Trong chúng ta, ai cũng biết rằng sức khoẻ là quý giá nhất. Mùa xuân về, chúc nhau sức khoẻ, gặp nhau cũng chúc nhau sức khoẻ. Vì vậy việc giữ gìn sức khoẻ là cấp bách không những của người già.
1. Áp lực cuộc sống tàn phá trí
nhớ nhiều người trẻ
Căng thẳng, lo âu, ăn uống thiếu
chất, kém vận động, là các nguyên nhân khiến nhiều người trẻ nguy cơ suy giảm
trí nhớ, vốn là bệnh của người già.
Tình trạng suy giảm trí nhớ,
stress kéo dài gây ra những hệ luỵ ảm đạm về sức khoẻ. PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu,
Phó chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, cho biết theo guồng quay cuộc sống,
suy giảm trí nhớ không còn là hội chứng của riêng người già mà nhiều người trẻ
và trung niên đang nguy cơ cao mắc phải.
Theo thời gian, nếu không kiểm
soát tốt, chứng suy giảm trí nhớ có thể tiến triển thành sa sút trí tuệ và
Alzheimer - bệnh lý về thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, đời
sống. Theo đó, sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, năng
lực học tập, ngôn ngữ, khả năng hiểu, tính toán và phán đoán, điều hành... Hội
chứng còn khiến người bệnh không thể thực hiện hành vi hoặc tự sinh hoạt, suy
nhược cơ thể, nhiễm trùng và thậm chí tử vong.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
cho thấy khoảng 7% người trên 60 tuổi bị sa sút trí tuệ, năm 2030 dự báo con số
này khoảng 82 triệu người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Neurology
vào tháng 9/2022 cho thấy cứ 100.000 người từ 30 đến 64 tuổi thì có 119 người mắc
chứng sa sút trí tuệ sớm. Tại Việt Nam, ước tính có hơn 500.000 người bị hội chứng
này.
Sa sút trí tuệ khiến người trẻ suy giảm trí nhớ, không hoàn thành tốt công việc. Ảnh:Freepik
Nguyên nhân của chứng suy giảm
trí nhớ xuất phát từ áp lực cuộc sống, việc lười vận động, không giao tiếp và
cuộc sống gắn bó quá nhiều với công nghệ. "Chúng ta thường xuyên giao tiếp
nhưng đó là sự tương tác tĩnh với môi trường không có thực, có thể tiếp nhận mà
không diễn đạt bằng lời", PGS Lưu giải thích và dẫn chứng nhiều người trẻ
vừa ăn uống, vừa cúi xuống lướt điện thoại, xem phim, nghe nhạc, chạy xe trên
đường cũng tranh thủ cắm tai nghe học. Việc đa nhiệm này dẫn đến khả năng kém tập
trung, kém ghi nhớ ở người trẻ.
Bên cạnh đó, những yếu tố nguy cơ
gây suy giảm trí nhớ còn có thể do đột quỵ ngày càng trẻ hóa, tình trạng béo
phì và tăng huyết áp; gia tăng mắc đái tháo đường, tăng mỡ máu; thói quen uống
rượu hoặc và dùng chất kích thích, tiền sử gia đình có người mắc hội chứng sa
sút trí tuệ, trầm cảm; thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ ăn uống đặc biệt là sắt
và vitamin B...
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị
Tâm, Trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt, người trẻ bị
stress, căng thẳng mạn tính khiến tình trạng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, giới trẻ hiện nay thức khuya, thiếu ngủ trầm trọng, khiến não bộ
không đủ phục hồi nên bị suy giảm trí nhớ, lâu dài dẫn đến sa sút trí tuệ.
Mặc khác, họ thường chủ quan nghĩ
mình còn trẻ nên chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không điều độ khiến bệnh trầm
trọng hơn, kéo theo nhiều hệ lụy khác như máu khó lưu thông, gan không đào thải
được độc tố. Khả năng chịu áp lực và kỹ năng sinh tồn của người trẻ chưa tốt, dễ
sa đà và mất phương hướng trước áp lực. Vậy thì, cần phải làm gì?
2. Sống thực tế
Chuyên gia khuyến cáo người trẻ
nên sống thực tế, tránh tham vọng quá mức, xác định mục tiêu vừa sức, biết cái
gì là quan trọng đối với mình, với lứa tuổi của mình. Thường xuyên luyện tập thể
dục đều đặn, nhẹ nhàng, giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ. Tránh sử dụng các
chất kích thích như rượu bia, ma túy. Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần
có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế.
3. Thăm khám định kỳ, thường xuyên
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định
kỳ và cần được thăm khám ngay cả khi chưa có bất thường về thể chất và tinh thần.
Khi đã có bất cứ bất thường nào, cần khám ngay.
"Không nên chủ quan khi có
biểu hiện sớm của việc suy giảm trí nhớ. Nên đi thăm khám, tầm soát để phát hiện
và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng kéo dài
quá lâu dẫn đến hậu quả khó lường", bà Tâm cho biết.
Soạn theo Minh
Anh https://vnexpress.net/
5 cách giúp người trẻ đương đầu với
tổn thương tâm lý
(Dân
trí) - Đa phần các bạn trẻ luôn nghĩ về những nỗi buồn như một phần của cuộc sống.
Vậy thực chất, những tâm hồn tuổi đôi mươi đó đã đương đầu với những tổn thương
tâm lý của bản thân bằng cách nào?
1. Hoạt động thể chất để chữa
lành vết thương tinh thần
Đứng trước nhiều ngã rẽ cuộc đời ở tuổi đôi mươi, nhiều bạn trẻ cảm thấy mông lung và vô định. Không hiểu rõ mình đang làm gì, tương lai sẽ đi về đâu, không biết có nhận lại được thành quả gì không sau khi phải đánh đổi rất nhiều thứ...
Mỗi lần cảm thấy bản thân quá tiêu cực, mình thường ưu tiên những hoạt động liên quan đến thể chất trước (Ảnh: NVCC).© Tiền Phong |
1.2. Bạn Quỳnh Như (20 tuổi, sinh viên năm thứ 3 Đại học Kinh tế
Quốc dân) chia sẻ. |
Khi cơ
thể được hoạt động liên tục thì não bộ cũng tự nhiên quên đi những chuyện không
vui. Quan trọng là lúc đó mình được nhìn lại vào bên trong bản thân, không bị
ràng buộc bởi bất cứ điều gì bên ngoài.
2. Tìm về thiên nhiên để lành lại
những thương tổn
"Tìm
về thiên nhiên cũng là một trong số những cách mình áp dụng mỗi lần bị tổn
thương. Khi ngắm nhìn núi non hùng vĩ, hay biển cả mênh mông, hay chỉ đơn giản là
thả mình vào một không gian rất rộng lớn.
Mình cảm
thấy khi đứng trước những thứ to lớn như vậy, nỗi buồn của mình bỗng nhẹ bẫng
đi. Và có lẽ vì thiên nhiên quá to lớn, nên nỗi buồn ấy của mình tự dưng nhỏ
nhoi hẳn đi".
Việc dùng
liệu pháp “tắm rừng” là để đắm chìm các giác quan trong cảnh sắc và âm thanh của
khung cảnh thiên nhiên.
"Chúng
mình không cần phải đi lên rừng, đơn giản chỉ cần đi ra công viên, đi trên con
đường yêu thích. Khi đã đến đích, hãy hít thở sâu vài lần và định tâm bản thân.
Hãy để tâm trí cùng các giác quan khám phá và thưởng thức. Điều này vừa tốt cho
sức khỏe lại vừa giải tỏa căng thẳng".
3. Thay đổi cách nhìn nhận và tiếp
nhận về vấn đề tiêu cực
Bạn
Đinh Trà My hiện đang là sinh viên năm thứ ba Đại học Khoa học Tự nhiên chia sẻ
cách cô tiếp nhận với chuyện tiêu cực: "Có lần mình bị người ta lừa tiền,
số tiền đó có lẽ không lớn với nhiều người, nhưng đối với một sinh viên chưa thể
tự chủ kinh tế thì đó là một khoản tiền lớn.
Lúc đó
mình rất sốc và sợ hãi, nhưng sau đó nghĩ lại rằng, việc buồn bã hoàn toàn
không có ích gì trong tình huống này".
Đối với
Trà My, sự việc mất tiền lại chính là động lực giúp cô tìm được một công việc mới.
"Dù chỉ là đi làm để bù vào số tiền đã mất ấy, nhưng mình thật sự đã rất
chăm chỉ và cố gắng để học hỏi nhiều điều.
Mình biết
nhẫn nhịn và chịu đựng từ trong công việc, cảm giác được mình là người làm ra
tiền. Nói chung là của đi thay người. Nếu không thể vãn hồi được số tiền đó thì
hãy xem đó là một bài học, cách nghĩ đó đã khiến tâm trạng mình nhẹ nhõm hơn
nhiều", Trà My chia sẻ.
4. Trò chuyện với bản thân để hiểu
nỗi buồn của mình
Bạn Cẩm
Tú (20 tuổi, tên nhân vật đã được thay đổi) chia sẻ về câu chuyện tình bạn đau
khổ của cô ấy: "Mình có một cô bạn rất thân chơi với nhau từ nhỏ đến lớn.
Cảm giác như thể không gì có thể tách rời chúng mình vậy, nhưng một ngày tự
dưng cô bạn ấy rời mình mà đi.
Khoảng
thời gian đó đúng vào lúc ôn thi đại học và gia đình mình cũng đang có biến cố.
Mình đã suy sụp đến nỗi không thể đứng dậy được.
Khoảng
thời gian đó mình vô cùng bi quan, cảm giác như ai cũng tiêu cực với mình và
mình cũng không thể đếm nổi những lần bật khóc vì chuyện đó. Mình đã có những
suy nghĩ rất bồng bột thậm chí là muốn kết thúc cuộc sống ở đây.
Rồi sau
đó mình đã tự trò chuyện với bản thân. Mình đặt ra hàng nghìn câu hỏi cho chính
mình: Tại sao chúng mình chơi với nhau bao nhiêu năm rồi lại để xảy ra tình trạng
như này?
Tại sao bạn ấy lại nói những lời khiến chúng mình xa nhau? Tại sao bản thân mình lại trở nên như vậy? Rồi tại sao mình lại để bản thân bị cảm xúc tiêu cực chèn ép, dồn nén đến nỗi không tự điều khiển được bản thân và dẫn đến những hành động ngớ ngẩn?".
Trò chuyện với bản thân để hiểu mình mong muốn điều gì (Ảnh: Ngọc Diệp).© Tiền Phong.Cẩm Tú
nghĩ rằng khi tự trò chuyện với chính mình, ta sẽ tìm ra được nguyên nhân của nỗi
buồn, biết được vấn đề nằm ở đâu, từ đâu mà đến. Vì khi biết được nguyên nhân của
vấn đề, chúng ta sẽ đỡ đi được một phần suy nghĩ nặng nề.
"Khi
biết được vì sao mình buồn, mình đã chấp nhận rằng sự hiện diện của bạn ấy
không phải điều hiển nhiên và do khác biệt quá nhiều trong suy nghĩ mà bạn ấy
đã rời đi", Cẩm Tú chia sẻ.
Đối với
Tú, quá trình tự trò chuyện với chính mình không những buông bỏ được nỗi buồn,
mà còn tìm ra điều bản thân mong muốn.
"Tóm
gọn lại sau những mất mát ấy, mình nhận ra rằng những thứ mất đi thì không thể
tìm lại được. Điều quan trọng nhất là mình cần tìm lại chính mình, mình cần trở
nên tốt hơn, mình cũng suy nghĩ tích cực hơn. Mình tập trung hơn vào việc học
và đã tìm được ra hướng đi riêng", Cẩm Tú nói.
5. Chấp nhận nỗi buồn cũng là một
cách để giải phóng nỗi buồn
Đối với
nhiều bạn trẻ, những người thân thường là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Nhưng với
bạn Đào Linh Hương (20 tuổi, sinh viên Đại học Nội vụ), nỗi buồn đến từ chính
những người mà cô yêu thương.
"Từ
nhỏ mình đã không ở cùng bố mẹ nên không có cảm giác gần gũi, ngay cả chuyện tâm
sự với bố mẹ cũng rất hiếm.
Hồi được
nghỉ do dịch COVID-19, gia đình mình được ở cùng nhau trong một khoảng thời
gian dài. Tưởng chừng đó là cơ hội để mọi người gắn kết hơn, nhưng chính nó lại
là nguồn cơn gây ra nhiều mâu thuẫn.
Mình và
bố mẹ rất ít nói chuyện nên đã gặp nhiều mâu thuẫn trong khi trò chuyện. Bố
mình đôi khi nói hơi nhiều mà tính mình thì rất bướng bỉnh. Vì thế mà bất đồng
quan điểm thường xuyên xảy ra", Linh Hương bộc bạch.
Linh
Hương chia sẻ rằng trong khoảng thời gian đó cô thấy rất tiêu cực và suy nghĩ rất
nhiều. Cả năm trời chỉ ở nhà, không đi đâu, không gặp gỡ ai. Ngày qua ngày chỉ
sống chung với bốn bức tường.
"Lúc
đấy mình bế tắc lắm, không biết phải làm gì. Cách duy nhất lúc này là chấp nhận
tất cả nỗi buồn ấy. Mình mặc kệ mọi thứ và để bản thân ở trạng thái lơ lửng.
Mình không né tránh mà cứ để bản thân được buồn, được khóc. Rồi theo thời gian
vết thương đó cũng đã dần lành lại.
Từ khi
học cách chấp nhận, mình cảm thấy bản thân tích cực hơn nhiều.
Chẳng ai là luôn vui vẻ nên khi nỗi buồn ập đến thì phải chấp nhận thôi. Sau
chuyện ấy mình cũng tập trung vào chuyện phát triển bản thân và đầu tư cho
tương lai.
Mình
nghĩ, khi cuộc đời chia cho mình những lá bài xấu, thì mình phải tự biến bản
thân thành người chơi giỏi. Cách chấp nhận đó đã giúp mình thoải mái hơn nhiều",
Linh Hương tâm sự.
Tóm lại,
trong cuộc sống có vô số nguyên nhân khiến các bạn trẻ buồn bã. Nhưng điều quan
trọng là mỗi người cần tìm ra cho mình biện pháp để đối mặt với những nỗi buồn
đó.
Nguồn:
https://dantri.com.vn/
8 cách giải toả Stress hiệu quả
Âm nhạc giúp giải toả căng thẳng
Trong
chừng mực nào đó, stress cũng cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên cường điệu
hóa stress. Chúng ta có thể học cách kiểm soát stress. Sau đây là những cách giải
stress hiệu quả mà không phải khi nào bạn cũng nghĩ đến bởi vì chúng quá đơn giản
để thực hiện.
1.
Rèn sự tập trung
Trí tưởng
tượng giúp cho sự tập trung trở lại và ngay lập tức tạo ra một phản ứng thư
giãn. Chỉ cần đơn giản tạo ra sự thoải mái, yên lặng và tự hình dung một khung
cảnh yên bình mà bạn muốn: bạn đang ở một bãi biển thơ mộng, một nơi nghỉ mát
trong mơ, trong vòng tay của những người nổi tiếng mà bạn hâm mộ, cười đùa với
con cái, tận hưởng nội thất ấm cúng của ngôi nhà mới.
2. Nghe nhạc
Âm nhạc
đem lại cảm giác êm dịu. Nó giải phóng các hormone chống lại stress.Bất kỳ loại
nhạc nào hay nghe bất cứ nơi đâu: trong nhà, nhà bếp, trong xe hơi, ở công sở ;
âm nhạc làm nhịp tim chậm lại, hạ huyết áp và giảm stress. Tất nhiên bạn có thể
hát hoặc chơi đàn…
3. Cười
Tiếng
cười không hoàn toàn giống như thư giãn. Cười là một cảm xúc giúp tạo ra năng
lượng tích cực. Nó giúp chúng ta quên đi và vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Bạn
có thể luyện tập cười trong ngày, nếu không thì hãy xem các vở hài kịch và
video hài hước ở trên mạng. Nụ cười có tính lây lan vì thế hãy cười cùng người
trong gia đình hay bạn bè của bạn.
4. Tắt máy vi tính và điện thoại
di động
Dừng việc
sử dụng các thiết bị đó ít nhất vài lần trong ngày. Nghiên cứu cho thấy rằng những
email bất ngờ ập đến có thể gia tăng stress, làm tâm trạng xuống dốc và ảnh hưởng
đến giấc ngủ, đặc biệt là những tin nhắn kinh doanh. Ngoài ra, việc liên tục bị
làm phiền bởi điện thoại có thể gây ra tác dụng tiêu cực chứ không giúp bình
tâm như người ta vẫn nghĩ.
Tắt các
ứng dụng điện thoại nếu không cần thiết cũng như tắt chuông, bao gồm cả tiếng
“beep” thông báo có thư điện tử hay tin nhắn SMS gửi đến.
5. Tập cách hít thở sâu
Những
bài tập thở sâu sẽ giúp chúng ta thư giãn hơn vì tăng lượng ôxy cung cấp cho cơ
thể.
Trong
trường hợp stress xảy ra đột ngột, hãy áp dụng cách hít vào sâu bằng bụng, nín
thở trong 3 giây, sau đó thở ra từ từ và hoàn toàn. Lặp lại bài tập này 3 lần
liên tiếp nếu chưa thấy hiệu quả.
6. Hãy luôn lạc quan
Hãy
nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn, lưu giữ lại những điều tốt đẹp thay vì những
thứ không hài lòng. Bạn có thể thất bại trong việc làm bánh, nhưng hãy nghĩ sẽ
thành công trong những lần sau. Có thể bị trễ xe buýt nhưng hãy coi đó là cơ hội
để tập 1 vài bài thể dục.
Hãy nhớ
về những sự kiện tốt đẹp trong ngày, dù đó là những việc nhỏ nhất cũng rất quan
trọng đối với bạn.
7. Tận hưởng cuộc sống
Không bị
choáng ngợp trước những áp lực của công việc trong ngày. Dành cho mình những
khoảng thời gian để tận hưởng cuộc sống, làm điều bạn thích dù là hoạt động xã
hội hay tĩnh tại.
8. Tươi cười và tạo ra sự đồng cảm
Tươi cười
và tán thành để cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh. Tươi cười còn
giúp tăng lòng tự trọng, góp phần loại bỏ stress, lo lắng và tâm trạng không tốt.
Cũng như cười, tươi cười cũng có tính lây lan.
Duy Tiến (t/h) https://soyte.namdinh.gov.vn/