tầm vĩ đại. Có thể
nay, mai, ta có con đường sắt khác, nhưng liệu có thể hoàn thành sau chục năm
xây dựng?
Người Pháp cũng mang đến đây 1
trong 3 phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do. Pho thứ ba nhỏ nhất, cao 3 m, được
đưa tới Hà Nội ngày 15-3-1887 dịp triển lãm của chính phủ Bảo hộ Pháp, sau đó Tượng
Nữ Thần Tự Do - mà người Việt Nam gọi là bà Đầm Xòe, được xây dựng trên vườn
hoa Bà Đầm Xòe - Vườn hoa Chí Linh bây giờ. Vườn hoa Chí Linh đổi tên, nó được
chuyển đến, đặt trên tầng 4 của Tháp Rùa Hà Nội. Nhưng cũng chẳng yên, nó lại được
đem đến dựng tại vườn hoa Cửa Nam. Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp, tượng Nữ Thần
Tự Do nhập kho và cuối cùng, nó được nấu chảy thành tượng phật trong chùa Ngũ
Xã. Đi đời một phiên bản Nữ Thần
Tự Do.
Phượng vĩ có nguồn gốc từ
Madagascar, người Pháp du nhập vào Việt Nam và trồng khoảng những năm cuối thế
kỷ 19. Hiện nay phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc vào miền
Nam, trên vỉa hè, công viên, trường học. Thành phố Hải Phòng còn được gọi là
thành phố Hoa phượng đỏ; nơi đây hoa phượng được trồng khắp nơi, có cả một công
viên hoa phượng ngay trung tâm thành phố, 2 bên dòng sông Cấm, rợp trời một màu
hoa phượng, lại có cả lễ hội hoa phượng diễn ra vào tháng 5 rất độc đáo.
Tại Hà Nội, những cây phượng đầu
tiên được trồng ở phố Paul Bert (nay là
Tràng Tiền) năm 1894 rồi sau đó là đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên). Được
trồng ở khắp nơi, mùa hè đỏ rực màu hoa phượng. Đặc biệt, chúng được trồng tại
các trường học. Mùa hoa phượng về cũng là một năm học kết thúc, nói không ngoa
rằng hoa phượng là biểu tượng của tuổi học trò, hiếu động và giàu cảm xúc.
Trong lịch sử của loài cây này ở
Việt Nam, nó đã từng bị chặt hạ chỉ vì sự nhỏ nhen, ích kỷ của một nhúm người
Pháp sống ở phố Paul Bert. Vào đầu hè,
hoa phượng đỏ rực như dải lụa đỏ giăng trên con phố khiến dân chúng Hà Nội mê mẩn thì những người Pháp cho rằng nó che chắn cửa hàng khiến việc
mua bán bị thiệt hại. Và họ đã yêu cầu thành phố giảm thuế, khi thành phố
cho tỉa cành, họ lại đưa ra lý
do: phượng là nơi đậu của ve kêu nhức đầu và là chỗ trú
ngụ của muỗi gây ra bệnh sốt rét nguy hiểm tính mạng cho người châu Âu. Cư dân
phố Paul Bert hầu hết là binh lính
Pháp giải ngũ ở lại Hà Nội sinh sống nên
chính quyền thành phố đành nhượng bộ đám công thần, họ cho chặt bỏ hai hàng phượng.
Thế nhưng, hơn 100 năm sau sự việc
được lặp lại, lần này nguyên nhân không phải do ve hay muỗi mà vì gió to quật đổ
cây phượng già tại một trường học ở TP.HCM làm chết một học sinh và nhiều em bị
thương nên vài trường đã vội vã đốn hạ,
nhanh chóng chặt hết cành.
Cây phượng có tuổi thọ không cao,
chỉ khoảng 30 năm. So với Sao Đen hàng trăm năm trên phố Lò Đúc Hà Nội, hay đường
Páster Sài Gòn cũ, không đổ. Cây phượng không có lỗi. Lỗi là do con người. Cây
cũng như người, đến độ tuổi nào đó sẽ già nua, không còn sức chống chọi với mưa
to, gió lớn. Người ta chặt hạ cây sầu, tỉa cành mùa mưa bão, để đảm bảo rằng
cây không gẫy, đổ cho con người được an toàn. Điều đúng đắn ấy, đôi khi cũng bị
lu loa thành những suy luận thái quá. Nào là “Xóa đi kỷ niệm học trò”, nào là
“Hủy hoại môi trường”…Cây phượng mau lớn, rễ trồng, Ta có thể trồng lại nhiều cây
phượng khác. Dăm năm sau, cây phượng lại đơm hoa, kết trái. Kỷ niệm học trò có bao giờ phôi pha?
Từ 1994, một kỹ sư người Việt đã nghiên cứu giống
phượng tím. Phượng Hồng hôm nay, khoe sắc long lanh bên phượng Tím kiêu kỳ.
Người lớn ký niệm mùa hoa phượng có thể còn sâu sắc hơn. Phượng
ơi, em chở hồn anh đi đâu? Bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” - Tác giả: Lê Kim Khánh & Tuấn
Hải. Giọng ca Phương Dung.
https://www.youtube.com/watch?v=CJwBaeJVhQM&list=UU0Jnr4hmDN8loNnRy2BpNXQ
https://bit.ly/2XKin0S
https://www.youtube.com/watch?v=CJwBaeJVhQM&list=UU0Jnr4hmDN8loNnRy2BpNXQ
https://bit.ly/2XKin0S
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét