Cùng các bạn: Năm 2013, tôi bị đột quỵ tai biến mạch máu não, đi tìm thuốc
chữa cho mình và các bạn mình cùng bị đột quỵ, tìm đến cả 9 bài thuốc gia
truyền phòng dại. Khi in, NXB Y Học cương quyết cắt bỏ chúng. Tiêm phòng dại là
con đường duy nhất đúng cho những ai bị chó mèo dại cắn. Mời các bạn cùng đọc
Con người là động vật cao cấp nhất trên thế giới này. Con người đã sáng tạo ra
biết bao điều kỳ diệu. Một trong số đó là tìm ra các loại văcxin phòng bệnh cho
chính con người.
A--Văcxin phòng dại
Lần đầu tiên thử nghiệm văcxin dại trên
người, Louis Pasteur rất lo lắng. Ông viết thư tâm sự với con trai: "Con
thử tưởng tượng xem trái tim đau khổ của bố sẽ bị vò nát, cấu xé đến chừng nào
nếu như phải chứng kiến một nhân mạng mất đi vì liều văcxin của bố".
Louis Pasteur (27
tháng 12 năm 1822 - 28 tháng 9 năm 1895), nhà hóa học, nhà vi sinh vật học người
Pháp, với những phát hiện về các nguyên tắc của tiêm chủng, lên men vi sinh.
...Pasteur có vai trò lớn trong việc bác bỏ thuyết tự sinh, vốn in
sâu trong tư tưởng các nhà khoa học trước đó.
Ông sinh tại vùng Dole
(Jura, nước Pháp). Bố ông sau khi giải ngũ trở về chỉ làm nghề thuộc da và rất
nghèo. Cụ mong đợi con trai trở thành một thầy giáo vì nghĩ rằng làm thầy giáo
thì nhàn hạ hơn nghề thuộc da của ông.
Cuộc đời và sự nghiệp
khoa học của ông là một điển hình vè sự phấn đấu không mệt mỏi, toàn tâm toàn ý
cho khoa học. 59 tuổi, Luis Pasteur công bố các nghiên cứu về bệnh sốt vàng và
thành công trong việc chế tạo văcxin chống bệnh than. Sau đó, ông nghiên cứu về
bệnh đóng dấu ở lợn và chế tạo ra văcxin phòng bệnh này.
Tháng 7 năm 1885 là
mốc rất quan trọng trong lịch sử y học, khi ông thành công trong việc sử dụng
văcxin chống bệnh dại ở người. Bệnh nhân là cháu bé Joseph Meister, 9 tuổi, bị
chó dại cắn 14 vết rất nặng trên tay. Mặc dầu đã thử nghiệm nhiều lần văcxin
của mình trên động vật nhưng Pasteur rất hồi hộp khi phải bắt buộc dùng trên cơ
thể người vì giữa người và vật có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều
điểm khác nhau... Nhưng chỉ ít hôm sau, ông đã sung sướng viết cho con mình để
báo tin Joseph Meister đã ra viện, 3 vết tiêm sau cùng của cháu hơi bị tấy đỏ
nhưng không can gì. Cháu vẫn ăn ngon, ngủ yên, không sốt...
Sau 3 tháng và 21 ngày
tiêm thuốc, bé Meister vẫn khỏe mạnh như thường. Và Pasteur báo cáo về thành
công này trước Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Chủ tịch Viện nói: "Vinh quang
thay cho nền khoa học khi phát minh ra phương pháp chống bệnh dại - một bệnh
khủng khiếp mà bao nhiêu thế kỷ nay chưa ai thoát khỏi tử vong. Từ hôm nay, nhân
loại đã được trang bị một vũ khí để chống lại căn bệnh quái ác này".
Một tháng sau đó, Pasteur được bầu làm thư ký vĩnh
viễn của Viện Hàn lâm khoa học Pháp, nhưng ông lại bị liệt nốt nửa người phải.
Cũng trong năm này, ông tham gia vào thực nghiệm dùng vi khuẩn để tiêu diệt đàn
thỏ sinh sản quá mức trong môi trường tự nhiên ở Australia. 10 năm sau, Pasteur
qua đời sau một cơn urê huyết cấp.
Khoảng 3 năm sau khi thử nghiệm thành công văcxin dại, Viện Pasteur đầu tiên đã được khánh thành ở Paris. Sau đó, các viện Pasteur lần lượt mọc lên ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, và hàng chục triệu liều văcxin chống dại đã được sản xuất. Ông đã được dựng tượng ở khắp các quốc gia. Tượng đồng uy nghi, hoàng tráng trong các công viên, viện y học… Các dân tộc ghi công ông, coi ông như là thủy tổ phát minh Vắc xin, trong đó điển hình là vắc xin phòng dại. Đã bị chó mèo dại cắn, duy nhất phải tiêm phòng dại, không còn con đường nào khác.
Khoảng 3 năm sau khi thử nghiệm thành công văcxin dại, Viện Pasteur đầu tiên đã được khánh thành ở Paris. Sau đó, các viện Pasteur lần lượt mọc lên ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, và hàng chục triệu liều văcxin chống dại đã được sản xuất. Ông đã được dựng tượng ở khắp các quốc gia. Tượng đồng uy nghi, hoàng tráng trong các công viên, viện y học… Các dân tộc ghi công ông, coi ông như là thủy tổ phát minh Vắc xin, trong đó điển hình là vắc xin phòng dại. Đã bị chó mèo dại cắn, duy nhất phải tiêm phòng dại, không còn con đường nào khác.
Soạn theo Sức Khỏe & Đời Sống
Nên chích ngừa dại khi bị chó, mèo cắn
Bệnh dại là
một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người
qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây
qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.
Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường
hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều
dơi sinh sống.
Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:
- Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
- Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn
70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.
- Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng
vết cắn.
- Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng
độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó
dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh
rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có
chủng vẫn còn hơn.
- Đối với con chó cắn người, nếu còn sống
nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể
ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét
nghiệm xác định bệnh dại.
Phác đồ tiêm phòng dại
1. Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế
bào thận khỉ (biệt dược là Verorab).
Tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở
cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7,
14 và 28..
Giá của Verorab hiện nay khoảng
170.000đ/liều 1ml. Hiện nay người ta áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml
Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc
0,1ml vào ngày 30 và 90 cũng cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.
2. Tiêm phòng bằng thuốc chế từ tế bào não
chuột còn bú (vaccin Fuenzalida).
Chích từ 4 - 6 lần, cách 2 ngày chích 1
lần, mỗi lần 0,2ml. Trẻ em cũng chích 4 - 6 lần, mỗi lần 0,1ml, cách 2 ngày
chích 1 lần, chích trong da.
Ưu điểm của vaccin này là rẻ, dễ sản xuất
nhưng vẫn còn 1 tỷ lệ phản ứng thuốc.
Nếu vết cắn ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh
dục; vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ; niêm mạc bị chó nghi dại liếm; trẻ em tiếp
xúc với siêu vi dại thì phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại (SAR, serum
antirabique ). Liều dùng là 20 đơn vị/kg cơ thể (đối với huyết thanh bào chế từ
huyết thanh người) và 40 đơn vị/kg (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh
ngựa). Chia làm nhiều liều chích sâu và xung quanh vết cắn, liều thuốc còn lại
tiêm bắp.
SAR thường được chích ở mông, chích ngay
ngày 0 cùng lúc với vaccin phòng dại. Không được chích cả 2 loại vaccin và
huyết thanh kháng dại ở cùng 1 vị trí gần nhau và không dùng cùng kim và ống
chích của cả 2 loại thuốc với nhau để tránh bị trung hoà thuốc.
Bạn có thể đến Viện Pasteur, Trung
tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại.
B--Vắc xin uốn
ván
Trường hợp nào
cần được tiêm phòng uốn ván?
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính
có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium
tetani) gây ra.
Vi khuẩn uốn ván thường hiện diện trong
đất, bụi, nước và phân bón,… Vi khuẩn uốn ván có thể lây nhiễm thông qua một
vết cắt hoặc một vết xước nhỏ bị nhiễm bẩn. Các vi khuẩn đi qua máu hoặc dây
thần kinh đến hệ thống thần kinh trung ương gây ra các cơn co giật, rối loạn
nhịp tim, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng của bệnh uốn ván
Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3
đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện
khoảng một tuần sau khi bị nhiễm trùng với các biểu hiện điển hình như:
·
Đau đầu
·
Cứng bắp
thịt, bắt đầu từ trong xương hàm, sau đó đến cổ và cánh tay, chân, hoặc bụng
·
Khó nuốt
·
Bồn chồn
và khó chịu
·
Đau họng
·
Đổ mồ
hôi và sốt
·
Đánh
trống ngực, cao hoặc thấp huyết áp
·
Co thắt
cơ ở mặt
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh
nhân uốn ván rất dễ tử vong do ngạt thở.
Những trường hợp nào cần được tiêm phòng
uốn ván?
Các trường hợp sau nên được tiêm phòng
uốn ván:
Vacxin uốn ván được tiêm dự phòng cho
các đối tượng sau:
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 44
tuổi):
Sau 5 liều tiêm sẽ có kháng thể
phòng bệnh uốn ván suốt thời kỳ sinh đẻ. Hiệu lực bảo vệ đạt 98 – 100%.
Liều
|
Thời
gian tiêm
|
Thời
kỳ bảo vệ
|
Hiệu
lực bảo vệ
|
UV1
|
Càng
sớm càng tốt khi có thai
|
Không
có tác dụng bảo vệ
|
|
UV2
|
Ít
nhất bốn tuần sau UV1
|
3 năm
|
80 –
90%
|
UV3
|
Ít
nhất sáu tháng sau UV2
|
5 năm
|
95 –
98%
|
UV4
|
Ít
nhất một năm sau UV3
|
10 năm
|
|
UV5
|
Ít nhất
một năm sau UV4
|
Suốt
thời kỳ sinh đẻ
|
98 –
100%
|
Phụ nữ mang thai:
Chỉ cần tiêm hai liều là bảo vệ cho con
mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh.
Những người có nguy cơ mắc cao:
–
Người làm vườn
–
Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm
–
Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.
–
Công nhân xây dựng các công trình.
– Bộ
đội và thanh niên xung phong.
Đối tượng này được tiêm miễn dịch 03
liều trong vòng 6 tháng, bảo vệ được 5 năm.
Cứ sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại
01 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời.
Trường hợp bị vết thương:
–
Nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản đầy đủ hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong 5 năm
thì không cần tiêm nữa.
–
Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị uốn ván thì tiêm ngay 0,5ml vacxin.
–
Nếu tiền sử không rõ thì tiêm 1500 IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml vacxin
bằng 02 bơm tiêm ở hai vị trí khác nhau. Hai tuần sau tiêm nhắc lại một liều
vacxin 0,5ml và một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5ml.
Những lưu ý quan trọng
Bệnh uốn ván do vi khuẩn có
trong môi trường gây ra.
Nhiễm trùng xảy ra khi đẻ không
sạch, khi sử dụng dụng cụ cắt rốn bị nhiễm bẩn qua vết thương.
Bệnh UVSS hiện còn là vấn đề y
tế nghiêm trọng ở những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp và thực hành đẻ không
sạch.
Hầu hết trẻ mắc UVSS đều chết.
Cách tốt nhất để phòng bệnh uốn
ván là tiêm vắc xin uốn ván, làm sạch vết thương và loại bỏ tổ chức hoại tử.
Cách tốt nhất để phòng bệnh UVSS
là tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai, nữ tuổi sinh đẻ và thực hành đẻ
sạch.
Đỗ Thủy (Theo Webmd.com)
Và Bacsytructuyen.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét