Người
ta nói "tiền không mua được hạnh phúc" nhưng các nghiên cứu khoa học
đã chứng minh tiền mua được sự hài lòng, tùy mức độ giàu có và cách chi tiêu.
Nghiên
cứu năm 2010 dựa trên việc khảo sát và phân tích cuộc sống của hơn 450.000 người
Mỹ phát hiện, người có thu nhập cao (khoảng 75.000 USD mỗi năm) có đời sống
tinh thần phong phú hơn hẳn những người có ít tiền hơn. Những người được hỏi
nói rằng, tiền giúp họ đáp ứng nhu cầu cơ bản như trải nghiệm cuộc sống và gắn
kết các mối quan hệ xã hội.
Lindsay
Bryan-Podvin, chuyên gia tài chính và là tác giả cuốn sách "Giải pháp lo
âu về tài chính" cho biết, mức thu nhập hàng năm 75.000 USD của người Mỹ
không quá lý tưởng nhưng là thước đo hạnh phúc. Khoản thu này giúp đáp ứng các
nhu cầu cơ bản về thực phẩm, nhà ở và chăm sóc sức khỏe. Sau đó, mức độ hài
lòng nâng lên khi phục vụ đủ chi phí sinh hoạt và sở thích cá nhân.
"Dữ
liệu còn chỉ ra, khi chủ động về mặt tài chính, sức khỏe tinh thần cũng tốt
hơn. Sẽ thật căng thẳng khi luôn ở trong tình trạng túng thiếu",
Bryan-Podvin nói.
Đa
số Gen Z cho rằng tiền giúp họ trở nên vui vẻ, hạnh phúc. Ảnh minh họa: Freepik
Trung
tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng nhận định, những người trưởng thành gặp
khó khăn về tài chính có nguy cơ bị phiền muộn, mệt mỏi hơn người có mức sống
trung bình hoặc cao.
Nghiên
cứu của Đại học Harvard đã theo dõi hàng trăm người đàn ông trong 80 năm, thu
thập dữ liệu về sức khỏe thể chất và tinh thần. Kết quả cho thấy, các mối quan
hệ thân thiết, bao gồm cả tiền bạc hay danh vọng, giữ cho mọi người hạnh phúc
trong suốt cuộc đời.
Một
lý thuyết phổ biến cho rằng, chi tiền cho những trải nghiệm dễ khiến bạn hạnh
phúc hơn mua sắm đồ dùng. Cuộc thăm dò với hơn 2.000 Gen Y năm 2014 cho thấy,
78% thích chi tiền cho trải nghiệm hoặc sự kiện hơn so vật chất.
Đầu
năm 2022, công ty môi giới bất động sản cao cấp RubyHome ở California đã khảo
sát 1.000 Gen Z ở Mỹ. 69% người được hỏi tin rằng tiền giúp họ hạnh phúc.
Nhưng
giá để mua hạnh phúc với Gen Z là bao nhiêu? Không giống như các thế hệ trước,
Gen Z (người sinh sau năm 1997) cho rằng họ có thể coi là đạt mức "giàu
có", hoặc tận hưởng cuộc sống xa hoa chỉ với 394.000 USD. Con số này thấp
hơn đáng kể so với thế hệ baby boomer, nhóm người cần hơn một triệu USD mới đạt
cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc. Trong khi, Gen X cần 887.211 USD và Gen Y là
721.020 USD.
Nhưng
khi nói về hạnh phúc tài chính, hoặc cảm giác thỏa mãn và vui vẻ khi sở hữu tài
sản, Gen Z cho rằng chỉ cần 74.950 USD mỗi năm đủ khiến họ hài lòng. Con số này
chỉ chiếm 38% so với thế hệ baby boomer (322.651 USD).
74.950
USD có thể giúp Gen Z "mua" hạnh phúc, nhưng không thể mua nhà. Cuộc
khảo sát hồi đầu năm nay của trang Porch.com cho thấy 61% người Mỹ không đủ khả
năng mua nhà ở thành phố đang sống. Hay năm 2021, tổ chức tư vấn phi lợi nhuận
New America đã công bố nghiên cứu "khoảng cách giàu nghèo của thế hệ
Millennials đang gia tăng" cho thấy, tỷ lệ người sở hữu nhà trong độ tuổi
25-34 giảm đột ngột. Khảo sát khác của Rocket Homes cũng chỉ ra hơn một nửa thế
hệ Millennials phải trì hoãn việc mua nhà do sợ gánh nợ.
Nhưng
chưa chắc nhiều tiền đều hạnh phúc, bởi làm nhiều tiêu nhiều, hoặc không còn thời
gian hưởng thụ.
"Bạn
có thể kiếm được 300.000 USD, điều này nghe có vẻ hấp dẫn về mặt lý thuyết.
Nhưng nếu phải làm việc 80 giờ một tuần, số tiền bạn đang kiếm được có ích lợi
gì?" Bryan-Podvin lập luận và nhấn mạnh: "Suy cho cùng, tiền có thể
làm tăng khả năng hài lòng trong cuộc sống, tùy thuộc vào cách bạn chi
tiêu".
Minh
Phương (Theo NyPost, Insider) https://vnexpress.net/
LỜI BÌNH FB
AMG
Có tiền phú quý giàu sang
Không
tiền lắm kẻ cơ hàn điêu linh
Có
tiền lắm kẻ chung tình
Không
tiền nó đá cho mình quay lơ
Có
tiền kẻ đợi người chờ
Không
tiền bạn hữu thờ ơ chẳng nhìn
Có
tiền thăm được họ hàng
Không
tiền cô bác bàng hoàng chơi vơi
Có
tiền thỏa thích ăn chơi
Không
tiền làm toát mồ hôi cả ngày
Có
tiền sáng xỉn chiều say
Không
tiền bụng đói suốt ngày nằm phơi
Có
tiền dạo phố xe hơi
Không
tiền nằm ngủ chao ôi đói lòng
Có
tiền cưới vợ gả chồng
Không
tiền thì cả tơ hồng không se
Có
tiền anh nói em nghe
Không
tiền anh nói em chê anh nghèo
Không
tiền cuộc sống gieo neo
Không
tiền cam phận tèo teo một mình.