Bài thuốc dân gian
chữa lạnh tay chân:
Lạnh
chân tay thường xảy ra vào mùa đông và thường gặp ở người cao tuổi, người bị
suy nhược cơ thể, phụ nữ, người lao động chân tay nhiều, thường xuyên phải tiếp
xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt... khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết kém lưu
thông gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh ngắt, các khớp đau nhức. Đông y cho rằng nguyên nhân là do thận dương suy yếu, do
tỳ hư. Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh này:
1.
Lạnh tay chân do thận dương suy yếu
Triệu
chứng: lạnh tay chân, đau lưng mỏi gối, da xanh, sức yếu, ăn uống kém, hay bị hoa mắt chóng mặt.
Nếu là nam giới dễ bị tảo tiết, ngủ mơ, tim hồi hộp. Phép trị là ôn bổ thận
dương. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài
1: phá cố chỉ 6g, nhục thung dung 10g,
ngũ gia bì 16g, sơn thù 12g, tần giao 12g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ chế 16g, hoài
sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 3 quả, ngải diệp 12g, trần bì 10g, cam thảo
10g, quế 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: bồi bổ
thận dương, hỏa khí ở thận được củng cố và tăng cường, trị lạnh tay chân, đau
lưng mỏi gối.
Bài
2: thục địa (sao khô) 12g, đậu đen
(sao thơm) 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, ngải diệp 16g, hoài sơn 16g, liên
nhục 16g, khởi tử 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 10g, quế 8g, thiên niên kiện
10g, trần bì 10g, đại táo 3 quả, sinh khương 4g, phòng sâm 12g, cam thảo 12g,
ngũ vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bồi bổ thận
dương, hỏa khí được phục hồi. Bài này rất tốt với những người bệnh đau lưng mỏi
gối, lạnh tay chân, cơ bắp yếu mềm, di tinh hoạt tinh, tim hồi hộp, tư tưởng
thiếu tập trung.
Bài
3: phòng sâm 12g, đương quy 12g, thục
địa 10g, liên nhục 12g, tơ hồng xanh 16g, cẩu tích 16g, phụ tử 6g, sinh khương
4g, ngải diệp (khô) 12g, tần giao 12g, tế tân 10g, dâm dương hoắc 10g, trạch tả
12g, sơn thù 16g, tất bát 12g, lương khương 10g, chích thảo 12g, hoàng kỳ 10g.
Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 - 13 ngày là một liệu trình.
Công dụng: bổ thận dương, tăng dương khí, trị lạnh tay chân.
2.
Lạnh tay chân do tỳ hư
Triệu
chứng: chân tay lạnh, dày da bụng, da xanh, môi nhợt, bụng đau âm ỉ, thỉnh
thoảng sôi bụng, phân lỏng, ăn uống kém, chân tay yếu mềm. Phép trị là ôn bổ tỳ
dương. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài
1: bạch truật (sao hoàng thổ) 16g,
hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì 12g, đại táo 6 quả, củ đinh lăng 16g, ngũ
gia bì 12g, quế chi 8g, sa nhân 10g, hoàng kỳ (sao mật) 12g, sinh khương 4g,
chích thảo 12g, đương quy 12g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1
thang chia 3 lần. Công dụng: bổ tỳ dương, bổ thổ, bổ trung châu, trị lạnh tay
chân.
Bài
2:
cao lương khương 12g, ngũ gia bì 12g, ngải diệp 10g, bạch truật 16g, đương quy
12g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, phòng sâm 16g, hà thủ ô 16g, rễ đinh lăng
16g, cây ngấy hương 16g, trần bì 10g, thần khúc 10g, chích thảo 12g, quế chi
8g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: bổ
tỳ dương, phục hồi và củng cố chức năng của tỳ vị, trị lạnh tay chân.
Lương
y Trịnh Văn Sỹ
Phương
pháp ngâm nước gừng chữa chân tay lạnh:
Có thể dùng cách
ngâm chân, tay với nước sắc của gừng. Lấy 50g gừng tươi hoặc 20g gừng khô, thái
mỏng, đun sôi với 2 lít nước trong 20 phút. Đổ cả bã và nước sắc ra chậu. Khi
nước còn đủ ấm (khoảng 40 độ) thì ngâm ngập 2 bàn chân, hoặc 2 bàn tay vào; vừa
ngâm, vừa lấy các bã gừng xát đều lên da chân, hoặc tay. Sau đó lau khô thật nhanh
chân, tay, rồi ủ ấm. Ngày làm 1 lần vào buổi tối.
Phòng bệnh bằng thực
phẩm:
Khi thời tiết chuyển
lạnh, nên chú ý bổ sung thêm vào thực đơn các loại thực phẩm có chứa iốt giúp
cơ thể sinh nhiệt như rong biển, tôm, cua, hến, nghêu, cá... Ngoài ra, để giữ
ấm cơ thể cũng cần bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều protein như thịt bò, cá
chép, thịt dê gà, vịt, các loại cá. Để máu huyết lưu thông tốt, hạn chế
chân tay lạnh nên ăn nhiều món chứa vitamin E như các loại hạt, lòng đỏ trứng,
sữa...
Các sản phụ mới sinh
vì thiếu sắt nên rất dễ gặp tình trạng tay chân lạnh. Vì vậy, để phòng bệnh,
các sản phụ, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có thể bổ sung thêm sắt trong khẩu phần
ăn hằng ngày qua các thức ăn như lòng đỏ trứng, gan lợn, thận bò, đậu nành, hạt
vừng, đậu khô, mộc nhĩ...
Tham khảo: Google+
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét