Nghiên cứu mới đây nhất cho thấy, dùng
gừng tươi để chế biến thành nước gừng nóng sau đó dùng để uống cũng là một bài
thuốc hay có thể vừa có tác dụng phòng ngừa vừa chữa nhiều chứng bệnh thường
gặp.
1. Lở loét khoang miệng
Dùng
nước gừng tươi thay trà để uống và súc miệng thường xuyên, khoảng 2-3 lần mỗi
ngày, hiệu quả sẽ khiến bạn thấy bất ngờ, khoảng 60-90% vết lở loét đều biến
mất.
2. Viêm nha chu
Thường
xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị
bệnh viêm nha chu. Nên uống
hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Nếu
cổ họng bị rát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống
khoảng 2-3 lần.
3. Phòng ngừa và trị sâu răng
Mỗi
buối sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng
nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu
quả.
4. Đau một bên đầu
Khi
thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau
đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh
chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.
5. Say rượu bia
Dùng
nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp
tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng
đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say.
Có
thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng
thêm hiệu quả giã rượu.
6. Sắc mặt nhợt nhạt
Rửa
mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối có tác dụng làm
cho da mặt hồng hào, sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến. Nên duy trì
thói quen rửa mặt như vậy trong vòng 60 ngày liên tiếp.
Theo đó, rửa mặt bằng nước gừng nóng cũng phát huy tác
dụng nhất định đối với những vết thâm nám và làn da khô ráp.
7. Trị gàu
Có thể dùng nước gừng nóng thay thế dầu gội đầu để trị
gàu. Trước tiên nên
thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu
khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.
8. Đau lưng và đau vai
Khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho
thêm chút muối và giấm ăn. Dùng khăn thấm
đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải
mái, lưu thông máu, giảm đau hiệu quả.
9. Trị giun kim
Trước
khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng
1-2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim
hiệu quả.
10. Hôi chân
Cho
thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút,
lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.
11. Cao huyết áp
Khi
huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng
15-20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các
huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống
http://www.taberd75.com/linh%20tinh/Ginger.htm
TUY NHIÊN, DÙNG GỪNG PHẢI CẨN TRỌNG:
Song gừng vừa có lợi lại vừa có hại, trong dân gian
Trung Quốc từng truyền nhau câu: "Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng",
nói lên có thể ăn gừng nhưng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng cũng nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều. Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.
Theo Đông y, bạn dùng gừng không được gọt vỏ vì như vậy sẽ mất hết dược tính của gừng. Không được ăn gừng tươi đã bị dập hay mọc mầm vì gừng ở dạng này dễ sinh ra một loại độc tố cực mạnh, thay đổi tính chất của gừng dẫn tới hoại tử tế bào gan gây ung thư gan và thực quản. Hơn nữa, thời gian buổi tối cũng không được ăn gừng vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sinh lý và sức khỏe của bạn.
TUY NHIÊN, DÙNG GỪNG PHẢI CẨN TRỌNG:
Buổi tối ăn gừng độc như ăn thạch tín:
Song gừng vừa có lợi lại vừa có hại, trong dân gian
Trung Quốc từng truyền nhau câu: "Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng",
nói lên có thể ăn gừng nhưng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
Trong các sách y học cổ cũng từng "cảnh báo":
"Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không
ăn gừng".
Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí.
Người không nên ăn gừng:
Những người có bệnh sau đây không nên dùng gừng: Bệnh dạ dày; Bệnh gan; Bệnh trĩ, xuất huyết; Phụ nữ mang thai; Người có thân nhiệt cao.
ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH GAN, TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĂN GỪNG.
Không dùng gừng với Asprin, coumanh (nếu dùng, phải cách
nhau ít nhất 4 tiếng)
Không dùng gừng cho ngươì mổ và sau mổ; người băng huyết, ho
ra máu, nôn ra máu, tiểu tiện, trĩ ra
máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
Không dùng gừng cho người cảm nắng, vã mồ hôi sốt cao không
rét.
Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh
tim, phụ nữ có thai.
Tương tác của thuốc và gừng:
Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng cũng nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều. Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.
Theo Đông y, bạn dùng gừng không được gọt vỏ vì như vậy sẽ mất hết dược tính của gừng. Không được ăn gừng tươi đã bị dập hay mọc mầm vì gừng ở dạng này dễ sinh ra một loại độc tố cực mạnh, thay đổi tính chất của gừng dẫn tới hoại tử tế bào gan gây ung thư gan và thực quản. Hơn nữa, thời gian buổi tối cũng không được ăn gừng vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sinh lý và sức khỏe của bạn.