VTV đã có những quảng
cáo thái quá về TPCN. Những quảng cáo đó là sự đánh lừa người tiêu dùng. Cau này thì đươc “TPCN
không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Nói trắng ra,
TPCN không chữa triệt để được bệnh, chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà thôi.
Quê tôi đồng trắng nước
trong, một năm có tới 5 tháng nước ngập tràn bờ. những tháng ấy, nhiều nghề phụ
trỗi dậy. Một trong đó là nghề làm thuốc. Vài viên thuốc tễ, lỉnh kỉnh lọ thủy
tinh, hai vai hai bị, lên đường, đi khắp vùng quê bán thuốc. Gọi là thuốc gia
truyền, bán thuốc cho những ai đau dạ dày, hay lẩm. Thuốc nhẩm vào những người
đau bụng, với lời quảng cáo “không khỏi không lấy tiền”. Người bán thuốc chấp
nhận cho bệnh nhân uống thử. 10 viên thuốc tễ, loại đen, loại hồng, viên to,
viên nhỏ…được bày ngay trước mặt, bệnh nhân chiêu ngay nước sôi đẻ nguội, uống
liền. Thày thuốc đi tiếp thị nhà khác. 30’ sau, quay lại thì thật kỳ diệu, người
bệnh cảm nhận ngay thuốc hiệu nghiệm. Thế là dốc hầu bao, mua thuốc. Những năm
50, 60 thế kỷ trước, trình độ y học của dân mình còn thấp kém, chỉ biết đỡ bệnh
là chấp nhận. Thời đó đã làm gì có khái niệm thực phẩm chức năng như bây giờ.
Thang thuốc tôi đang nói tới, là TPCN, được chế biến từ xái thuốc phiện, cơm
nguội (tẻ hoặc nếp), một ít đường đỏ, hoàn tán thành viên. Người đau bụng, dạ
dày uống vào có tác dụng tức thì. Xái thuốc phiện làm giảm đau ngay lập tức.
TPCN là như vậy, hết thuốc, một thời gian, hết tác dụng.
Ngày nay, cuộc sống thay đổi, việc cấm
sử dụng, tàng trữ thuốc phiện đã làm nghề này khai tử. Người tiêu dùng đã hiểu
và phân biệt THUỐC và TPCN. Chỉ có thuốc mới có tác dụng chữa bệnh. Nhiều khi,
(vì tiền?) VTV đã quảng cáo quá đáng về các loại thực phẩm chức năng. Người viết
bài nảy đã đầu tư vào TPCN Noni juice - Nước ép trái nhàu – uống 3 năm trời, tốn kém 100
triệu đồng – bỏ uống 8 tháng, bị đột quỵ tai biến mạch máu não chỏng gọng. Cấp
trên của tôi, người đã đạt đẳng cấp cao, được công ty mời thăm các nước miễn
phí, bỏ uống 4 tháng cũng đột quỵ lăn kềnh. Chúng tôi ngậm ngùi và nhận ra mặt
thật của TPCN. Bức xúc, tôi viết cuốn sách thứ 2 – Đông Y kỳ diệu – bóc mẽ TPCN
và THUỐC, hơi kênh kiệu một chút nhưng chỉ ra rằng, người đọc nó phải phân biệt
chúng.
Xin đưa lại đây 1 cách nhìn:
BS Việt tại Nhật "bóc" sự thật về TPCN trong
điều trị ung thư: Tinh nghệ, Fucoidan, đông trùng hạ thảo
BS.TS Phạm Nguyên Quý, khoa Nội tổng quát và ung thư
tại Kyoto, Nhật Bản | 01/12/2017 10:3
Sự thực về "thần dược" tinh nghệ
curcumin, Fucoidan, đông trùng hạ thảo
Tôi xin điểm lại một số
tác dụng của một số loại TPCN đang được sử dụng nhiều.
Curcumin (hoạt chất có trong củ nghệ) xuất phát từ Ấn Độ, đã
được sử dụng từ rất lâu đời và đang được sử dụng cho một số loại bệnh trong các
loại thức ăn.
Tháng 10/2017 vừa qua là
tháng rất nhiều quốc gia vận động để tầm soát ung thư vú nên
vừa qua tôi cũng kiểm tra thử xem curcumin có tác dụng gì trong điều trị ung
thư vú không. Rất tiếc là trong số các nghiên cứu hiện tại mới chỉ có chừng 3
nghiên cứu là đã hoàn thành; hai nghiên cứu được công bố dưới dạng bài báo
nhưng đều không chứng minh được bất cứ hiệu quả gì (ảnh bên dưới).
Fucoidan thì được ca tụng rất nhiều ở Việt Nam, được quảng cáo
là ở Nhật xài rất nhiều, được mang sang Mỹ bán, rồi từ Mỹ mang về Việt Nam bán,
rồi tiếp tục quảng cáo là hai nước này xài rất nhiều cho nên BN Việt Nam rất
tin tưởng và tiếp đó cũng xài rất nhiều.
Nhưng tôi search từ khóa
Fucoidan trong trang ClinicalTrial.gov để xem đã có những nghiên cứu nào thì
hiện tại chỉ có một nghiên cứu xem Fucoidan đường uống có cải thiện đời sống
cho BN ung thư phổi không phải tế bào nhỏ hay không, tuy vậy nghiên cứu này
cũng chưa bắt đầu.
Những bệnh nhân của tôi
ở Nhật chưa ai xài Fucoidan. Hỏi các dược sĩ thì biết cao trào dùng Fucoidan ở
Nhật đã qua 4-5 năm rồi.
Về đông trùng hạ thảo (Cordyceps) cũng không có thử nghiệm lâm sàng
nào cả!
Đông trùng hạ thảo là
một phong trào ở Nhật cách đây 10 năm rồi; nhiều người nhờ tôi tìm đông trùng
hạ thảo ở Nhật thì không có, muốn mua phải đặt ở hiệu thuốc khoảng 2 tuần mới
có.
Tôi hỏi một số người ở
hãng dược thì họ nói đó là lựa chọn của họ, vì chứng minh được tác dụng trên
bệnh nhân ung thư quá khó nên họ phải chọn cách cứ cho rằng nó là một thành
phần bổ sung hay thực phẩm chức năng đi, và cố gắng tạo ra tin đồn như vậy rồi
ai mua thì mua thôi.
Thực ra phong trào dùng
những thực phẩm chức năng này thường theo phong trào, kiểu một vài bệnh nhân
lên mạng nói "tôi xài tôi khỏe" thế là nhiều người khác dùng theo,
cho đến khi BS vào nghiên cứu thấy nó không có hiệu quả gì nên cảnh báo thì các
phong trào xẹp xuống.
Nhưng có một số đơn vị
kinh doanh hám lợi quá nên ghi đại trên bao bì là có tác dụng chữa bệnh. Như
vừa rồi ở Nhật có một loại nước uống được quảng cáo là có chứa Fucoidan, đã có
hơn 1.000 người mua, giá cũng rất mắc. Nhưng cảnh sát phát hiện và đã bắt người
sản xuất ra thứ "nước thánh" đó rồi!
dùng thực phẩm chức năng bổ não hơn hay là dùng thuốc hơn ạ
Trả lờiXóa