Nguồn gốc của dòng nhạc Bolero
Bolero là thuật ngữ bắt
nguồn từ điệu nhảy dân tộc của người Tây Ban Nha. Sau khoảng 1 thế kỷ, nó được
du nhập sang khu vực Mỹ Latinh đặc biệt là Cuba. Nó cũng nhanh chóng lan truyền
sang Việt Nam.
Từ khoảng thập niên
1950, dòng nhạc Bolero bắt đầu thịnh hành ở Việt Nam, và nhanh chóng trở thành
dòng nhạc được ưa chuộng. Các bài hát, giai điệu được biến tấu khác nhiều để
phù hợp với các phát âm của người Việt, lời các ca khúc được viết dễ hát và dễ
thuộc.
Phần lớn các giai điệu
Bolero được sử dụng và kết hợp với các ca khúc nhạc Vàng nên rất nhiều người
lầm tưởng nhạc Bolero và nhạc Vàng là một và sử dụng 2 thuật ngữ này hoán đổi
cho nhau. Tuy nhiên với các giai điệu Bolero còn có thể kết hợp với các dòng
nhạc truyền thống như Cải lương, vọng cổ và thậm chí là nhạc trẻ hiện đại. Hiện
nay, cũng có rất nhiều các bạn trẻ chọn cover lại các ca khúc nổi tiếng hiện
nay theo giai điệu Bolero và tạo nên các cơn sốt trong âm nhạc.
Lịch sử hình thành của dòng nhạc Bolero
Cha đẻ của dòng nhạc
Bolero là một vũ công người Tây Ban Nha tên là Sebastián Cerezo. Vì được
sáng tạo từ một vũ công nên thời gian đầu, Bolero xuất hiện như một điệu nhảy
thích hợp với những bản Ballet cổ điển.
Khi sang đến Mỹ La tinh,
dòng nhạc này đã được Jose Pepe Sanchez phát triển nổi tiếng và phổ biến khắp
nơi. Tại đây, Bolero trở thành nhạc nền thịnh hành cho các vũ điệu rumba,
mambo, tango, chachacha…
Nhạc sĩ Y Vũ từng chia
sẻ, khi du nhập vào Việt Nam, Bolero mang nhiều đặc trưng giống với giai điệu
ca vọng cổ miền Nam với nhịp điệu xoay vần, âm điệu chậm rãi. Càng về sau, nhạc
Bolero đã được biến tấu nhiều hơn để phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Bolero du nhập Việt Nam
những năm 1950, bài hát đầu tiên cho dòng nhạc này có thể kể đến ca khúc “ Nắng
chiều” của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Dòng nhạc này cũng góp phần xây dựng nên
tên tuổi của hàng loạt các ca sĩ như Lệ Quyên, Quang Linh, Phi Nhung, Tuấn Vũ…
Cùng với sự phát triển của dòng nhạc này, hàng loạt các gameshow được tổ chức
như Solo cùng Bolero, Thần tượng Bolero…
Đặc điểm dễ nhận biết của dòng nhạc Bolero
Dòng nhạc Bolero đã trở
nên phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản
của dòng nhạc Bolero:
- Nhịp điệu chậm: Đặc trưng của dòng nhạc này đó chính là nhịp điệu
chậm và êm dịu. Nhiều bài hát có ca từ nhẹ nhàng thể hiện chuyện tình yêu
sâu sắc, đầy đủ những cung bậc cảm xúc.
- Lời ca sâu lắng, đầy tình cảm: Nguồn cảm hứng sáng tác nhạc Bolero phần lớn là từ
các câu chuyện tình chính vì vậy, ngôn từ trong các bài hát nhạc Bolero
cũng đầy tình cảm, khổ đau, cô đơn, lãng mạn, nhớ nhung, day dứt trong
chính những câu chuyện tình yêu đó.
- Âm nhạc đa dạng: Giai điệu Bolero có thể kết hợp với nhiều dòng nhạc
khác nhau và tạo ra nhiều phong cách. Chúng mang tính đa dạng, hấp dẫn
người nghe.
- Sử dụng được với nhiều dụng cụ: Bolero được sử dụng với nhiều dụng cụ khác nhau như
guitar, piano, trumpet, violin, thậm chí là các bộ gõ…Nhiều tác giả kết
hợp các loại dụng cụ khác nhau tạo nên sự đa dạng về âm thanh trong dòng
nhạc này.
Vì sao nhạc Bolero cuốn hút người nghe?
Bolero làm say đắm lòng
người nhớ giai điệu ca từ tính tứ ngọt ngào, đầy sâu lắng. Nhạc Bolero còn có
nhịp điệu du dương, da diết, và dễ dàng kết hợp với những dòng nhạc khác. Dù là
dòng nhạc “ sến” nhưng Bolero vẫn luôn có chỗ đứng trong lòng người hâm mộ, vẫn
làm cho bao tâm hồn nhức nhối suy ngẫm, làm bao người hâm mộ thổn thức say đắm,
dù có trải qua bao thăng trầm của dòng thời gian.
Bolero vẫn luôn là món
ăn tinh thần không thể thiếu trong làng âm nhạc Việt. Và ngày càng có nhiều
người tìm đến dòng nhạc này để cảm nhận được ý nghĩa trong từng giai điệu và ca
từ.
Sóng Nhạc
Bolero Việt Nam không
chỉ có trong nhạc vàng, mà cũng xuất hiện ở các thể loại khác. Vài sáng tác của
một số nhạc sĩ nhạc đỏ như Thế Hiển, Trần Hoàn, Thuận Yến, Vũ Hoàng... là theo điệu Bolero, ví dụ Miền
Trung nhớ Bác của Thuận Yến.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc nhẹ bị cấm đến 1979 mới được chính
quyền cho sáng tác trở lại, lúc đó gọi là "ca khúc chính trị". Một số
nhạc sĩ chế độ cũ lại sáng tác Bolero theo phong cách mới, như Trần Thiện Thanh với Chiếc áo bà ba, Tô Thanh Tùng với Tình cây và đất, Trúc Phương với Chín dòng sông hò hẹn...
Các sáng tác này đậm chất dân ca Nam Bộ. Vài năm gần đây, xuất hiện các sáng
tác theo điệu Bolero dựa trên nền ví giặm Nghệ Tĩnh. Một số bài Bolero về sau
thậm chí có thể hát theo lối Bel Canto.
Ở hải ngoại, nhạc
sĩ Đức Huy có một số bài Bolero chất Tây phương nhẹ nhàng, trẻ trung.
Nguồn gốc du nhập
Tại Việt Nam, điệu Bolero du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1950, lúc phong
trào tân nhạc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; nhiều nhạc sĩ
bắt đầu sử dụng giai điệu phương Tây thay cho giai điệu truyền thống. Một số
bài hát sử dụng điệu Bolero đầu tiên là Nắng chiều của Lê Trọng Nguyễn, Trăng phương Nam của Anh Hoa, Chiều trong rừng thẳm của Anh Việt sáng tác trước 1954.[1]
Về bài hát đầu tiên sử
dụng giai điệu Bolero, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng bài Duyên quê của Hoàng Thi Thơ có thể là bài đầu tiên. Trong khi đó,
nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường lại cho rằng bài Boléro đầu tiên ở Việt Nam
là bài Xóm đêm của Phạm Đình Chương. Còn theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì "người đầu tiên nghĩ ra Bolero
là Lam Phương rồi Trúc Phương". Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào cho biết chính xác bài đầu
tiên là bài gì.
Cứ thế, nhiều ca khúc
miền Nam viết theo điệu Bolero Việt Nam lần lượt ra đời. Từ thập niên 1960 đến
thập niên 1970 là những năm đỉnh cao của giai điệu này với phong trào
"Thời trang nhạc tuyển" mà những bài nhạc được được thâu một cách đại
trà vào băng cassette hoặc đĩa vinyl. Một số ca khúc tiêu biểu là Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh, phổ thơ Hữu Loan), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thành phố sau lưng (Hàn Châu), Áo em chưa mặc một lần (Hoài Linh), Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân), Đêm buồn tỉnh lẻ (Bằng
Giang - Tú Nhi), Vòng nhẫn cưới, Đêm lang thang, Không
giờ rồi (Vinh Sử), Hoa sứ nhà nàng của Hoàng Phương.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, Bolero Việt Nam vẫn đang
được nhiều tầng lớp dân chúng yêu thích và phát triển. Nhiều nhạc sĩ sáng tác
trước 1975 tiếp tục sáng tác mạnh như Anh Bằng, Đài Phương Trang, Giao Tiên, Nhật Ngân, Thanh Sơn, Tú Nhi (Chế Linh), Vinh Sử... Bên cạnh đó các nhạc sĩ trẻ cũng đang tiếp nối với chủ đề
tình yêu âm hưởng dân ca Nam Bộ. Sự sáng tạo chủ yếu nằm trong lối hát hay hòa
âm. Đôi khi các bài Bolero hay được hòa âm và hát theo phong cách nhạc Jazz,
Pop hay theo phong cách thính phòng, cổ điển.
Từ năm 2013 đến năm
2018, hàng loạt chương trình truyền hình hát nhạc theo điệu Bolero hay nhạc có
nguồn gốc điệu Bolero xuất hiện. Tuy nhiên có chương trình dù rõ ràng mang tên
Bolero nhưng lại lồng ghép nhạc dân ca, nhạc Làn
Sóng Xanh, thậm chí cả... nhạc đỏ. Những nhà sản xuất có khi quy chụp tất
cả nhạc vàng là "nhạc Bolero" (mặc dù có bài "nhạc vàng" có
khi viết theo điệu khác). Điều này gây nhầm lẫn trầm trọng tới người xem.
NẮNG CHIỀU - PHAN KHÔI
Nắng chiều đẹp có đẹp
Tiếc tài gần chạng vạng
Mặc dù gần chạng vạng,
Nắng được thì cứ nắng.
1956
Nhạc vàng
BOLERO - Trữ tình – Lãng mạn - Ủy mị nhưng vẫn Đầm ấm - Thướt tha.
Đã đến
lúc nhìn nhận Đúng về nó. Nếu nước khoáng thiên nhiên LaVia là phần tất yếu của
cuộc sống thì BOLERO là gia vị Thời đại. Cuộc đời 4.0 có họ, cuộc sống thêm đậm
đà, ấm áp.
Các bạn
thương thức 3 Vecrsion
https://youtu.be/8DFq9UC_H7I
https://youtu.be/Ps4Ube3eGWA
https://www.youtube.com/watch?v=_SAYOY88_mg