ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Luận về tiền


 Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp, bo bo, chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta cũng để dành được một gia tài lớn. Nhưng chẳng ngờ đời người như ánh chớp, tháng ngày đã tận, một hôm Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi mạng anh.

Đúng lúc ấy, anh ta mới nhận ra rằng mình chưa từng hưởng thụ chút gì từ số tiền đã tích cóp được, bèn nài nỉ: “Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho ngài. Ngài chỉ cần cho tôi sống thêm một năm để hưởng thụ thôi được chăng?”.

“Không được!”, Thần Chết lắc đầu, nghiêm nghị nói.

“Vậy tôi biếu ngài một nửa nhé. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không?”. Chàng trai tiếp tục khẩn khoản van lơn.

“Không được!”, Thần Chết vẫn không đồng ý, phũ phàng từ chối.

Anh chàng lại nói: “Vậy thì tôi xin giao hết của cải cho ngài. Chỉ cần ngài cho tôi sống thêm một ngày thôi, vậy được chứ?”.

“Không được!”. Lần này, Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay toan động thủ.

Người đàn ông tuyệt vọng, cầu xin Thần Chết lần cuối cùng: “Xin ngài cho tôi một phút để viết di chúc!”.

Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh ta run rẩy, lấy chiếc bút viết ra dòng chữ trong nước mắt giàn giụa.

Vậy mới hay: Tiền mua được ngôi nhà nhưng không mua được một tổ ấm. Tiền mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian. Tiền mua được chiếc giường nhưng không mua được giấc ngủ. Tiền mua được sách nhưng không mua được kiến thức. Tiền mua được thuốc nhưng không mua được sức khỏe. Tiền mua được địa vị nhưng không mua được sự nể trọng. Tiền mua được máu nhưng không mua được cuộc sống. Tiền mua được thể xác nhưng không mua được tình yêu.

ST từ các bạn Fb

Lữ Kha

Tôi rất thích câu nói của ngài Franklin: Có ba người bạn trung thành: một người vợ tấm cám, một con chó nuôi từ bé và một số tiền dự trữ. - There are three faithful friends: an old wife, an old dog, and ready money.  (Benjamin Franklin)

Đường liên kết của video LUẬN VỀ TIỀN

https://youtu.be/c5wPaihxVCI

 

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

TRIẾT LÝ CUỘC SỐNG:

 Truyện 1: Tại sao lại nghèo?

Một anh chàng trẻ tuổi giàu có lái một chiếc xe sang trọng hiệu Rolls Royce đang dừng ở ngã tư để chờ đèn đỏ. Đúng lúc đó có một người đàn ông đến gần chiếc xe của anh ta, gõ vào chiếc cửa kính ô tô, van xin: “Làm ơn cho tôi xin ít tiền! Tôi nhịn đói mấy hôm nay rồi”.

Người thanh niên kéo cửa kính xuống và lên tiếng: “Tôi cho ông một điếu thuốc nhé, trên xe tôi có thuốc lá rất ngon.” Người ăn xin nài nỉ: “Tôi không hút thuốc, cho tôi ít tiền đi”.

Người thanh niên lại nói: “Vậy ông uống rượu nhé, trên xe tôi có loại rượu tốt nhất trên thế giới.”

–“Không, tôi không uống rượu, cho tôi tiền, tôi cần tiền.”

Người thanh niên kiên nhẫn: “Hay thế này nhé, tôi đưa ông đến một sòng bạc gần đây, ông giúp tôi chơi một ván; nếu thắng thì tiền sẽ là của ông, nếu thua thì tôi chịu. Được chứ?” –“Tôi không biết cược bài bạc, tôi cần tiền.”

“Thế thì đi mát xa, tôi sẽ giúp ông hưởng thụ một chút hương vị cuộc sống, chi phí tôi bao tất, đồng ý chưa?”

– “Không, tôi không thích đi, xin cho tôi tiền”.

Chàng thanh niên dần hết nhẫn nại nhìn người ăn xin: “Vậy ông lên xe đi, tôi đưa ông về nhà tôi, để vợ tôi xem xem tại sao một người đàn ông không hút thuốc, không uống rượu, không bài bạc, cũng không chơi bời lung tung lại biến thành bộ dạng như thế này?” Lúc này người ăn xin mới thấy xấu hổ, quay lưng bước đi.

Truyện 2: Ông lão và thần chết

Có một lần, một ông lão lưng còng sát đất vì tuổi tác và công việc nặng nhọc, đi lượm củi trong rừng. Làm mãi, ông lão thấy mỏi và vô vọng quá nên quẳng bó củi xuống đất và kêu lên: "Ta không thể nào chịu nổi cuộc đời này nữa. Trời hỡi trời, mong sao Thần Chết đến mà đưa ta đi".

Ông lão vừa dứt lời thì Thần Chết, một bộ xương gớm ghiếc, hiện ra và nói: "Lão cần gì? Ta nghe thấy lão gọi ta."

"Thưa ông", lão tiều phu nói, "ông làm ơn làm phúc giúp tôi xốc bó củi này lên vai".

Truyện 3.CÁI "TÍCH TẮC" NGẮN NGỦI LÀ CỦA TA. #trietly_nt

"Một người đàn ông nọ đã mất rồi, hắn mới ý thức được rằng cuộc đời mình thật ngắn ngủi. Lúc đó, anh ta nhìn thấy một vị Bồ Tát tay xách một cái hòm nhỏ, tiến lại phía mình.

Bồ Tát nói: "Con trai, chúng ta đi thôi."

Người đàn ông đáp: "Sao nhanh quá vậy, con còn rất nhiều việc vẫn chưa hoàn thành."

Bồ Tát nói: "Ta rất xin lỗi, nhưng thời gian của con hết mất rồi!"

Người đàn ông lại hỏi: "Vậy thưa Bồ Tát, trong chiếc hòm của ngài có chứa thứ gì vậy?"

"Đó là di vật của con", Bồ Tát trả lời.

Người đàn ông tỏ ra nghi ngờ, hỏi tiếp: "Là di vật của con sao? Ý của người rằng đó là thứ thuộc về con, có phải là quần áo và tiền không ạ?"

Bồ Tát đáp: "Những thứ đó trước giờ chưa bao giờ thuộc về con, chúng thuộc về địa cầu."

"Vậy có phải trong đó là ký ức của con không?" – người đàn ông ngẫm nghĩ mọt lát rồi phỏng đoán.

"Không phải, ký ức thuộc về thời gian."

Người đàn ông lại đoán: "Có phải là tài năng thiên phú của con?"

"Không, tài năng thuộc về cảnh ngộ."

Người đàn ông băn khoăn: "Lẽ nào trong đó là bạn bè và người nhà con?"

"Con trai ạ, không phải vậy đâu. Họ thuộc về hành trình mà con đã đi qua".

"Vậy có phải là các con của con trong đó không, thưa Bồ Tát?" – người đàn ông hỏi tiếp.

"Không, họ thuộc về trái tim con."

Người đàn ông lại phỏng đoán: "Vậy nhất định đó là thân xác của con rồi."

"Không, thân xác của con thuộc về cát bụi."

Cuối cùng, người đàn ông khẳng định chắc chắn: "Vậy đó nhất định là linh hồn của con!"

Lúc này, Bồ Tát mỉm cười, đáp: "Con trai, con hoàn toàn sai. Linh hồn của con thuộc về vũ trụ."

Một ngoại lệ..., người đàn ông nhận chiếc hòm từ tay Bồ Tát - bên trong chiếc hòm trong rừng.

Nước mắt chảy dài trên má, trái tim vỡ vụn, người đàn ông hỏi Bồ Tát: "Lẽ nào từ trước tới nay, con chẳng sở hữu bất cứ thứ gì sao? Bồ Tát đáp: "Đúng thế con ạ. Trên thế gian này bây giờ chẳng có bất cứ thứ gì thực sự thuộc về con."

"Vậy thì cái gì mới là của con?"

"Mỗi tích tắc khi con đang còn sống, chúng thuộc về con, còn bây giờ, khi đã hết thơì gian, con chẳng còn gì cả."

Đến lúc này, người đàn ông mới như được thông suốt. Thì ra, sinh mệnh, đời người chỉ là những cái tích tắc ngắn ngủi và điều chúng ta nên làm nhất, là tận dụng nó sao cho thật hiệu quả, thạt tốt, yêu quý nó, thưởng thức nó....!

Còn được sống, đó đã là một sự sở hữu. Khỏe mạnh mới là mục đích và hạnh phúc mới là đích đến!"

Chú thích: các vị Bồ tát thường mang theo bên mình 1 dụng cụ để bắt yêu quái như 1 cái túi vải, hay 1 bình hồ lô, hay ở đây là 1 chiếc hòm nhỏ, những thứ đó dùng để bắt yêu quái. Chính vì vậy làm anh ta hiểu lầm.

Sưu tầm truyện vui Bùi Thế Tâm

Truyện 4. Tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được

27/4/2021 #trietly_nt

Ngày xưa có một ông vua có rất nhiều cận thần thân tín. Tuy nhiên ông ta tỏ ra đặc biệt yêu mến một người trong số họ bởi người này rất thông minh, giỏi giang và luôn luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích.

Một ngày nọ, nhà vua bị một con chó cắn vào ngón tay và vết thương ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà vua liền hỏi người cận thần rằng đó có phải một điềm xấu hay không. Người cận thần trả lời: “Đó là điều tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được, thưa đức vua”.

Cuối cùng, ngón tay của nhà vua bị hoại tử nặng và cần phải cắt bỏ. Nhà vua liền hỏi lại người cận thần: “Hẳn đây là một điềm xấu?”.

Một lần nữa, người cận thần vẫn trả lời như cũ: “Tốt hay xấu rất khó để nói, thưa đức vua”. Nhà vua tức giận tống giam người cận thần của mình.

Vào một ngày nhà vua đi săn trong rừng. Ông khấp khởi mừng thầm khi mải mê đuổi theo một con nai rồi ngày càng dấn sâu hơn vào rừng rậm. Cuối cùng nhà vua nhận thấy mình bị lạc. Điều tồi tệ hơn là ông bị thổ dân bắt lại làm vật tế thần. Nhưng họ bất ngờ nhận ra rằng nhà vua thiếu mất một ngón tay. Ngay lập tức họ thả nhà vua ra vì ông ta không phải là một người đàn ông hoàn hảo và không phù hợp để dâng cúng - Tế Thần.

Sau đó nhà vua đã tìm được đường về cung điện. Nhà vua hiểu ra lời nói của người cận thần năm xưa: “Tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được”. Nếu không bị mất một ngón tay, nhà vua có thể đã bị giết."

Ngay lập tức, nhà vua truyền lệnh thả người cận thần của mình và xin lỗi anh ta. Nhưng người cận thần không có vẻ gì oán trách nhà vua khi bị tù đày. Trái lại, người cận thần nói: “Đó không hẳn là điều tồi tệ khi đức vua giam thần lại”.

“Tại sao?”, nhà vua hỏi.

“Bởi nếu đức vua không giam thần lại, thần sẽ được đi theo trong chuyến đi săn. Nếu người dân bản địa nhận ra rằng nhà vua không thích hợp cho việc cúng tế, họ sẽ sử dụng thần để dâng lên vị thần của họ”.

Bui The Tam  10 tháng 5 lúc 16:18  · 

Truyên 5 - VẼ PHẬT, VẼ MA [10/5/2021] - Có một họa sĩ rất nổi tiếng, ông muốn vẽ Phật và ma, nhưng không tìm được người làm mẫu phù hợp, vì đầu óc ông không tài nào tưởng tượng ra nổi hình dáng của Phật, nên rất lo lắng. Trong một lần tình cờ, ông lên chùa bái lạy, vô tình nhìn thấy một hòa thượng. Khí chất trên vị hòa thượng này đã thu hút người họa sĩ sâu sắc. Vậy là ông liền đi tìm vị hòa thượng đó, hứa cho hòa thượng một số tiền lớn để làm người mẫu cho ông.

Về sau, tác phẩm của họa sĩ đã hoàn thành, gây chấn động ở vùng đó. Nhà họa sĩ nói: “Đó là bức tranh vừa ý nhất mà tôi từng vẽ qua, bởi người làm mẫu cho tôi quả khiến người ta vừa nhìn thấy nhất định cho rằng anh ta chính là Phật, loại khí chất thanh thoát an lành trên người anh có thể cảm động bất kì ai”.

Người họa sĩ sau đó đã cho vị hòa thượng đó rất nhiều tiền như lời đã hứa.

Cũng nhờ bức tranh này, mọi người không còn gọi ông là họa sĩ nữa, mà gọi ông là “họa Thánh”.

Bẵng đi một thời gian, họa sĩ chuẩn bị bắt tay vào việc vẽ ma, nhưng điều này lại trở thành một vấn đề khó của ông, vì chẳng biết tìm hình tượng ma quỷ ở đâu. Ông đã hỏi thăm rất nhiều nơi, tìm rất nhiều người có vẻ ngoài hung dữ, nhưng không ai vừa ý cả.

Cuối cùng, ông tìm được trong nhà tù một tù nhân rất phù hợp với đối tượng ông cần vẽ. Họa sĩ vô cùng mừng rỡ, nhưng khi ông đối diện phạm nhân đó, người này đột nhiên khóc lóc đau khổ trước mặt ông.

Nhà họa sĩ rất lấy làm kinh ngạc, liền hỏi rõ ngọn ngành.

Đường liên kết của video TRIẾT LÝ CUỘC SỐNG

https://youtu.be/H_pZ6P8QaR8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

NHỮNG LỢI ÍCH TỪ HÚNG QUẾ

Bó ɾɑᴜ ‘пhà qᴜê’ пày lại là ᴛháռh cɦữɑ Ƅệпh ƚɨểυ ᵭườпg, làᴍ ʂỏi ƫhậп ṭự ṭiêυ пhưпg cɦẳпg ɑi biếᴛ ᴍà dùпg By Đời sống http://thuviencuocsong.me/

Mẹ ᴍìпh ṭrồпg 1 kɦúᴍ húпg qυế, qυý пhư ʋàпg ấγ cάƈ ᴍẹ ạ. Ngày пào cũпg пhớ ra ṭưới cây, rồi “ɫɦυ hoạch” ᵭể làᴍ ᴛhυốç cɦo bố, raυ ѕốпg cɦo cả пhà ăn ʟòɴg, ɫhịɫ cɦó… Bà вị ʂỏi ƫhậɴ ᴍà ᴍìпh cũпg ṭhấy dùпg húпg qυế ý. Hôᴍ пào ᴍà bà ᵭi ᵭâυ ʍấƫ ᴍấy пgày là gọi ʋề giục cυốпg giục cυồпg, bảo ᴍìпh ra xeᴍ cây ṭhế пào.

ᴍìпh ᴍυa cɦo bố ᴍẹ eᴍ cάι bảo ɦιểм, ṭroпg ᵭó có lịch kɦáᴍ ʂức kɦỏҽ пăᴍ 2 lần. Hôᴍ ṭrước bà ʋới ôпg cùпg ᵭi kɦáᴍ ᵭịпh kì,về пhà ṭhấy ᴍẹ ᴍừпg rỡ ra ᴍặṭ. ᴍẹ bảo cɦỉ ѕố ᵭườпg нυуếɫ của bố ṭốᴛ rồi, ᴍà ʂỏi ƫhậɴ của ᴍẹ cũпg ṭự ṭiêυ, rồi kɦoe rối ríᴛ ṭấᴛ cả là пhờ dùпg húпg qυế ᴍỗi пgày ᵭấy.

Hóa ra là ṭhế.Bà hàпg xóᴍ ᴍách cɦo ᴍẹ ᴍìпh bài ᴛhυốç пày, ṭhế là bà kiếᴍ пgay cây ʋề ṭự ṭrồng, dùпg cɦo ᵭảᴍ bảo. ᴍìпh lên cάƈ ṭraпg bάσ ʂức kɦỏҽ ᵭọc ṭhôпg ṭin, cάƈ bác ѕỹ ᵭôпg y giải ṭhích hay lắᴍ, qυả là húпg qυế “ᴛɦầп ṭhánh” ṭhậᴛ cάƈ ᴍẹ ạ.

Để ᴍìпh cɦia ѕẻ ṭhôпg ṭin ʋề bài ᴛhυốç пày cɦo ᴍọi пgười ᵭược biếᴛ пhé, bố ᴍẹ ᴍìпh dùпg ᵭỡ lắᴍ ý!

ᴛoàn cây húпg qυế ᵭềυ cɦứa ƚiռh dầυ, có hàᴍ lượпg cᴀo пhấᴛ lúc cây ᵭã ra hoa. ƚiռh dầυ có ᴍùi ṭhơᴍ của ѕả ʋà Chanh. ᴛroпg ƚiռh dầυ có linalol (60%), cineol, eѕᴛragol ᴍeᴛhyl – cɦavicol (25-60-70%) ʋà пhiềυ cɦấᴛ kɦác, giúρ hỗ ṭrợ ʋà ᵭiềυ ṭrị пhiềυ Ƅệпh ռgυy ⱨiểᴍ пhư ƚɨểυ ᵭường, ʂỏi ƫhậɴ, phòпg пgừa υпg ṭhυ̛, ѕốᴛ, ƌaυ ᵭầυ….

1. Cнữα Ƅệпh ƚɨểυ ᵭường

Lá húпg qυế cɦứa пhiềυ cɦấᴛ cɦốпg oxy hóa ʋà cάƈ ƚiռh dầυ giúρ ѕα̉и xυấᴛ ra cάƈ cɦấᴛ пhư eυgenol, ᴍeᴛhy eυgenol ʋà caryphyllene.

Đây ᵭềυ là пhữпg cɦấᴛ có ṭác dụпg hỗ ṭrợ cɦo cάƈ ṭế bàσ beᴛa của ṭụy ṭạпg (nhữпg ṭế bàσ có cɦức пăпg dự ṭrữ ʋà phóпg ṭhích inѕυlin) hoạᴛ ᵭộпg bìпh ɫhường. Điềυ пày giúρ làᴍ ṭăпg kɦả пăпg пhạy ᴄảм ʋới inѕυlin, làᴍ gιảм ᴍức ᵭườпg нυуếɫ пên có ṭhể ᵭiềυ ṭrị Ƅệпh ƚɨểυ ᵭườпg hiệᴜ qᴜả, giúρ kiểᴍ ѕoáᴛ lượпg ᵭườпg нυуếɫ.

Cách làᴍ: ᴍọi пgười cɦỉ cần lấy lá húпg qυế rửa ѕạch, ʋò пáᴛ, ᵭeᴍ lυộc cɦín rồi ᵭể qυα ᵭêᴍ ʋà ăn. ᴛυy пhiên cάƈ bạn cần ℓưυ ý kɦôпg пên qᴜá lạᴍ dụпg raυ húпg qυế, ăn qᴜá пhiềυ ѕẽ làᴍ gιảм ᴍạпh lượпg ᵭườпg нυуếɫ ᵭấy ạ, cάƈ bác ѕỹ ᵭôпg y kɦυyên пên dùпg 15g ᴍỗi пgày ṭhôi ạ, ṭức là kɦoảпg 1 пhúᴍ cᴑn ấγ ạ.

2. Tɾị ʂỏi ƫhậɴ

Lá húпg qυế hỗ ṭrợ qᴜá ṭrìпh hòa ṭan ʂỏi ṭroпg ƫhậɴ, ṭừ ᵭó giúρ gιảм ƌaυ ʋà cũпg gιảм пgυy cơ ʋiêʍ ռhiễᴍ пhờ ᵭặc ṭíпh kɦáпg ʋi ĸhυẩn ѕiêᴜ ᴍạпh. Ngoài ra, ᵭây còn là ᴍộᴛ ṭroпg пhữпg ℓoại ᴛhυốç lợi ƚiểυ ʋà kɦử ƌộc rấᴛ ṭốᴛ cɦo ƫhậɴ. Chúпg làᴍ gιảм lượпg axiᴛ υric ṭroпg ᴍ𝚊́υ (ᴍộᴛ ṭroпg пhữпg lý do cɦíпh ɡâγ Ƅệпh ʂỏi ƫhậɴ), giúρ làᴍ ѕạch ƫhậɴ.

Cách làᴍ: Để hỗ ṭrợ qᴜá ṭrìпh ᵭiềυ ṭrị ʂỏi ƫhậɴ hiệᴜ qᴜả, ᴍỗi ѕáпg ѕaυ kɦi ṭhức dậy ᴍọi пgười пên υốпg ᴍộᴛ cốc пước bαo gồᴍ: húпg qυế(15g ᴍỗi пgày) gια˜ пáᴛ, hoà ʋới ᴍộᴛ cốc пước ấᴍ ʋà 1 cɦúᴛ ᴍậɫ ong, ṭrước kɦi ăn ѕáпg íᴛ пhấᴛ 30 phúᴛ. υốпg liên ṭục пhư ʋậy ṭroпg ʋòпg 3 ṭháng.

Ngoài ra, húпg qυế còn có ṭhêᴍ пhiềυ ṭác dụпg kɦác, ᴍọi пgười ṭhaᴍ kɦảo ṭhêᴍ ạ:

3. Cнữα cɦứпg bồn cɦồn, ℓo âυ, ƌaυ ᵭầυ: Cách làᴍ ᵭơn giản lắᴍ ạ, cɦỉ cần dùпg 15g húпg qυế, ℓoại có cả hoa ấγ ạ, ѕaυ ᵭó ѕao kɦô rồi hãᴍ ṭroпg 1 líᴛ пước пhé. Ngày υốпg 2-3 cốc là có ṭhể gιảм ᵭược ƌaυ ᵭầυ ᵭấy ạ.

4. Cнữα нσ: Cάƈ ᴍẹ lấy 15g húпg qυếnhé, ṭhêᴍ 1 пhúᴍ húпg cɦanh, xươпg ѕôпg ѕaυ ᵭó gια˜ giập ʋới íᴛ ᴍυối пha. ѕaυ ᵭấy пgậᴍ kɦoảпg 10 – 15 phúᴛ пha. Ngày làᴍ 2 lần пhé cάƈ ᴍẹ.

5. Lợi ѕữα: Cάƈ ᴍẹ dùпg 15g húпg qυếđυn 3 báᴛ пước, ѕắc lấy 1 báᴛ υốпg пha. Ngày υốпg 2-3 lần ѕẽ giúρ cάƈ ᴍẹ ʋừa ѕiռh gọi ѕữα ʋề ᵭấy ạ.

6. ѕổ ᴍũi, kɦó ṭiêυ: ᴍọi пgười lấy 15g húпg qυế, ℓoại cả càпh lá пha. Đυп cùпg 3 báᴛ пước ѕắc lấy 1 báᴛ пước υống.

7. Cнữα ᴍẩn ռgứa, ị ứng: Bài ᴛhυốç dân gian пày ѕẽ giúρ ṭrị ᴍẩn ռgứa ᴍề ᵭay, ị ứпg ʋà gιảм ռgứa ṭốᴛ lắᴍ ạ. ᴍọi пgười lấy 15g húпg qυế (cả hoa, qυả, hạᴛ càпg ṭốᴛ) ѕaυ ᵭấy gια˜ пhỏ ʋà ʋắᴛ lấy пước υống, còn bã ᵭeᴍ χάт lên cɦỗ ƌaυ.

Những lợi ích bất ngờ từ Húng Quế   https://youtu.be/HUVBVnkxM84

 

 


Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

ĐÃ TÌM RA TÁC GIẢ "TTKH " LÀ "PHẠM THỊ LÝ" TRONG BÀI THƠ HAI SẮC HOA TI GÔN

Hai sắc hoa Ti gôn

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn

Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,

Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,

Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng

Dải đường xa vút bóng chiều phong,

Và phương trời thẳm mờ sương, cát,

Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,

Thở dài trong lúc thấy tôi vui,

Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,

Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”

Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì

Cánh hoa tan tác của sinh ly,

Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng

Là chút lòng trong chẳng biến suy”

Đâu biết lần đi một lỡ làng,

Dưới trời đau khổ chết yêu đương.

Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm,

Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,

Lòng tôi còn giá đến bao giờ

Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...

Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời

Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,

Mà từng thu chết, từng thu chết,

Vẫn giấu trong tim bóng “một người”.

Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết

Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa

Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.

Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi

Một mùa thu trước rất xa xôi...

Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,

Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,

Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu

Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,

Người ấy sang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,

Trời ơi! Người ấy có buồn không?

Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ

Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?

Tác giả: TTKH

Tác giả bài thơ "Hai sắc hoa ti gôn" là người Phủ Lý?

Vietnamnet vừa đăng bài viết "Giai nhân Hà thành tiết lộ về tác giả bài thơ "Hai sắc hoa ti gôn"?", theo đó, một cựu nữ sinh trường Đồng Khánh đã tiết lộ tác giả bài thơ nổi tiếng trên là người Phủ Lý. Xin giới thiệu bài viết này.

Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.

Trường nữ sinh Đồng Khánh - Hà Nội (College de Jeunes Filles) được thành lập năm 1917, nay là trường THCS Trưng Vương - Hà Nội, là ngôi trường duy nhất của miền Bắc dành riêng cho nữ sinh tới cấp trung học.

Ngôi trường được xây dựng vào những thập niên đầuthế kỷ 20, khi vấn đề nữ quyền đang gặp nhiều rào cản của tư tưởng phong kiến.

Từ đây, nhiều tiểu thư khuê các nhanh chóng bước ra khỏi chốn “màn che trướng rủ” để nhập cuộc với thời đại, trở thành những nữ sinh Đồng Khánh có tiếng duyên dáng và nết na.

Trong số họ có rất nhiều người là bậc kỳ nữ tài hoa sau này, như giáo sư Lê Thi (Dương Thị Thoa) con gái GS Dương Quảng Hàm, nhà giáo Hoàng Xuân Sính - nữ tiến sĩ toán học đầu tiên ở Việt Nam...

Trong tâm trí người Hà Nội xưa, trường nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng với những cô học trò xinh đẹp đầy mộng mơ, hồn thiên thướt tha trong tà áo dài đã trở thành một miền kí ức khó phai.

Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.

Bằng chất giọng nhỏ nhẹ với phong thái đoan trang, bà Thuận kể: “Muốn vào trường Đồng Khánh học, các học trò phải vượt qua các kỳ thi gắt gao, chỉ ai thực sự học giỏi mới đỗ được vào trường Đồng Khánh”.

Theo bà Thuận, ngày xưa nữ sinh Đồng Khánh được học toàn diện, họ không chỉ được dạy văn hóa, dạy tiếng Pháp mà còn được dạy nữ công gia chánh, hát, đàn piano, thể dục thể thao.

Bên cạnh đó, trường còn dạy thêu thùa may vá, cách tắm và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, cách chi tiêu sao cho hợp lý bằng cách phân loại ra tiền điện, tiền nước, tiền ăn…

Ngày đó, nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng không chỉ thông minh, xinh đẹp mà còn hết sức nết na thuỳ mị. Ai cũng dịu dàng đài các, rất đỗi đa cảm nhưng vô cùng kín đáo, tế nhị. Dù có thích ai họ cũng chỉ giữ kín trong lòng hoặc gửi gắm vào những trang lưu bút.

Một cô bạn cùng lớp bà Thuận, so với các bạn có phần cá tính, mạnh mẽ hơn nhưng tâm hồn cũng không kém phần lãng mạn, cô là con gái một bác sĩ.

Cô bạn này có tình cảm với thầy giáo dạy thể thao người Pháp, đẹp trai và phong độ. Bị các bạn trong lớp phát hiện, trêu đùa, cô thường hay ngượng ngùng.

Rồi mối tình đơn phương đó cũng sớm kết thúc khi thấy giáo kết hôn cùng người phụ nữ khác. Còn cô thì gửi nỗi buồn da diết của mối tình đầu tan vỡ vào những quyển sổ lưu bút.

Bà Viên Thị Thuận cho biết thêm, các nữ sinh Đồng Khánh thường mặc áo dài thướt tha, thả mái tóc dài mượt, gọn gẽ đến trường.

Đặc biệt, theo nội quy nhà trường, không ai được phép trang điểm khi đi học. Thế mà các nữ sinh Đồng Khánh lại rất đẹp, đẹp đến hút hồn khiến bao trái tim nam sinh các trường THPT, ĐH phải si mê, ngơ ngẩn. heo đó nam nữ học riêng, buổi chiều tan học, nam sinh từ các trường khác thường mon men đến cổng trường Đồng Khánh, đứng ngắm, nhìn trộm từ xa lúc các cô gái tan học về. Hầu như chàng trai nào cũng mơ được làm quen với một nữ sinh Đồng Khánh.

Họ coi đó là niềm hãnh diện, tự hào để khoe với bạn bè, nhưng điều này quả là chuyện khó, bởi mấy nữ sinh Đồng Khánh luôn lạnh như băng, thâm trầm như biển sâu. Với họ nữ sinh Đồng Khánh luôn là... một ẩn số.

* Tác giả bí ẩn của bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”

Bà Thuận cho biết, học sinh nữ từ các tỉnh miền Bắc về đây học tập, phần lớn là con gái gia đình trung lưu, có địa vị trong xã hội. Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn rất xinh đẹp, tên là PHẠM THỊ LÝ (SN 1922, quê ở Phủ Lý).

Người bạn này của bà được mệnh danh là hoa khôi trường Đồng Khánh, xinh đẹp, thông minh nhưng gia đình muốn bà lấy một người chồng bà không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không yêu, bà rất buồn bã.

Bà Viên Thị Thuận chia sẻ: “Cũng có thể trong lòng bà ấy đã có ý trung nhân nào khác nhưng ở thời kỳ nữ quyền vừa bắt đầu những bước đi đầu tiên, vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến thì việc dành tình cảm cho người con trai nào đó, dẫu “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” là điều không thể. Nên khi phải về lấy chồng bà ấy rất buồn… Trước khi lấy chồng, bà Phạm Thị Lý đã sáng tác bài thơ 'Hai sắc hoa ti gôn' gửi đăng báo bằng bút danh TTKH, với mục đích giấu tên.

Bà không ngờ được bài thơ mình sáng tác trong cái giây phút ngẫu hứng lại trở nên nổi tiếng cho đến ngày nay. Hôm đó, bà Lý cùng tôi đến tòa soạn gửi bài thơ rồi đi thẳng nên chẳng ai tìm được tác giả".

Bà Thuận cũng cho biết thêm: “Trước khi gửi đăng báo, bà Lý từng đọc cho các bạn trong lớp nghe…”.

Sau này, rất nhiều giả thiết được đưa ra để xác định tác giả thực sự nhưng đều dừng lại ở mức độ nghi vấn, vì tác giả bài thơ chưa bao giờ lên tiếng xác nhận.

Hình như, dù là cuộc hôn nhân “ép buộc” nhưng cuộc đời bà lại vô cùng hạnh phúc. Có thể vì thế, những cảm xúc đầu đời cùng bài thơ "Hai sắc hoa ti gôn" được bà Lý cất gọn trong kí ức.

Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ định cư và mất ở tuổi 80. Và, tác giả của một bài thơ nổi tiếng giờ vẫn là bí ẩn trong văn đàn.

Một nữ sinh nổi tiếng khác của trường Đồng Khánh, không thể không nhắc đến là GS Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, con gái của cố GS Dương Quảng Hàm.

Bà cùng các anh chị em được cha mẹ cho ăn học tử tế ngay từ khi còn nhỏ. Bà chính là một trong hai nữ sinh đã kéo cờ trong ngày độc lập đầu tiên tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945.

Gần 80 năm đã trôi qua, nữ sinh trường Đồng Khánh cùng khóa bà Thuận chỉ còn lại vài người. Nhưng mỗi dịp có cơ hội gặp gỡ, họ vẫn tranh thủ ngồi lại hàn huyên và ôn lại những kỉ niệm vàng son thủa nào...

Trong hình là Bà Viên thị Thuận (luật sư)

Theo : vietnam net

Ảnh Hữu Thiện

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

“Giọt mưa thu“ là nhạc phẩm cuối cùng của cố nhạc sĩ Đặng Thế Phong

 

Bài “Giọt mưa thu“ được nhạc sĩ Đặng Thế Phong sáng tác năm 1942, vào những ngày cuối đời bên giường вệин. Ông mất năm 24 tuổi chỉ để lại 3 tác phẩm đặc sắc “Đêm thu“, “Con thuyền không bến“ và “Giọt mưa thu“.

Ban đầu bản nhạc có tên là “Vạn cổ sầu“, tuy nhiên sau khi nghe một vài người bạn góp ý ông đã quyết định đổi tên tác phẩm thành tên bài hát như hiện nay cho bớt sầu тнảм hơn. Có thể nói cái tên “Vạn cổ sầu“ ban đầu được tác giả sáng tác cho mình, một nghệ sĩ chỉ mới 24 tuổi đã lâm trọng вệин.

Thời bấy giờ “Giọt mưa thu“ được xếp vào hàng những ca khúc hay nhất của tân nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Phạm Duy còn cho rằng tác phẩm là khởi đầu và có sự ảnh hưởng sâu sắc cho dòng nhạc thu Việt Nam.

1.     Lời bài hát Giọt Mưa Thu

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ!

Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi
mưa buồn chi
cho cõi lòng lâm ly

Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời
chân buông mau
dương thế bao la sầu

Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
mây ngỏ trời xanh
chắc gì vui
mưa còn rơi
bao kiếp sầu ta nguôi

Gió xa xôi vẫn về
Mưa giăng mù lê thê
Đến bao năm nữa trời ...
... Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu

                                  (Sưu tầm)

2. Đêm thu
Sáng tác: Đặng Thế Phong

Vườn khuya trăng chiếu
Hoa đứng im như mắc buồn
Lòng ta xao xuyến
Lắng nghe lời hoa
Cánh hoa vương buồn trong gió
Áng hương yêu nhẹ nhàng say gió lay

Cành sương nặng trĩu
Ru bóng đêm trong ánh vàng
Màn đêm buông xuống
Mái im triền miên
Bóng cô đơn dường thao thức
Mãi trong đêm nặng sầu thương hồn vương

Qua lá cành
Ánh trăng lan dịu dàng
Ru hồn bao nhớ nhung
Đêm lắng buồn
Tiếng Thu như thì thầm
Trong hàng cây trầm mơ

Làn gió lướt tới cuốn đưa hồn ta phiêu diêu theo mây trắng trôi lơ lửng
Ngàn muôn tiếng réo rắt côn trùng như than như van mơ hồ theo gió lan

Trăng xuống dần
Cỏ cây thêm âm thầm
Đông buồn trong ánh sao
Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng
Lay hồn ta rồi tan….

Đường liên kết của video ĐÊM THU - THÁI THANH - ĐĂNG THẾ PHONG

https://youtu.be/Enu0KFRnXZw

 

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

ĐẶT TÊN CHO TRUYỆN ‘DÒNG MỰC CŨ’ Kênh manhhung dan

 

Ông Nguyễn Ngọc Ngạn sinh ngày 9/3/1945 tại Sơn Tây – nay là Hà Nội. 1954 cùng gia đình di tản vào Nam. Thời gian từ 1978-1980, ÔNG NGẠN DI TẢN lần nữa.

Đường liên kết của video

https://youtu.be/qags-f9HiUQ

Lần vượt biên này, gia đình ông chịu tổn thất rất năng nề: Vợ và con trai ông đều chết. Ổ trại tỵ nạn, ông thai nghén những câu truyện đầu tiên. Nhập quốc tịch Canada, ông làm nghề viết văn. Những truyện ông viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, thành công đến mức đưa tên tuổi của ông như hiện tượng. Hiện tượng đó là sự vượt khó, vươn lên từ tay trắng cuộc đời. Thành nhà văn hải ngoại, ông nổi lên như cồn. Truyện ông viết đủ thể loại. DÒNG MỰC CŨ, mà tôi đặt tên mới là VỢ CHỒNG HỜ, giới thiệu cùng độc giả, viết về thời Tiền cách mạng, khi mà ông chưa sinh ra. Óc tưởng tượng của nhà văn thật là vĩ đại. Câu truyện kết thúc bằng một chuyện buồn: Đôi khi những kẻ lèo lá, bất nhân, lừa thày, phản bạn, cơ hội…leo lên lại là cấp trên của ta. Đời là vậy, mấy khi được chút công bằng. Mời độc giả thưởng thức truyện ông viết

Đường liên kết của video VỢ CHỒNG HỜ - DÒNG MỰC CŨ 2

https://youtu.be/HmNp0JWkock

Đường liên kết của video VỢ CHỒNG HỜ 1 - DÒNG MỰC CŨ 1

https://youtu.be/_PwHGDbZZ10

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

Tổng hợp thơ Bút Tre hay nhất

 

Bút Tre (19111987), tên thật Đặng Văn Đăng, quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông lấy bút danh là Bút Tre. Ông đỗ tú tài triết học dưới thời Pháp thuộc, viết báo dưới thời đó với bút danh Lục Y Lang.

Ông từng làm công tác ngoại giao với chức danh bí thư thứ hai sứ quán Việt Nam tại Rumani. Sau đó ông về làm Trưởng ty (bây giờ gọi là Giám đốc sở) Văn hoá Phú Thọ.

Ông là một nhà thơ theo trường phái dân gian của Việt Nam thời hiện đại. Với phong cách thơ độc đáo, sáng tạo và giàu sức lan tỏa, từ bút danh của một nhà thơ, Bút Tre đã trở thành một trường phái sáng tạo thơ dân gian vui vẻ rất thịnh hành ở Việt Nam cho đến tận ngày nay.

Có người đề nghị cấp giải thưởng lớn cho thơ của ông. Riêng tôi cho rằng Thơ Bút Tre, trên tài Thơ Con Cóc, Thơ Cả trớn (chớn), chỉ mua vui cho người lao động sau những giờ vất vả. Thơ thô thiển. Thơ trần trụi. Thơ nghêu ngao, lấp khoảng trống giờ giải lao. Dòng thơ Bút Tre mà được giải thưởng, tôi e rằng, mũi tôi bị dị ứng mất thôi. Mời độc giả nghe thơ vui của ông.

Em đi công cán đảo Côn
Lôn rộng bát ngát, bồn chồn nhớ anh
Mặc dù lòng tự nhủ rằng:
“Khi đi em nắm cổ tay
Khi về em nắm… chỗ này, chỗ kia.”
*
Tuổi già nhưng sức không già
“Đẩy” lên “đẩy” xuống như là thanh niên
Tuổi già rất thích “tiểu liên”
Bắn tung bắn tóe đảo điên bao nàng!
*
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Đi rồi mới biết chẳng còn một xu
Về nhà mới biết mình ngu
Thằng lớn ăn ít thằng cu “ăn” nhiều.
*
Rộng lớn như thể nước Nga
Người ta không cấm thụt ra thụt vào
Nhỏ bé như thể nước Lào
Cũng không có cấm thụt vào thụt ra
Chỉ riêng có Việt Nam ta
Đâu đâu cũng cấm thụt ra thụt vào.
*
Thu đi, để lại lá vàng
Anh đi, để lại cho nàng thằng cu
*
Hôm nay trên quốc lộ hai
Thể nào cũng có một vài… ô tô (!)
*
Làm thơ nên tránh vần ồn
Kẻo không lại đụng cái … chị em.
*
Hội trường yên ắng ngủ say
Thuyết trình vừa dứt… vỗ tay ra về.

Đi trên tàu bật một que diêm
Mắt lim dim nhìn lên đồi cọ
Mà gật gù khen tỉnh… Phú Thọ.
*
Lấy anh từ thuở mười ba
Anh chê em bé không nằm với em
Đến năm mười tám tuổi xanh
Em nằm dưới đất anh lôi lên giường
Một lần thương, hai lần thương
Chân giường có bốn gãy giờ còn ba.
*
Trên đường xe chạy bon bon
Nhìn bông lúa chín hạt tròn hạt vuông (!)
*
Anh đi công tác Ban Mê-
Thuột xong một cái lại về  Plây-
Cu anh tuy có hơi gầy
nhưng mà em vẫn ngày ngày đợi anh!

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già ( hoặc : tuy rất tương cà )
Nhưng là đồ thật chẳng là đồ sơn.

Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết phê hơn vũng nhà
Vũng nhà khoan mãi chẳng ra
Vũng Tàu khoan cái dầu ra ầm ầm....

Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi rồi mới biết không đâu bằng nhà
Cà nhà tuy có hơi già
Nhưng là cà chậm không là cà mau.

Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to.

              Chúc độc giả vui vẻ.

VUI THƠ BÚT TRE  https://youtu.be/eR1DZndC-O0

Hoan hô đồng chí Phạm Tuân,

Bay vào vụ trụ một tuần về ngay

(Nước mình còn thiếu dân quân

Cớ sao lại bắn thằng Tuân lên zời?!?!)

 Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh,

Anh về phân bắc, phân xanh đầy đồng.

 Hoan hô đồng chí Trần Hoàn,

Lên làm bộ trưởng chiếu toàn phim hay.

 Hoan hô cục trưởng Hà Đăng

Ân cho tàu chạy băng băng như rùa

 Hoan hô đồng chí Võ Nguyên

Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về.

 Hoan hô anh Tạ Đình Đề,

Trước đi theo địch nay về với ta.

 Hoan hô anh Lê Quảng Ba,

Trước đi theo phỉ nay ra hàng mình.

 Hoan hô chị Nguyễn Thị Bình,

Được mời ngồi với bác Chinh, bác Đồng.

 Hoan hô bác Võ Chí Công,

Cho làm khoán hộ ruộng đồng tốt tươi.

 Hoan hô đồng chí Đỗ Mười,

Tác phong chậm chạp mọi người vẫn khen...

 Hoan hô đồng chí Phong Thu,

Đêm nằm đồng chí thò c...hân ra ngoài.

 Hoan hô đồng chí Xi-ha

Núc na núc ních sang Ta sang Tàu.

Hoan hô phụ nữ Vĩnh Phù (Phú)

Chị em ta rất... cần cu chịu khò (cần cù chịu khó)

 Hoan hô các cụ giồng cây

Mười cây chết chín, một cây gật gù.

(Chúng mày có mắt như mù,

Mười cây chết cả gật gù ở đâu!!!

                                 Chúc các bạn sức khỏe.