BÀI THUỐC 12.1 RAU MÁ
Rau má, là cây mọc hoang. Chúng mọc đầy trên đường đi, đường về của đường sắt hay các bãi hoang khắp
nơi trên cả nước.
Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát. Trong đông y, rau
má Thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu.
Những công dụng chính
của cây rau má như sau
Hạ huyết áp
Lợi tiểu
Tăng khả
năng giải độc
Mát, giúp điều
trị rôm, mẩn ngứa.
Chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt,
thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm
đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ,
khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt,
lở ngứa và vết thương chảy máu.
Ở Trung Quốc, rau má được dùng trị
cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cúm, ăn phải vật
có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm dại, ngộ độc sắn,
trúng độc thuốc nông dược, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương.
Cách dùng:
Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy
nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc
giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị Kiết lỵ, táo bón. Ngày dùng
30-40g tươi. Dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân và
làm tan mụn nhọt.
Rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà
nước Dừa, vắt lấy nước uống trị kinh nguyệt không đều, đau lưng, tức ngực, đau
bụng máu, khô da, nhức đầu, nóng lạnh, bạch đới.
Người ta đã
chế Rau má thành những dạng phomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền
da, liền sẹo.
Cách dùng, liều dùng
Cách 1: Lấy
30-40g rau má tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường, nước sôi để
nguội uống trong ngày.
Cách 2: Rau
má rửa sạch ăn sống.
Cách 3: Luộc
hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc
Rau má
-Chảy máu chân răng, chảy máu cam
và các chứng chảy máu:
Rau má 30g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá
diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống.
-Khí hư bạch đới:
Rau má phơi khô làm thành bột uống
mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê.
-Thống kinh, Đau lưng, đau bụng,
ăn kém uể oải:
Rau má 30g, ích mẫu 8g, Hương nhu
12g, Hậu phác 16g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
-Viêm hạnh nhân:
Rau má tươi giã lấy nước cốt, hoà
ít giấm nuốt từ từ.
. Ho, đái buốt, đái dắt: Rau má
tươi giã lấy nước cốt uống hoặc sắc uống.
-Viêm tấy, mẩn ngứa:
Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã
nát vắt lấy nước, thêm đường uống.
-Thuốc lợi sữa:
Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái
và nước.
-Chữa cảm nắng, say nắng:
Rau má tươi 60g, hương nhu 16g,
lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần
trong ngày.
Lưu ý: Một số tác hại của rau má
Do có tính hơi hàn nên bạn cần
lưu ý khi sử dụng loại rau này. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học Mỹ, giới hạn
chỉ nên dùng tối đa khoảng 40g rau má tươi/ngày, không nên dùng liên tục rau má
quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp nên ngưng sau 20 ngày mới tiếp tục sử dụng.
Không tốt cho tiêu hóa: Do có
tính hàn nên dùng tươi rau má rất dễ gây lạnh bụng, sử dụng nhiều có thể gây
tiêu chảy nhất là những người tiêu hóa kém.
Không tốt cho phụ nữ đang trong độ
tuổi sinh nở: Theo kinh nghiệm dân gian phu nữ dùng nhiều rau má sẽ giảm khả
năng thụ thai, phụ nữ mang thai dùng quá nhiều rau má làm tăng nguy cơ sảy
thai.
Phân biệt rau má dại
Hiện nay ngoài tự nhiên còn có 1
loại cây rau má khác có tên gọi rau má dại (hay rau má mơ) có tên khoa học là
Hydrocotyle rotundifolia Roxb. Loài cây này có hình dáng khá giống với cây rau
má Centella asiatica (L.) Urb nhưng có lá, dây mỏng và nhỏ hơn.
Loài cây này vẫn được nhân dân sử
dụng hàng ngày làm rau và làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian cây rau má dại
có tác dụng điều trị bệnh gan. Loại cây này có thể ăn sống hoặc luộc, cây có vị
thơm, ngon ăn rất thích. Xin mời xem V-Clip: