Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

Đời người chỉ vẻn vẹn trong 6 câu nói này

 6 câu nói sau đây, nếu như đọc hiểu và có thể thực hành trong cuộc sống thì con đường nhân sinh của bạn sẽ rất suôn sẻ.

1. Chớ có xem thường người khác

Thu cái tính khí của mình lại, tốt nhất là nên giữ im lặng. Bởi vì nếu xung động có thể sẽ làm những chuyện khiến bản thân không thể nào vãn hồi lại được.

2. Bạn không có nhiều khán giả đến thế, nên không cần phải “diễn”

Sống ở đời nên làm người đơn giản, kiên định và thực tế. Chớ có chìm đắm vào những ảo tưởng, càng không nên lo sợ những chuyện không đâu.

Đối với bất kỳ sự việc vào đều nên giữ thái độ ôn hòa, không nên tùy tiện nổi nóng. Bởi người ta vốn không thiếu nợ bạn, trên thế giới này không có hai chữ “phải nên”.

3. Hiểu được bản thân mình nhỏ bé

Phàm là việc gì cũng không nên can thiệp vào, bởi vì bạn vốn không có mạnh mẽ như trong tưởng tượng đâu.

4. Đau khổ chỉ là một cơn, sau khi qua đi ngoảnh đầu nhìn lại, thật ra nó chẳng là gì

Nên học cách buông bỏ, bởi nắm giữ càng chặt, thì càng không có cách nào tự thoát ra được. Đồng thời, học biết cảm ơn, thuận theo tự nhiên, cũng cần phải.

kiên trì nguyên tắc nhân quả cơ bản nhất của bản thân mình.

5. Mỗi một người đều là cá thể độc lập, không có chuyện ai rời khỏi ai thì không thể sống tiếp được nữa.

Chớ có đánh giá cao sức mạnh của mình trong tập thể, bởi vì, khi bạn lựa chọn rời khỏi, bạn sẽ phát hiện rằng nếu không có bạn, mặt trời vẫn mọc như bình thường!

6. Học biết tha thứ cho những người làm tổn thương mình, bởi vì họ cũng rất đáng thương, bị áp lực dồn ép, không thể tự chủ

Nên biết rằng đằng sau sự vẻ vang của người khác, có rất nhiều đau khổ không để cho người khác biết.

Người mà bản thân mình không thích, dùng nụ cười để đáp lại, âm thầm chúc phúc cho anh ta; đối với những người bạn thích, chân thành biểu lộ chân thành, đối đãi thật tốt.

Trong cõi huyền diệu tự có an bài của nhân quả, chỉ cần ôm giữ một trái tim thiện lương, làm những việc đúng đắn.

Lúc nào cũng phải nhắc nhở chính mình, thay đổi chính mình, thấp giọng làm người, cao giọng làm việc. Có như thế thì chắc chắn bình yên.

                             Suu tầm từ Fb.

NGUỒN GỐC CỦA LUẬT NHÂN QUẢ

 Luật nhân quả là một phép tắc, được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh trong không gian. Nếu không có luật nhân quả quy định trật tự thì các hành tinh trong không gian này sẽ bị đảo lộn, và như vậy muôn vật sống trên các hành tinh sẽ bị tiêu diệt.

Luật nhân quả không phải do con người quy chế hay một đấng tạo hóa nào lập ra, mà chính do các “hành” hoạt động theo sự vận hành vô minh tự nhiên của bản chất vạn vật mà lập thành.

Từ khi có các hành vận chuyển trong vũ trụ, tạo thành những duyên mới, những duyên mới này phối hợp với các duyên khác sanh ra duyên mới khác nữa, và cứ như thế tiếp tục mãi mãi. Sự tiếp tục vận hành này chính đó là nguồn gốc sanh ra vạn vật, chứ không có “Ðấng Tạo Hóa”, như trên chúng tôi đã nói. Sự vận hành là một sự sinh diệt của vạn vật trong vũ trụ. Khi có vạn vật xuất hiện lại tiếp tục vận hành tạo thành một môi trường sống, môi trường sống phù hợp cho loài sinh vật nào thì loài sinh vật ấy xuất hiện. Mãi đến khi môi trường sống phù hợp với loài người thì loài người mới xuất hiện.

LÀM SAO THOÁT KHỎI LUÂN HỒI ?

        Những người lầm lỗi, làm ác, phải trở lại cõi TRẦN để đền tội, còn người hiền lành làm phải, cũng trở lại cõi TRẦN để hưởng phước, vậy phải làm sao để dứt được sự LUÂN HỒI ?

     -- Chỉ có một phương pháp là: Diệt lòng ham muốn, luôn luôn tránh điều ác, cố gắng làm việc lành, tận tâm giúp người mà không mong hưởng phước. Chuyên lo học tập, nghiên cứu, tìm hiểu luật Tiến hóa để thi hành đúng theo Cơ Trời.

        Ngày nào ta trả dứt các quả ác, vui lòng phụng sự nhơn loại không ngừng, hiểu thông tất cả Luật Trời, được đắc quả CHƠN TIÊN rồi thì không còn bị bắt buộc phải Luân hồi nữa.

        Ta đã được GIẢI THOÁT.

        LUÂN HỒI là Luật Trời, bất di, bất dịch. Dầu tin hay không, nhân loại cũng bị nó chi phối. Nếu biết lợi dụng nó thì ta sẽ sớm được phản bổn hường nguyên.

http://www.thongthienhoc.com/

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2022

CAY CÚ CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ CAY CÚ VÔ TRÁCH NHIỆM

 Trong cuộc sống, trên các diễn đàn mạng chúng ta luôn thấy con người có tâm trạng cay cú.

Có đứa cay cú vì nó sinh ra trong một gia đình không giàu bằng người khác, không danh giá như nhà khác, không được hưởng các thú vui, lợi ích như con nhà người khác. Rồi nó oán trách bố mẹ, oán trách cuộc đời, oán trách mọi người xung quanh. Rồi nó bê trễ. Học không học, làm không làm. Kết cục đời nó như thế nào thì ai cũng đoán ra được.

Có rất nhiều người cay cú về xã hội, về thời buổi, về nhân tình thế thái. Nhưng chỉ đổ trách nhiệm cho xã hội, cho người đời. Thấy cái gì vơ được thì vơ. Cái gì hốc được thì đút tọt vào mồm. “Hưởng hết cái gì cần hưởng, phá hết cái gì muốn phá” như lời nhân vật gái điếm Hồng Điệp trong phim Mối tình đầu. Không kiên trì nhẫn nại làm một việc gì cả. Làm 1 hai lần không được thì đá tung, đạp nát rồi bỏ đi. Đầu óc tràn ngập trạng thái chán chường, oán hận.

Đó là loại người cay cú vô trách nhiệm. Hắn không làm nổi một việc gì. Không hiểu biết đến nơi đến chốn chuyện gì cả.

Loại người khác cũng cay cú. Nhưng cố gắng làm bằng được, hiểu bằng được. Thấy mình đẽo con cù quay không đẹp, tiếng quay của nó không ngon, quay không “đậu” (không “tít”)... thì làm đi làm lại bằng được. Đóng cái ghế cái bàn, xây cái bờ tường cái bệ, nấu món ăn, làm 1 loại bánh, trồng cây, ghép cành, vẽ, múa... mà không bằng người hoặc không như ý thì làm đi làm lại. Làm đến bao giờ được mới thôi.

Loại người này gặp chuyện bất bằng trong xã hội không bỏ qua. “Anh hùng tiếng đã gọi rằng/ Qua đường dẫu thấy bất bằng mà tha” (Lục Vân Tiên). Làm gì cũng cầu thị, muốn hiểu rõ ngọn ngành. Ứng xử công bằng, tác phong khẳng khái và luôn cố gắng hoàn thiện công việc tốt nhất có thể.

Những người này vào đời, “nhập thế” thì vẫn “tinh thần, thái độ” như vậy. Không chửi đổng rồi bỏ mặc, đứng ngoài mà cố soi xét, tìm hiểu để có thể gợi ý cách giải quyết khả thi.

Đó là loại người “cay cú có trách nhiệm”. Nếu ta đang làm những công việc tử tế thì có thể hy vọng hợp tác tốt với họ.

                     Nguyễn Văn Đại

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

CHÂN THÀNH

 Cuộc sống này bất kể giàu sang hay khốn khó, người chân thành mới là cao quí nhất.

Người luôn giở thủ đoạn, cuối cùng sẽ mất đi tất cả ! Giấy không bọc được lửa, thật hay giả cuối cùng sẽ hiển lộ rõ ràng.

Không có bức tường nào không lọt gió, tốt xấu sớm muộn đều minh bạch.

Làm người không cần quá toàn vẹn, chỉ cần có lương thiện trong tâm thì đến chỗ nào cũng đều không e ngại.

Trên đường đời, bất luận gặp được ai, sự chân thành có thể chạm tới sâu thẳm trong tâm hồn của họ. Chúng ta hãy lựa chọn lương thiện dù chịu khổ hay chịu thiệt, đừng nên tính toán so đo.

Dù trăm bề khó khăn cũng không tính kế hại người.

Làm người ta nên lựa chọn Chân Thành.      (ST)


Phút nghỉ ngơi: Mời xem Clip – Giảm Stress – Độc giả SUB Đăng ký 1 lần ủng hộ Kênh. Trân trọng cảm ơn.

https://www.youtube.com/watch?v=GpbVFBKYddA&list=UUJ1jF6vV7C_iIdpVaK9nQ8Q

 

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

5 yếu tố nguy cơ của đột quỵ và bệnh tim

 Huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, bệnh tiểu đường, hút thuốc lá làm hình thành cục máu đông, dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim.

Đột quỵ và bệnh tim đều có chung yếu tố nguy cơ là xơ vữa động mạch, tức tình trạnh tích tụ các mảng bám trong động mạch, làm giảm lưu lượng máu. Xơ vữa động mạch có thể gây tắc nghẽn mạch máu đến não hoặc tim, dẫn đến đột quỵ hoặc cơn đau tim. Tuy vậy, chúng cũng có một số khác biệt cơ bản như: bệnh tim thường tiến triển qua nhiều năm (mạn tính), trong khi đột quỵ có thể xảy ra đột ngột (cấp tính).

Không có cách để ngăn ngừa hoàn toàn đột quỵ và đau tim. Song, thay đổi hoặc kiểm soát những yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tiểu đường... giúp phòng tránh phát triển hai căn bệnh này.

1)  Huyết áp cao

Khi huyết áp cao, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này khiến tim thêm căng thẳng và theo thời gian có khả năng tổn thương. Huyết áp cao có thể làm cho các động mạch trở nên hẹp và cứng, dễ hình thành cục máu đông. Cục máu đông hình thành trong tim có thể dẫn đến đau tim. Tương tự, cục máu đông trong não có thể gây ra đột quỵ. Kiểm soát huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc tình trạng nguy hiểm này.

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Ảnh: Freepik

2)  Cholesterol cao

Cholesterol cao có thể dẫn đến hình thành mảng bám trong động mạch, chặn dòng lưu thông máu đến não, gây đột quỵ. Khi đột quỵ xảy ra, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong.

Cholesterol cao cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim vì có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong các động mạch cung cấp máu cho tim. Đau tim cũng có thể đe dọa tính mạng. Do đó, mọi người nên duy trì mức cholesterol khỏe mạnh.

3)  Hút thuốc

Các chất hóa học trong thuốc lá làm tổn thương tim và mạch máu, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch. Cục máu đông có thể chặn lưu lượng máu đến não và gây đột quỵ. Người hút thuốc cũng có nhiều khả năng bị cao huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Hút thuốc còn làm hỏng lớp niêm mạc của động mạch, khiến chúng có nhiều khả năng bị rách hoặc vỡ hơn. Rách động mạch sẽ chặn dòng máu đến cơ tim, gây đau tim. Nếu bạn đang hút thuốc là thì nên tìm các biện pháp để cai thuốc. Mọi người cũng nên tránh hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động).

4)  Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ nhất của bệnh tim và đột quỵ. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng mạch máu và dây thần kinh, khiến cơ thể khó điều chỉnh lượng đường trong máu. Điều này có thể dẫn đến mảng xơ vữa hình thành trong động mạch, gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Bệnh tiểu đường cũng có thể khiến huyết áp tăng - một yếu tố nguy cơ đáng kể khác cũng dẫn đến đột quỵ và đau tim. Người mắc căn bệnh này nên thăm khám với bác sĩ thường xuyên, kiểm soát đường huyết ở mức ổn định để giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, phòng ngừa đột quỵ và đau tim.

5)  Béo phì

Một người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên được xác định bị béo phì. Những người béo phì có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao. Tất cả những tình trạng này đều có thể dẫn đến cả đột quỵ và đau tim.

Béo phì còn làm tổn thương tim và mạch máu, tăng lượng chất béo trong máu, có thể làm tắc nghẽn động mạch. Nguy cơ viêm tăng lên và tim bơm máu cũng khó khăn hơn. Người béo phì nên thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh, tập thể dục và dùng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) để có cân nặng phù hợp.

                  KimUyên (Theo Eat This, Not That)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

SỨC KHOẺ - VỐN QUÝ CỦA MỌI NGƯỜI

 Trong chúng ta, ai cũng biết rằng sức khoẻ là quý giá nhất. Mùa xuân về, chúc nhau sức khoẻ, gặp nhau cũng chúc nhau sức khoẻ. Vì vậy việc giữ gìn sức khoẻ là cấp bách không những của người già.

1. Áp lực cuộc sống tàn phá trí nhớ nhiều người trẻ

Căng thẳng, lo âu, ăn uống thiếu chất, kém vận động, là các nguyên nhân khiến nhiều người trẻ nguy cơ suy giảm trí nhớ, vốn là bệnh của người già.

Tình trạng suy giảm trí nhớ, stress kéo dài gây ra những hệ luỵ ảm đạm về sức khoẻ. PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu, Phó chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, cho biết theo guồng quay cuộc sống, suy giảm trí nhớ không còn là hội chứng của riêng người già mà nhiều người trẻ và trung niên đang nguy cơ cao mắc phải.

Theo thời gian, nếu không kiểm soát tốt, chứng suy giảm trí nhớ có thể tiến triển thành sa sút trí tuệ và Alzheimer - bệnh lý về thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, đời sống. Theo đó, sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, năng lực học tập, ngôn ngữ, khả năng hiểu, tính toán và phán đoán, điều hành... Hội chứng còn khiến người bệnh không thể thực hiện hành vi hoặc tự sinh hoạt, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng và thậm chí tử vong.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy khoảng 7% người trên 60 tuổi bị sa sút trí tuệ, năm 2030 dự báo con số này khoảng 82 triệu người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Neurology vào tháng 9/2022 cho thấy cứ 100.000 người từ 30 đến 64 tuổi thì có 119 người mắc chứng sa sút trí tuệ sớm. Tại Việt Nam, ước tính có hơn 500.000 người bị hội chứng này.

Sa sút trí tuệ khiến người trẻ suy giảm trí nhớ, không hoàn thành tốt công việc. Ảnh:Freepik

Nguyên nhân của chứng suy giảm trí nhớ xuất phát từ áp lực cuộc sống, việc lười vận động, không giao tiếp và cuộc sống gắn bó quá nhiều với công nghệ. "Chúng ta thường xuyên giao tiếp nhưng đó là sự tương tác tĩnh với môi trường không có thực, có thể tiếp nhận mà không diễn đạt bằng lời", PGS Lưu giải thích và dẫn chứng nhiều người trẻ vừa ăn uống, vừa cúi xuống lướt điện thoại, xem phim, nghe nhạc, chạy xe trên đường cũng tranh thủ cắm tai nghe học. Việc đa nhiệm này dẫn đến khả năng kém tập trung, kém ghi nhớ ở người trẻ.

Bên cạnh đó, những yếu tố nguy cơ gây suy giảm trí nhớ còn có thể do đột quỵ ngày càng trẻ hóa, tình trạng béo phì và tăng huyết áp; gia tăng mắc đái tháo đường, tăng mỡ máu; thói quen uống rượu hoặc và dùng chất kích thích, tiền sử gia đình có người mắc hội chứng sa sút trí tuệ, trầm cảm; thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ ăn uống đặc biệt là sắt và vitamin B...

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Tâm, Trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt, người trẻ bị stress, căng thẳng mạn tính khiến tình trạng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, giới trẻ hiện nay thức khuya, thiếu ngủ trầm trọng, khiến não bộ không đủ phục hồi nên bị suy giảm trí nhớ, lâu dài dẫn đến sa sút trí tuệ.

Mặc khác, họ thường chủ quan nghĩ mình còn trẻ nên chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không điều độ khiến bệnh trầm trọng hơn, kéo theo nhiều hệ lụy khác như máu khó lưu thông, gan không đào thải được độc tố. Khả năng chịu áp lực và kỹ năng sinh tồn của người trẻ chưa tốt, dễ sa đà và mất phương hướng trước áp lực. Vậy thì, cần phải làm gì?

2. Sống thực tế

Chuyên gia khuyến cáo người trẻ nên sống thực tế, tránh tham vọng quá mức, xác định mục tiêu vừa sức, biết cái gì là quan trọng đối với mình, với lứa tuổi của mình. Thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy. Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế.

3. Thăm khám định kỳ, thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần được thăm khám ngay cả khi chưa có bất thường về thể chất và tinh thần. Khi đã có bất cứ bất thường nào, cần khám ngay.

"Không nên chủ quan khi có biểu hiện sớm của việc suy giảm trí nhớ. Nên đi thăm khám, tầm soát để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng rối loạn giấc ngủ, căng thẳng kéo dài quá lâu dẫn đến hậu quả khó lường", bà Tâm cho biết.

            Soạn theo Minh Anh https://vnexpress.net/

5 cách giúp người trẻ đương đầu với tổn thương tâm lý

(Dân trí) - Đa phần các bạn trẻ luôn nghĩ về những nỗi buồn như một phần của cuộc sống. Vậy thực chất, những tâm hồn tuổi đôi mươi đó đã đương đầu với những tổn thương tâm lý của bản thân bằng cách nào?

1. Hoạt động thể chất để chữa lành vết thương tinh thần

Đứng trước nhiều ngã rẽ cuộc đời ở tuổi đôi mươi, nhiều bạn trẻ cảm thấy mông lung và vô định. Không hiểu rõ mình đang làm gì, tương lai sẽ đi về đâu, không biết có nhận lại được thành quả gì không sau khi phải đánh đổi rất nhiều thứ...


Mỗi lần cảm thấy bản thân quá tiêu cực, mình thường ưu tiên những hoạt động liên quan đến thể chất trước (Ảnh: NVCC).© Tiền Phong

1.2. Bạn Quỳnh Như (20 tuổi, sinh viên năm thứ 3 Đại học Kinh tế Quốc dân) chia sẻ.

Khi cơ thể được hoạt động liên tục thì não bộ cũng tự nhiên quên đi những chuyện không vui. Quan trọng là lúc đó mình được nhìn lại vào bên trong bản thân, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì bên ngoài.

2. Tìm về thiên nhiên để lành lại những thương tổn

"Tìm về thiên nhiên cũng là một trong số những cách mình áp dụng mỗi lần bị tổn thương. Khi ngắm nhìn núi non hùng vĩ, hay biển cả mênh mông, hay chỉ đơn giản là thả mình vào một không gian rất rộng lớn.

Mình cảm thấy khi đứng trước những thứ to lớn như vậy, nỗi buồn của mình bỗng nhẹ bẫng đi. Và có lẽ vì thiên nhiên quá to lớn, nên nỗi buồn ấy của mình tự dưng nhỏ nhoi hẳn đi".

Việc dùng liệu pháp “tắm rừng” là để đắm chìm các giác quan trong cảnh sắc và âm thanh của khung cảnh thiên nhiên.

"Chúng mình không cần phải đi lên rừng, đơn giản chỉ cần đi ra công viên, đi trên con đường yêu thích. Khi đã đến đích, hãy hít thở sâu vài lần và định tâm bản thân. Hãy để tâm trí cùng các giác quan khám phá và thưởng thức. Điều này vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giải tỏa căng thẳng".

3. Thay đổi cách nhìn nhận và tiếp nhận về vấn đề tiêu cực

Bạn Đinh Trà My hiện đang là sinh viên năm thứ ba Đại học Khoa học Tự nhiên chia sẻ cách cô tiếp nhận với chuyện tiêu cực: "Có lần mình bị người ta lừa tiền, số tiền đó có lẽ không lớn với nhiều người, nhưng đối với một sinh viên chưa thể tự chủ kinh tế thì đó là một khoản tiền lớn.

Lúc đó mình rất sốc và sợ hãi, nhưng sau đó nghĩ lại rằng, việc buồn bã hoàn toàn không có ích gì trong tình huống này".

Đối với Trà My, sự việc mất tiền lại chính là động lực giúp cô tìm được một công việc mới. "Dù chỉ là đi làm để bù vào số tiền đã mất ấy, nhưng mình thật sự đã rất chăm chỉ và cố gắng để học hỏi nhiều điều.

Mình biết nhẫn nhịn và chịu đựng từ trong công việc, cảm giác được mình là người làm ra tiền. Nói chung là của đi thay người. Nếu không thể vãn hồi được số tiền đó thì hãy xem đó là một bài học, cách nghĩ đó đã khiến tâm trạng mình nhẹ nhõm hơn nhiều", Trà My chia sẻ.

4. Trò chuyện với bản thân để hiểu nỗi buồn của mình

Bạn Cẩm Tú (20 tuổi, tên nhân vật đã được thay đổi) chia sẻ về câu chuyện tình bạn đau khổ của cô ấy: "Mình có một cô bạn rất thân chơi với nhau từ nhỏ đến lớn. Cảm giác như thể không gì có thể tách rời chúng mình vậy, nhưng một ngày tự dưng cô bạn ấy rời mình mà đi.

Khoảng thời gian đó đúng vào lúc ôn thi đại học và gia đình mình cũng đang có biến cố. Mình đã suy sụp đến nỗi không thể đứng dậy được.

Khoảng thời gian đó mình vô cùng bi quan, cảm giác như ai cũng tiêu cực với mình và mình cũng không thể đếm nổi những lần bật khóc vì chuyện đó. Mình đã có những suy nghĩ rất bồng bột thậm chí là muốn kết thúc cuộc sống ở đây.

Rồi sau đó mình đã tự trò chuyện với bản thân. Mình đặt ra hàng nghìn câu hỏi cho chính mình: Tại sao chúng mình chơi với nhau bao nhiêu năm rồi lại để xảy ra tình trạng như này?

Tại sao bạn ấy lại nói những lời khiến chúng mình xa nhau? Tại sao bản thân mình lại trở nên như vậy? Rồi tại sao mình lại để bản thân bị cảm xúc tiêu cực chèn ép, dồn nén đến nỗi không tự điều khiển được bản thân và dẫn đến những hành động ngớ ngẩn?".

Trò chuyện với bản thân để hiểu mình mong muốn điều gì (Ảnh: Ngọc Diệp).© Tiền Phong.

Cẩm Tú nghĩ rằng khi tự trò chuyện với chính mình, ta sẽ tìm ra được nguyên nhân của nỗi buồn, biết được vấn đề nằm ở đâu, từ đâu mà đến. Vì khi biết được nguyên nhân của vấn đề, chúng ta sẽ đỡ đi được một phần suy nghĩ nặng nề.

"Khi biết được vì sao mình buồn, mình đã chấp nhận rằng sự hiện diện của bạn ấy không phải điều hiển nhiên và do khác biệt quá nhiều trong suy nghĩ mà bạn ấy đã rời đi", Cẩm Tú chia sẻ.

Đối với Tú, quá trình tự trò chuyện với chính mình không những buông bỏ được nỗi buồn, mà còn tìm ra điều bản thân mong muốn.

"Tóm gọn lại sau những mất mát ấy, mình nhận ra rằng những thứ mất đi thì không thể tìm lại được. Điều quan trọng nhất là mình cần tìm lại chính mình, mình cần trở nên tốt hơn, mình cũng suy nghĩ tích cực hơn. Mình tập trung hơn vào việc học và đã tìm được ra hướng đi riêng", Cẩm Tú nói.

5. Chấp nhận nỗi buồn cũng là một cách để giải phóng nỗi buồn

Đối với nhiều bạn trẻ, những người thân thường là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Nhưng với bạn Đào Linh Hương (20 tuổi, sinh viên Đại học Nội vụ), nỗi buồn đến từ chính những người mà cô yêu thương.

"Từ nhỏ mình đã không ở cùng bố mẹ nên không có cảm giác gần gũi, ngay cả chuyện tâm sự với bố mẹ cũng rất hiếm.

Hồi được nghỉ do dịch COVID-19, gia đình mình được ở cùng nhau trong một khoảng thời gian dài. Tưởng chừng đó là cơ hội để mọi người gắn kết hơn, nhưng chính nó lại là nguồn cơn gây ra nhiều mâu thuẫn.

Mình và bố mẹ rất ít nói chuyện nên đã gặp nhiều mâu thuẫn trong khi trò chuyện. Bố mình đôi khi nói hơi nhiều mà tính mình thì rất bướng bỉnh. Vì thế mà bất đồng quan điểm thường xuyên xảy ra", Linh Hương bộc bạch.

Linh Hương chia sẻ rằng trong khoảng thời gian đó cô thấy rất tiêu cực và suy nghĩ rất nhiều. Cả năm trời chỉ ở nhà, không đi đâu, không gặp gỡ ai. Ngày qua ngày chỉ sống chung với bốn bức tường.

Cách chấp nhận nỗi buồn đã giúp mình thoải mái hơn nhiều (Ảnh: NVCC).© Tiền Phong

"Lúc đấy mình bế tắc lắm, không biết phải làm gì. Cách duy nhất lúc này là chấp nhận tất cả nỗi buồn ấy. Mình mặc kệ mọi thứ và để bản thân ở trạng thái lơ lửng. Mình không né tránh mà cứ để bản thân được buồn, được khóc. Rồi theo thời gian vết thương đó cũng đã dần lành lại.

Từ khi học cách chấp nhận, mình cảm thấy bản thân tích cực hơn nhiều. Chẳng ai là luôn vui vẻ nên khi nỗi buồn ập đến thì phải chấp nhận thôi. Sau chuyện ấy mình cũng tập trung vào chuyện phát triển bản thân và đầu tư cho tương lai.

Mình nghĩ, khi cuộc đời chia cho mình những lá bài xấu, thì mình phải tự biến bản thân thành người chơi giỏi. Cách chấp nhận đó đã giúp mình thoải mái hơn nhiều", Linh Hương tâm sự.

Tóm lại, trong cuộc sống có vô số nguyên nhân khiến các bạn trẻ buồn bã. Nhưng điều quan trọng là mỗi người cần tìm ra cho mình biện pháp để đối mặt với những nỗi buồn đó.

                           Nguồn: https://dantri.com.vn/

8 cách giải toả Stress hiệu quả

                        Âm nhạc giúp giải toả căng thẳng

Trong chừng mực nào đó, stress cũng cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên cường điệu hóa stress. Chúng ta có thể học cách kiểm soát stress. Sau đây là những cách giải stress hiệu quả mà không phải khi nào bạn cũng nghĩ đến bởi vì chúng quá đơn giản để thực hiện.

 1. Rèn sự tập trung

Trí tưởng tượng giúp cho sự tập trung trở lại và ngay lập tức tạo ra một phản ứng thư giãn. Chỉ cần đơn giản tạo ra sự thoải mái, yên lặng và tự hình dung một khung cảnh yên bình mà bạn muốn: bạn đang ở một bãi biển thơ mộng, một nơi nghỉ mát trong mơ, trong vòng tay của những người nổi tiếng mà bạn hâm mộ, cười đùa với con cái, tận hưởng nội thất ấm cúng của ngôi nhà mới.

2. Nghe nhạc

Âm nhạc đem lại cảm giác êm dịu. Nó giải phóng các hormone chống lại stress.Bất kỳ loại nhạc nào hay nghe bất cứ nơi đâu: trong nhà, nhà bếp, trong xe hơi, ở công sở ; âm nhạc làm nhịp tim chậm lại, hạ huyết áp và giảm stress. Tất nhiên bạn có thể hát hoặc chơi đàn…

3. Cười

Tiếng cười không hoàn toàn giống như thư giãn. Cười là một cảm xúc giúp tạo ra năng lượng tích cực. Nó giúp chúng ta quên đi và vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể luyện tập cười trong ngày, nếu không thì hãy xem các vở hài kịch và video hài hước ở trên mạng. Nụ cười có tính lây lan vì thế hãy cười cùng người trong gia đình hay bạn bè của bạn.

4. Tắt máy vi tính và điện thoại di động

Dừng việc sử dụng các thiết bị đó ít nhất vài lần trong ngày. Nghiên cứu cho thấy rằng những email bất ngờ ập đến có thể gia tăng stress, làm tâm trạng xuống dốc và ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là những tin nhắn kinh doanh. Ngoài ra, việc liên tục bị làm phiền bởi điện thoại có thể gây ra tác dụng tiêu cực chứ không giúp bình tâm như người ta vẫn nghĩ.

Tắt các ứng dụng điện thoại nếu không cần thiết cũng như tắt chuông, bao gồm cả tiếng “beep” thông báo có thư điện tử hay tin nhắn SMS gửi đến.

5. Tập cách hít thở sâu

Những bài tập thở sâu sẽ giúp chúng ta thư giãn hơn vì tăng lượng ôxy cung cấp cho cơ thể.

Trong trường hợp stress xảy ra đột ngột, hãy áp dụng cách hít vào sâu bằng bụng, nín thở trong 3 giây, sau đó thở ra từ từ và hoàn toàn. Lặp lại bài tập này 3 lần liên tiếp nếu chưa thấy hiệu quả.

6. Hãy luôn lạc quan

Hãy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn, lưu giữ lại những điều tốt đẹp thay vì những thứ không hài lòng. Bạn có thể thất bại trong việc làm bánh, nhưng hãy nghĩ sẽ thành công trong những lần sau. Có thể bị trễ xe buýt nhưng hãy coi đó là cơ hội để tập 1 vài bài thể dục.

Hãy nhớ về những sự kiện tốt đẹp trong ngày, dù đó là những việc nhỏ nhất cũng rất quan trọng đối với bạn.

7. Tận hưởng cuộc sống

Không bị choáng ngợp trước những áp lực của công việc trong ngày. Dành cho mình những khoảng thời gian để tận hưởng cuộc sống, làm điều bạn thích dù là hoạt động xã hội hay tĩnh tại.

8. Tươi cười và tạo ra sự đồng cảm

Tươi cười và tán thành để cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh. Tươi cười còn giúp tăng lòng tự trọng, góp phần loại bỏ stress, lo lắng và tâm trạng không tốt. Cũng như cười, tươi cười cũng có tính lây lan.

                   Duy Tiến (t/h) https://soyte.namdinh.gov.vn/

 

 

 

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

THỰC PHẨM GIÀU OMEGA 3

 Mega-3 tăng cường trí não cho người trung niên

Người 45-65 tuổi có lượng omega-3 trong máu cao thường tư duy trừu tượng tốt, xử lý thông tin nhanh, có lượng chất xám cao… theo nghiên cứu của Mỹ.

Kết quả nghiên cứu của Đại học Health San Antonio (Mỹ), công bố trên tạp chí Neurology đầu tháng 10, cho thấy những người có mức omega-3 trong máu cao hơn ở độ tuổi trung niên có lợi thế về sức khỏe não bộ hơn người có mức omega-3 thấp.

Nghiên cứu được khảo sát trên gần 2.200 nam giới và phụ nữ không có tiền sử đột quỵ và sa sút trí tuệ, độ tuổi trung bình 46. Họ được phân tích nồng độ omega-3 trong máu, chụp MRI nhằm phân tích kỹ năng tư duy. Những người tham gia cũng làm bài kiểm tra nhằm đo lường tư duy trừu tượng, tốc độ xử lý, chức năng điều hành của não bộ.

Có khoảng 25% số người tham gia có nồng độ axit béo omega-3 trong máu dưới 4% (có mật độ axit béo thấp). Số người tham gia còn lại có mức omega-3 trung bình là 5,2%, thuộc nhóm có mật độ axit béo cao. Mức độ axit béo omega-3 cao hơn có liên quan đến thể tích vùng hải mã lớn hơn, khả năng suy luận trừu tượng tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy, nhóm người có mức axit béo cao có lượng chất xám, điểm đọc và điểm suy luận logic cao hơn. Ngược lại, người ở nhóm thấp có trình độ học vấn thấp hơn, có nhiều khả năng hút thuốc và mắc bệnh tiểu đường hơn.

Giáo sư Claudia L. Satizabal (người đứng đầu nghiên cứu) cho biết nồng độ omega-3 trong máu cao hơn có liên quan đến khối lượng vùng hải mã não lớn hơn, mức độ lý luận trừu tượng tốt hơn. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu bổ sung. Các tác giả nghiên cứu cũng lưu ý, người tuổi trung niên bắt đầu suy giảm nhận thức có thể cần bổ sung omega-3 bằng cách bổ sung axit béo này vào chế độ ăn uống.

Quả bơ, dầu cá béo và các nguồn hạt tự nhiên có chứa lượng omega-3 tốt cho sức khỏe não bộ. Ảnh: Freepik

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, axit béo omega-3 hỗ trợ cho các chức năng trong cơ thể như chức năng nhận thức, sức khỏe tim mạch và có ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào cơ thể. Giáo sư Stuart Phillips (Đại học McMaster, Canada), người không tham gia nghiên cứu cũng đánh giá axit béo omega-3 thuộc nhóm chất béo thiết yếu hỗ trợ duy trì nhịp sinh hoạt cho cơ thể. Cơ thể không thể tự sản xuất nhóm axit béo này mà cần nạp qua chế độ ăn uống như cá béo, hạt chia, hạt lanh...

Các chuyên gia khuyến nghị lượng axit béo omega-3 cần tiêu thụ hàng ngày ở nam giới là 1,6 g; nữ giới là 1,1 g; phụ nữ mang thai cần 1,4 g; phụ nữ đang cho con bú cần 1,3 g.

              MaiTrinh (Theo Medical News Today)

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...