Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

QUÊ HƯƠNG - Bài thơ GIANG NAM

 

Giang Nam, tác giả bài thơ Quê hương nổi tiếng, tên thật là Nguyễn Sung, sinh ngày 2/2/1929 tại xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, trong một gia đình Nho học. 93 tuổi, ông giành nhiều giải thưởng Văn học. Xin giới thiệu Một trong số đó là bài thơ nổi tiếng của ông

QUÊ HƯƠNG

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ? "
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích

Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi... 
***
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
***
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!
                                                     Giang Nam-1960

 Nhà thơ Giang Nam - tác giả bài 'Quê hương' qua đời

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: "Nhà thơ Giang Nam đã chọn Tổ quốc và thơ ca làm lẽ sống của đời mình. Và suốt đời, ông đã đi trên con đường ấy. Không có bất cứ điều gì, không thách thức nào có thể thay đổi con đường của ông.

Giang Nam sống hiền như cây, kiên định như cây, mạnh mẽ như cây và nở hoa kết trái như cây trong gió bão. Xin cúi đầu vĩnh biệt ông, tác giả bài thơ Quê hương bất diệt".

Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929 trong một gia đình nhà nho bình dân yêu nước ở làng Bình Trị, xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Giang Nam (2 tháng 2 năm 1929 – 23 tháng 1 năm 2023) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ "Quê hương".

Ông hoạt động cách mạng từ trẻ, từng giữ các chức vụ: Phó tổng Thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam, Tổng Biên tập Báo Văn nghệ, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II, III; Chủ tịch Hội Văn nghệ Phú Khánh...

Bài thơ nổi tiếng nhất của ông là Quê hương (sáng tác năm 1960), được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích. Bài thơ được đưa vào giảng dạy trong chương trình trung học phổ thông, từng được nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu phổ nhạc.

Ông từng nhận giải nhì thơ của Tạp chí Văn nghệ năm 1961, Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001. 

Ngoài thơ, Giang Nam còn sáng tác văn xuôi, chủ yếu là truyện, truyện ngắn. Ông từng sử dụng một số bút danh khác như Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh...

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY VÀO TRƯỜNG

                                                     K16 TOÁN CƠ ĐHTH HÀ NÔI

(1971-2011)

Thấm thoát thoi đưa, 40 năm ngày ấy, giờ sắp đến 60 năm. Các bạn K16 thân yêu, cùng nhớ lại kỷ niệm ngày 15/10/2011 chúng ta họp mặt. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho tôi viết Blog này:

https://hungdm1.blogspot.com/2011/10/ban-toi-va-toi.html

Và đây là 3 đoạn Clip về lớp tôi, mời các bạn đón xem.

http://www.youtube.co/watch?v=Qs81pqHGn7U

http://www.youtube.com/watch?v=dmwKtuLsAzM

http://www.youtube.com/watch?v=7_owe-HjDMo

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

CÂU CHUYỆN NGƯỜI TRỒNG NGÔ

 Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây ngô rất tốt.

Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ liên bang và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo. Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.

- Tại sao bác lại chia những hạt giống tốt nhất đi, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến cùng hội chợ liên bang để cạnh tranh với sản phẩm của bác? - Phóng viên hỏi.

- Anh không biết ư?- Người nông dân thật thà đáp - Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng được những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió rõ ràng sẽ làm giảm chất lượng ngô của chính trang trại của tôi. Tức là, nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt.

                                                                       (ST)

 

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2022

MỈM CƯỜI CHO QUA CŨNG LÀ MỘT THÁI ĐỘ SỐNG

 Cuộc sống giống như một chiếc bình ngũ vị, có đủ ngọt bùi đắng cay. Người Trung Hoa cổ đại đã viết ra câu đối sau: “Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, ngắm trước sân hoa nở hoa tàn. Tùy ý ra đi hay ở lại, nhìn khung trời mây tụ mây tan”. Sinh mệnh là hữu hạn. Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, mỉm cười cho qua trước những khó khăn, trắc trở là một thái độ sống, cũng là cách đối nhân xử thế khôn ngoan.

Nhà thơ Từ Chí Ma từng nói: “Giữa biển người mênh mông, ta tìm kiếm tri kỷ duy nhất; gặp được, ta may mắn; không gặp, số mệnh an bài.” Tình yêu là thế đấy, cuộc sống cũng vậy. Chỉ khi nhìn thế giới bằng cái tâm cao cả, thế giới mới trở nên bát ngát mênh mông hơn, đường mình đi cũng càng ngày càng thênh thang hơn.

Chọn cách khoan dung người khác khi bị hiểu nhầm không phải là biểu hiện của sự nhát gan, sợ phiền phức. Khoan dung cho thấy lòng độ lượng và tu dưỡng của một kiếp người.

(Trích sách Điềm tĩnh và nóng giận)


Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

SỰ ĐƠN GIẢN

 Càng lớn tuổi, con người ta càng tiến dần về sự đơn giản và càng đơn giản thì càng hạnh phúc.

Sự đơn giản đó là khi người ta không còn thích đến những nhà hàng sang trọng, lộng lẫy để “check-in” một cái cho bằng bạn bằng bè, họ thích ở nhà tự nấu nướng.

Đó là khi người ta không còn thích đến rạp xem phim để xếp hàng coi cho bằng được một bộ phim đang hot, dư luận đang ồn ào, họ nằm nhà, chọn một bộ phim sau khi xem kỹ nội dung, và nghiền ngẫm trọn vẹn bộ phim bằng cảm xúc chân thật nhất.

Đó là khi người ta không còn thích đến những nơi đông đúc để thấy mình lạc lõng, họ thích trở về nhà, một mình mà không cô độc, một mình mà yên vui.

Đó là khi người ta không còn quá bận tâm đến xu hướng, đến sự nổi bật. Thay vì chọn một phong cách lòe loẹt, rườm rà, họ yêu thích sự giản tiện.

Đó là khi người ta thay vì nói oang oang về bản thân trong đám đông, cố chấp gạt bỏ những cái tôi khác, họ chọn cách lắng nghe, quan sát và ngồi lặng lẽ một mình.

Họ dành nhiều nụ cười hơn sự cáu kỉnh, bực tức, họ chọn tha thứ hơn thù hận và cảm thông hơn hờn trách.

Họ vui vì đã chạm tới sự đơn giản không phải vì sự kỳ vọng cho bản thân mình trở thành một phần đặc biệt của cuộc sống.

Có bao nhiêu người đã chọn lựa một cuộc sống lặng lẽ, thu mình, không ồn ào, nhưng không cô độc?

-------------------

Bộ sách chữa lành cho tâm bình an, đời bình yên.


Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

Câu chuyện ĐẠO TẶC

 Ngày xửa ngày xưa, có 1 họa sĩ trẻ, không có tiếng tăm, sống trong 1 căn phòng chật hẹp, cũ kỷ, chuyên đi vẽ chân dung cho người khác kiếm sống qua ngày. Một hôm, có 1 nhà phú hộ, thấy những bức tranh của chàng họa sĩ trẻ rất sống động, nên đến nhờ chàng vẽ cho 1 bức chân dung. Đôi bên đồng ý với giá là 10.000 đồng.

Sau 1 tuần lễ, bức tranh đã hoàn thành, nhà phú hộ đến đúng hẹn để lấy tranh. Đến lúc đó, ông nhà giầu đó sanh lòng phản phúc, vì thấy chàng họa sĩ vừa trẻ, vừa nghèo vừa chả tiếng tăm gì, nên đã không chịu trả đúng số tiền đã thỏa thuận từ trước. Vì Ông ta nghĩ bụng rằng: Bức tranh là chân dung của mình, nếu ta không mua, thì chả có ai bỏ tiền ra mua cả! Thế thì tại sao ta lại phải trả đến giá cao như thế cho bức tranh này? Nghĩ thế ông ta bèn trở mặt, không chịu trả đúng 10.000đ như đã giao hẹn nữa, mà chỉ chịu trả 3.000 đồng thôi.

Chàng hoạ sĩ trẻ choáng váng, vì chưa gặp chuyện như thế bao giờ, nên đã kiên nhẫn, cố gắng giải bầy cặn kẽ cho ông khách đó rằng, đây là đã giao hẹn rồi, xin ông hảy nên làm người giữ chữ Tín. Ông khách thấy thế, biết là mình đã chiếm thượng phong, bèn dứt khoát: Thôi anh đừng dài dòng lôi thôi, tôi hỏi anh, 3.000 có chịu hay không??

Chàng hoạ sĩ nghe thế, biết là cha này chơi xỏ lá, tay trên, bèn cố nén cơn giận, trả lời người khách với 1 giọng kiên quyết: Không bán! Tôi thà thí công vẽ, chứ nhất định không chịu để ông làm nhục tôi như thế! Hôm nay ông nuốt lời, bất tín với tôi, thì tương lai chắc chắn ông phải trả giá gấp 20 lần!!

-Cái gì? Anh nói giỡn chơi! 20 lần là 200.000đ, tôi đâu có ngu mà trả đến 200.000đ để mua bức tranh này!!

- Rồi ông sẽ biết! --Chàng họa sĩ nói theo khi người khách bỏ đi!

Trải qua câu chuyện đau lòng như thế, chàng họa sĩ đã dọn đi, đến 1 nơi khác, tầm sư học nghề, khổ công luyện tập.

Trời không phụ lòng người, mười mấy năm sau, chàng đã dành được 1 chỗ đứng khá quan trọng trong giới hội họa, trở nên 1 họa sỉ khá nổi tiếng. Còn nhà phú hộ? Ngay ngày hôm sau thì ông ta đã quên mất câu chuyện chơi xỏ thằng họa sĩ trẻ đáng thương đó rồi.

Cho đến 1 ngày, có mấy người bạn thân đã đến kễ cho ông ta nghe cùng 1 câu chuyện lạ:

-Này ông! có 1 câu chuyện lạ ghê! mấy ngày nay, chúng tôi có đi xem 1 buổi triển lãm tranh của 1 ông họa sĩ nổi tiếng, ở đó có treo 1 bức tranh đề giá chắc nịch "Không thương lượng: 200.000đ, mà trong tranh là 1 nhân vật trông y hệt như Ông, Mà cái buồn cười của tiêu đề bức tranh là: BANDITO!! ( Đạo tặc!! ).

Như bị trời giáng, ông nhà giầu nhớ ngay đến câu chuyện năm xưa!

Lúc đấy, ông mới biết là việc mình làm ngày trước đã tổn thương người họa sĩ trẻ đến mức nào. Ngay tối hôm đó, ông ta đã tìm ngay đến chàng họa sĩ, thành thật xin lỗi, và ngỏ lời xin mua lại bức tranh đó với giá 200.000 đồng .

Chàng họa sĩ trẻ đó tên là: Pablo Ruiz Picasso.(1881---1973)

* Không ai có thể đánh bại và làm nhục ta ngoại trừ chính ta. . ...

(Sưu tầm) TRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM


 

 

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

BÌNH THẢN

 
Đỉnh cao nhất của tâm thái con người không phải là vô dục vô cầu, mà là hiểu được hai chữ “BÌNH THẢN”.

Để đạt được 2 chữ “bình thản” khó gấp trăm vạn lần “đi tu”.

Người bình thản là vẫn yêu thương say đắm, nhưng nếu có mất mát lòng vẫn có thể bình thản xem như đó là định luật hợp tan của cuộc sống.

Người bình thản là vẫn làm việc chăm chỉ, mưu cầu hạnh phúc, nhưng không vì tiền mà làm trái đạo đức, trái lương tâm.

Người bình thản là ăn uống chỉ cần no bụng, không cầu kỳ, đòi hỏi, không ăn chay, không ăn mặn, có gì ăn đó. Có ăn là được.

Người bình thản khi gặp việc trái ý, không giận dữ, không tuyệt vọng, không nản chí. Họ chỉ thản nhiên xử lý hết khả năng. Nếu không được, thì buông, xem như đã hết duyên với việc cần làm.

Người bình thản, sống đơn giản, quần áo, mọi thứ có gì mặc đó, hợp hoàn cảnh, lịch sự không làm cho bản thân khó chịu, không ảnh hưởng đến người xung quanh là được.

Người bình thản thấy việc tốt thì làm, làm tất cả những việc trong tầm tay, không nhất thiết chạy theo từ thiện hay làm người tốt. Chỉ cần những việc rất nhỏ như bỏ rác đúng chỗ, lên tiếng khi thấy bất công, ngăn cản việc xấu. Và khi đã làm hết sức, không được cũng không cần quá cố gắng ép bản thân.

                     🍀Tu tâm cho tốt thì đời thong dong

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...