Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Y HỌC CẦN RÕ RÀNG CHÍNH XÁC

Một sự thái quá của những nhà quảng cáo nhiều khi làm sản phẩm mang tính một chiều. Người ta quên đi mặt trái của nó. Sản phẩm tốt nhưng còn mặt trái lại thì sao?. Tôi đã đi tìm các bài thuốc quí, sản phẩm tốt cho bản thân mình và nhận thấy rằng, mỗi loại đều có tác dụng tốt – xấu với từng người. Vì vậy, cần sự rõ ràng và chính xác.

A. Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng:

Tôi đã là tín đồ của thực phẩm chức năng (TPCN). Ròng rã 3 năm trời đầu tư vào nó, mỗi tháng 1 thùng 2,8 triệu đồng cho 4 người, vị chi cả trăm triệu đồng. Thừa nhận cả 3 năm không  một bệnh tật nào bén mảng tới gia đình, vết sưng tấy do chiếc điện thoại Trung Quốc để lại thắt lưng bên phải cũng tan biến. Đấy là điều kỳ diệu mà TPCN mang lại. Dừng uống 8 tháng, 12/2012, đùng một cái, cơn gió chướng thoảng qua, đột quỵ - tai biến mạch máu não ập tới. Không chỉ riêng tôi, cấp trên của tôi, bỏ uống 4 tháng, đột quỵ cũng ập tới. Gặp nhau ở bệnh viện, cả 2 cùng ngậm ngùi.Tiền đã mất, tật đã mang. Và dĩ nhiên, nhánh đường dây bán hàng đa cấp, Thực phẩm chức năng nước ép Noni Tahitian Juice của tôi tan vỡ. Sao lại vậy? Cả năm tìm hiểu mới nhận ra một điều: TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Cũng không quá 1 lần, tôi góp ý các cơ quan thông tin quảng cáo đại chúng phải phân định rõ TPCN và Thuốc chữa bệnh, đừng nhập nhèm đánh lận con đen!

Tôi soạn ngay cuốn “Đông Y kỳ diệu và giải mã vài bài thuốc dân tộc gia truyền”, trang đầu tiên nhấn mạnh rằng, trước tiên, người đọc nó phải biết khái niệm đâu là TPCN và đâu là thuốc. TPCN chỉ hỗ trợ điều trị trong thời gian sử dụng. Ngay cả đến An cung hoàn, An cung ngưu hoàng hoàn, Ngưu hoàng thanh tâm hoàn có giá rất đắt từ 450.000 đ 1 viên, cho tới 14.500.000 đ 1viên, cũng chỉ là TPCN, chỉ hỗ trợ cho ta 3 giờ, đủ thời gian đi tới bệnh viện – nơi có đủ điều kiện, phương tiện, thuốc mem cho ta điều trị. Người bị đột quỵ vì huyết áp thấp, nghĩa là có số đo HA dưới 90/60 mmHg, không được uống An cung ngưu hoàng hoàn. Uống vào mạch máu vỡ thêm. Những người quảng cáo sản phẩm, An cung ngưu hoàng hoàn, gần đây, cả nần nghệ nữa, không đưa thông tin này (là TPCN). Người tiêu dùng hãy là người thông thái, chọn sản phẩm Thuốc thì mới có tác dụng chữa bệnh.   
                                                                               http://hungdm1.blogspot.com/
 B. Phải công bố cả “mặt xấu” của sản phẩm:
1---MÙNG TƠI
Không chỉ là thức rau mát lành, mồng tơi còn là vị thuốc chữa rất nhiều bệnh. Dưới đây là những công dụng chữa bệnh kỳ diệu của mồng tơi mà không phải ai cũng biết.
Trị chứng đi tiểu nóng buốt
Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó thì lấy lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc sáng. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang). Chỉ sau vài lần làm như thế sẽ có kết quả.
Tăng sữa cho sản phụ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.
Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón
Rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Giúp da tươi nhuận, hồng hào
Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Chữa khí hư, suy nhược
Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau sinh và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp
Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Chữa yếu sinh lý
Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
Chữa di mộng tinh
Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.
Chữa hoạt tinh
Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.
Chữa chảy máu cam do nhiệt
Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu. Máu sẽ cầm ngay.
Chữa đinh nhọt
Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 - 3 lần.
Chú ý: 
- Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.
- Bệnh nhân sỏi thận nên tránh ăn rau mồng tơi do rau chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric, gây tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận.
Tổng hợp: tapchidongy.vn

NHỮNG NGUY HẠI "CHẾT NGƯỜI" TỪ RAU MỒNG TƠI "CẦN LOẠI BỎ" NGAY LẬP TỨC
Bạn hãy chú ý những 'mặt trái' dưới đây của rau mồng tơi để biết cách ăn uống hợp lý, tránh lạm dụng, giúp cho loại rau này phát huy những giá trị dinh dưỡng của nó nhé.
Mồng tơi đã loại rau ăn phổ biến được ưa chuộng trong những ngày hè. Một bát canh cua rau mồng tơi có lẽ sẽ là “tâm điểm” thanh nhiệt giúp giải cái nóng nực khó chịu, đem lại sự ngon miệng cho người ăn.
Nhưng ít ai biết rằng, rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất cao. Vào thời xưa, khi người ta chưa biết sử dụng mùng tơi làm rau ăn thì loại rau này đã được dùng để làm thuốc.
Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Công dụng chính của rau mồng tơi là thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc.
 Đồng thời, chất nhầy trong mồng tơi còn có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mồng tơi rất có ích cho những người muốn giảm cân hoặc bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.
Mồng tơi là loại rau phổ biến, được sử dụng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài những tác dụng chữa bệnh thì rau mồng tơi cũng có tác hại nếu ăn nhiều.
 Vì thế, bạn hãy chú ý những “mặt trái” dưới đây của rau mồng tơi để biết cách ăn uống hợp lý, tránh lạm dụng, giúp cho loại rau này phát huy được những giá trị dinh dưỡng của nó nhé.
Mồng tơi có thể gây kém hấp thu
Trong rau mồng tơi có chứa hàm lượng axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng trên.
Nhưng nếu ăn kèm rau mồng tơi cùng các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam hoặc cà chua thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.
Ăn nhiều mồng tơi có thể gây sỏi thận
Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Gây mảng bám ở răng
Ăn rau mồng tơi sẽ có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này không hòa tan trong nước mà bám lại ở răng. Chính vì thế, sau khi ăn mồng tơi cần đánh răng để loại bỏ mảng bám.
Gây khó chịu trong dạ dày:
 Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.
 Tiêu chảy
Điều mọi người cần lưu ý là những người từ trước đã ít dùng chất xơ thì cũng chỉ nên tăng dần từng ít một chứ không nên tăng nhanh một cách đột ngột sẽ gây rối loạn tiêu hóa; người có tình trạng tiêu chảy, tiêu lỏng, viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên thận trọng với thực phẩm có nhiều chất xơ.
Thêm nữa, các loại thực phẩm có chất nhầy thường như rau mồng tơi thường có tính lương (mát) hoặc tính hàn (lạnh), tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, nhuận trường, lợi tiểu. 
                                                                  http://kidshealth24h.com/kids-221021/

2---TỎI
             RƯỢU TỎI – THẦN DƯỢC ĐƯỢC SỬ DỤNG TỪ BỐN NGÀN NĂM TRƯỚC
toidenleo.com - Vào những năm 1960-1970, WHO_cơ quan theo dõi sức khoẻ & bệnh tật thế giới của Liên Hiệp Quốc phát hiện ở Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ chung của nhân dân Ai Cập lại vào loại tốt, ít bệnh tật & tuổi thọ trung bình tương đối cao. WHO đặt vấn đề với chính phủ Nasser xin cử một phái đoàn của WHO về Ai Cập nghiên cứu xem tại sao có hiện tượng lạ như thế mà ngành Y tế Ai cập chưa giải thích được. 
Ðược Tổng Thống Nasser đồng ý, WHO huy động nhiều chuyên gia y tế về Ai Cập nghiên cứu chia nhau đi xuống nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để thu thập các tài liệu đặc biệt. Cuối cùng các nhà nghiên cứu (đông nhất là Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản) nhận xét là ở Ai Cập nhà nào cũng có 1 lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói từ bao nhiêu thế kỷ nay nước họ vẫn là thế.
Ngày xưa Ai Cập là một đế chế lớn, chinh chiến liên miên, chủ yếu là xử dụng gươm dao chém giết nhau. Thời ấy làm gì có thuốc kháng sinh, nên họ chỉ dùng nước tỏi để uống & cũng để rửa các vết thương.
Ở các vùng tỏi được ngâm rượu theo những công thức khác nhau. Chuyên gia các nước đem những công thức đó về nước mình nghiên cứu và phân tích. Kết luận cái gì tốt rồi sau đó thông qua một báo cáo gởi cho WHO. Sau đó WHO tổng kết & hội thảo về vấn đề này. Rồi đến năm 1980 họ thông báo :
Rượu tỏi chữa trị được 04 nhóm bệnh :
1)      Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt). 
2)      Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thư) 
3)      Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản). 
4)  Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử). 
Ðến năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là :
5)  Trĩ nội & trĩ ngoại. 
6)  Ðại tháo đường (tiểu đường)
Nhật cũng công bố : “Ðây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & có hiệu quả chữa bệnh rất cao”.
Nguyên Lý
Con người ta thông thường tuổi từ 40 trở lên (có thể trẻ hơn nữa) là đã có bệnh. Các bộ phận trong cơ thể bắt đầu thoái hoá, bộ phận nào yếu thì thoái hoá nhanh, đặc biệt là làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipid) chất đường (glucone) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch & xơ cứng một số bộ phận khác rồi lâu ngày gây ra những chứng bệnh như trên.
 Trong tỏi có 2 chất quan trọng :
1) Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
2) Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn. Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.
Kết quả chữa bệnh
Tác giả tổng hợp bài viết này theo kinh nghiệm chứng thực cho biết : Từ năm 1970 bị thấp khớp nặng_sưng cả các khớp phải đi bằng gậy chống. Thuốc tân dược & đông y dùng đã nhiều như “Cao hổ cốt”, “rượu tắc kè” (lúc nào cũng có sẵn), thế mà bệnh không đỡ lại nặng thêm. Năm 1975 bị ngã gần chết. Năm 1981 bị ngất phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện 3 ngày mới hết nên sức khoẻ càng giảm.
Vào cuối năm 1982 mới bắt đầu uống rượu ngâm tỏi, thì 20 ngày sau bắt đầu thấy giảm bệnh sưng khớp. Qua 3 tháng, huyết áp trở lại bình thường. Bệnh viêm họng cũng khỏi. Hen phế quản giảm nhiều. Ngoài ra tác giả còn cho biết bịnh trĩ nội mỗi năm đi mất 5, 7 lần. Hen phế quản nặng cấp cứu nằm bệnh viện 2, 3 lần. Từ khi liên tục dùng rượu tỏi cho tới nay đã gần 8 năm mà không phải đi bệnh viện lần nào cả. Ngủ rất bình thường, ăn thì tiêu hoá tốt, đặt biệt đối với bệnh thấp khớp thì coi như thuốc thần. Vì tác giả trước đây khổ vì thấp khớp, nay khỏi hẳn không còn biểu hiện gì cả.
Cho nên, kết luận của người Nhật phần trên là hoàn toàn đúng:
“Ðây là thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại, vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & lại có hiệu quả chữa bệnh rất cao.
(Theo World Hearth Organizations)
Mặt trái của tỏi:
Tỏi có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hại nếu không biết sử dụng đúng cách.
Người mắc bệnh gan
Theo Webmd, nhiều người nghĩ rằng tỏi là thực phẩm kháng khuẩn và virus, do đó có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm gan.
Tuy nhiên, một số yếu tố trong loại gia vị này có thể gây ra kích thích dạ dày và đường ruột, ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân viêm gan dễ buồn nôn.
Ngoài ra, chúng còn chứa một số thành phần dễ bay hơi có thể làm giảm các tế bào hồng cầu và hemoglobin trong máu, gây ra thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh viêm gan.
Người bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, bạn không nên ăn tỏi sống. Bởi tình trạng viêm trong mô niêm mạc ruột có thể gây giãn mạch, tắc nghẽn hay sưng.
Một số lượng lớn các protein, chất điện giải như kali, natri, canxi và clo sẽ xâm nhập vào khoang ruột, đẩy mạnh nhu động ruột, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Trong trường hợp này, hương vị cay của tỏi có thể kích thích đường ruột, gây xung huyết niêm mạc, khiến tình trạng phù nề trầm trọng hơn.
Người bị bệnh về mắt
Theo y học phương Đông, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài có thể làm tổn thương mắt và gan. Do đó, những người bị bệnh về mắt không nên tiêu thụ quá nhiều loại gia vị này.
Điều này sẽ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ…
Thận trọng khi sử dụng tỏi
Tỏi có tác dụng làm giảm huyết áp ở những người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, những người bị huyết áp thấp không nên ăn quá nhiều.
Loại gia vị này có thể kéo dài thời gian chảy máu, không tốt cho người chuẩn bị phẫu thuật. Do đó, bạn không nên ăn tỏi ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn và bôi tỏi lên da khi đang sử dụng thuốc.
         

                                                                                    Tham khảo: Intrenet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...