Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

Giảm axit uric nên chọn ăn loại sữa chua nào?

 KIỀU VŨ (TỔNG HỢP TỪ HEALTHXCHANGE & LARK) 

Axit uric cao sẽ dẫn tới bệnh gout. Chế độ ăn cho người mắc bệnh gout luôn là vấn đề được quan tâm. Trong đó, nên ăn loại sữa chua nào để có thể góp phần giảm được axit uric.

Sữa chua có thể hỗ trợ giảm và ổn định lượng axit uric. Ảnh: Sưu tập

Nồng độ axit uric được kiểm soát

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là một trong các thực phẩm bổ sung tốt cho việc phòng và chữa bệnh gout. Việc sử dụng sữa chua với lượng và tần suất hợp lý sẽ giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu hiệu quả, từ đó hạn chế tối đa tình trạng kết tủa urat ở thận.

Lượng axit uric trong máu được loại bỏ và ổn định nhờ sữa chua vì trong loại sản phẩm lên men này chứa nhiều hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Những chủng lợi khuẩn này có tác dụng chuyển hóa đường đa thành đường đơn, đồng thời giúp chuyển hóa đạm trong sữa thành các axit amin. Từ đó kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp loại bỏ và làm ổn định lượng axit uric trong máu, duy trì lượng đường huyết ổn định, ngăn ngừa bệnh gout tái phát.

Người có axit uric cao và mắc bệnh gout chú ý khi chọn sữa chua

Cùng với sữa chua không đường hoặc ít đường, muốn giảm axit uric thì nên dùng sữa chua ít béo hoặc tách béo. Sữa chua ít béo là sản phẩm đã giảm bớt lượng chất béo trước khi tiến hành lên men. Trong mỗi hộp sữa chua ít béo có khoảng 2 - 5g chất béo. Sữa chua tách béo là sản phẩm ít chua hơn các sản phẩm khác, ít hơn 0,5% chất béo từ sữa nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đây là 2 loại sản phẩm thích hợp cho người mắc bệnh gout sử dụng hằng ngày.

Sữa chua uống cũng là một lựa chọn cho người axit uric cao và mắc bệnh gout. Ảnh: Sưu tập

Ngoài ra, sữa chua uống cũng là sản phẩm có thể hỗ trợ được cho người mắc bệnh gout. Đây là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thể lỏng với nhiều hương vị thơm ngon nên mang lại nhiều lựa chọn cho người dùng.

Một điều quan trọng là nên chọn loại sữa chua không đường hoặc ít đường. Bên cạnh đó cần chọn loại sữa chua có hàm lượng protein thấp hơn để tốt cho người mắc bệnh gout.

 

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2024

TĂNG AXIT URIC, NGUYÊN NHÂN TĂNG BỆNH GÚT

  HƯƠNG SƠN

Tăng axit uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Ảnh ghép: HƯƠNG SƠN© Lao Động

Khi biết chính xác chỉ số axit uric đạt ở ngưỡng nào, chúng ta có thể chủ động điều chỉnh sức khỏe của mình một cách hợp lý, tránh biến chứng nặng hơn.

ThS.BS Nguyễn Thị Phương - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, nồng độ axit uric trong máu tăng cao, vượt qua mức bình thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều xảy ra theo cơ chế này.

Chỉ số axit uric bình thường nằm trong khoảng từ 2,5 - 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 - 6,0 mg/dL ở nữ.

Axit uric tồn tại trong huyết thanh/huyết tương, mô và tế bào với điều kiện sản xuất và đào thải ổn định. Hầu hết các mô trong cơ thể đều có khả năng tạo ra axit uric, tuy nhiên quá trình đào thải chủ yếu chỉ diễn ra ở thận.

Tăng axit uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chỉ số axit uric cao được xác định như sau: >6,0 mg/dL ở nữ; 7,0 mg/dL ở nam; Trẻ em và thanh thiếu niên là >5,5 mg/dL

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tăng axit uric trong máu không gây ra bệnh gout.

Bệnh gout có thể tự khỏi, triệu chứng biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần trong khi chỉ số axit uric vẫn vượt ngưỡng ổn định.

Cũng theo bác sĩ Phương, hiện nay, xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ axit uric trong cơ thể chính xác. Sau khi biết chỉ số axit uric bao nhiêu thì bị gout, người bệnh nên tìm hiểu phương pháp kiểm soát hiệu quả khi giá trị axit uric quá cao. Quá trình điều trị phụ thuộc vào triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm/nhiễm trùng.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

KIỂM SOÁT UXIT URIC

Kiểm soát axit uric hiệu quả với 8 loại nước uống quen thuộc

THÙY DUNG ( DỊCH NDTV )  

 Lượng axit uric trong máu sẽ giảm đáng kể nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại nước uống dưới đây.

1.Kiểm soát axit uric với nước chanh

Nước chanh có tính axit mạnh, có thể làm tăng nhẹ độ pH trong máu và dịch lỏng trong cơ thể. Uống nước chanh tạo thành dung môi của axit đồng hóa, tạo ra tính kiềm trong cơ thể và nước tiểu. Nhờ đó, tăng tốc độ loại bỏ axit dư thừa ra khỏi cơ thể, hỗ trợ việc đưa nồng độ axit uric về ngưỡng bình thường.

Với phương pháp này, bạn nên pha nước chanh tươi với nước ấm và sử dụng trước khi ăn sáng. Duy trì thói quen này hàng ngày sẽ giúp lượng axit uric được kiểm soát một cách nhanh chóng và hiệu quả.

2.Uống giấm táo để kiểm soát axit uric

Táo là loại thực phẩm giàu axit malic có khả năng trung hòa axit uric. Nhờ vậy, việc bổ sung giấm táo vào khẩu phần ăn hàng ngày là cách làm vừa đơn giản, vừa hiệu quả trong việc kiểm soát lượng axit uric.

Bạn có thể pha loãng 1-2 thìa giấm táo với nước ấm để uống trước mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm lượng axit uric trong máu. Hãy duy trì thói quen này từ một đến hai lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tối đa.

Axit uric sẽ được kiểm soát hiệu quả nếu bạn có thể duy trì thói quen các loại nước ép có lợi. Đồ họa: Thùy Dung

3.Sử dụng nước ép quả anh đào

Trong thành phần của quả anh đào chứa các hợp chất có khả năng giảm viêm và giảm nồng độ axit uric. Sử dụng nước ép anh đào tươi mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout và những triệu chứng do bệnh gây ra.

4.Giảm axit uric trong máu với trà gừng

Gừng là loại thực phẩm có tính chống viêm hiệu quả, có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric và giảm đau. Bạn có thể ngâm lát gừng tươi trong nước nóng 5–10 phút, thêm một thìa cafe mật ong hoặc nửa quả chanh để tạo hương vị và sử dụng 2-3 lần mỗi ngày để cảm nhận sự thay đổi rõ rệt.

5.Sữa nghệ giúp cải thiện chỉ số axit uric

Nghệ có chứa chất curcumin, có tác dụng chống viêm, giúp giảm nồng độ axit uric nhanh chóng. Sử dụng một thìa cà phê bột nghệ cùng một cốc sữa ấm và uống đều đặn trước khi đi ngủ để có kết quả tốt nhất.

6.Nước ép dưa chuột

Dưa chuột có hàm lượng nước cao và khả năng thúc đẩy quá trình hydrat hóa và loại bỏ độc tố, bao gồm cả axit uric. Sử dụng một cốc nước ép dưa chuột vào các bữa ăn phụ là ý tưởng hay cho những ai vừa muốn giảm cân, vừa muốn kiểm soát lượng axit uric trong máu.

7.Kiểm soát axit uric với nước ép dưa hấu

Trong dưa hấu có chứa các hợp chất như citrulline, chất xơ, hàm lượng kali dồi dào. Khoáng chất này có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, hỗ trợ tăng cường đào thải axit uric qua thận. Vì thế, những bệnh nhân mắc bệnh gout có thể kết hợp sử dụng nước ép dưa hấu để hỗ trợ kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu và ngăn ngừa sỏi thận.

8.Uống baking soda để kiểm soát axit uric

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng baking soda giúp điều chỉnh hàm lượng axit uric. Bởi baking soda có thể duy trì tình trạng kiềm trong cơ thể khiến axit uric dễ hòa tan hơn và hỗ trợ đào thải axit uric một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý áp dụng phương pháp này thường xuyên và kéo dài bởi nó có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

 Người có axit uric cao cần bổ sung những chất dinh dưỡng nào?

HOÀNG XUYẾN (THEO ABOLUOWANG)

Việc kiểm soát chế độ ăn uống và bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể là những phương pháp điều trị cơ bản cho người có axit uric cao. Dưới đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho người có axit uric cao mà bạn cần biết.


Giảm axit uric nên chọn ăn loại sữa chua nào?

  KIỀU VŨ (TỔNG HỢP TỪ HEALTHXCHANGE & LARK)   Axit uric  cao sẽ dẫn tới bệnh gout. Chế độ ăn cho người mắc bệnh gout luôn là vấn đề đ...