Chó ( mèo)
phát dại mắt đỏ, chạy lung tung, đầu chúi, đuôi cúp xuống, nước dãi đặc chảy thường xuyên; tiếng sủa khàn , về cuối hay có tiếng rít cao
như tiếng hú, khát nước, bụng hóp lại, không ăn, hay run giật, liệt tứ chi, thường
chết không quá 15 ngày.
Bị chó cắn,
nghi chó dại, cần đưa chó ra cơ quan y tế theo dõi và tiêm phòng dại ngay cho
người bị chó cắn.
Triệu chứng:
Từ sau 14 ngày đến 6 tháng bị cắn có thể
phát dại (điên) . Ở vết cắn đã thành sẹo
nhưng còn thấy buồn , nhức tê, có khi
hơi buốt, ngứa. Nạn nhan sợ gió, sợ nước, sợ máu, sợ ánh sáng,
sợ tiếng trống, tiếng động mạnh.. Ngoài ra thấy
khó thở, khát nước, nhưng
không dám uống, đau ngực. Khi bệnh nặng, bệnh nhân lên cơn điên, gào hét đến
khản tiếng, chạy, cắn linh tinh, có khi
kèm sốt cao,
run giật rồi suy kiệt dần.
Trông nom bệnh nhân
khi lên cơn:
_Trước khi
đưa bệnh nhân đi
bệnh viện cần nhất
cách ly người bệnh , cử người
khỏe mạnh chăm sóc, đề phòng
bệnh cắn người khác,
cho dùng ống nhổ riêng.
Những người có vết
thương sây sát ngoài da chưa
lành không nên gần gũi có thể nước dãi
người bệnh truyền qua vết
thương gây bệnh.
Buồng nằm tránh
ánh sáng, nước lã, gió nhiều và các
tiếng động mạnh vì dễ
làm cho bệnh nhân sợ.
_ Người trông mom cần trang bị đầy
đủ : Khẩu trang, găng tay hoặc có sẵn
2 chiếc gối bông để khi bệnh nhân lên cơn cắn xé mình có thể cầm gối
để đối phó (đẩy bệnh nhân ra được dễ
dàng , hoặc chèn miệng).
_Đưa bệnh nhân đi bệnh viện càng sớm
càng tốt, nhất là từ lúc bị cắn cần kiểm tra theo dõi
con chó cắn.
Cách
chữa và đề
phòng lên cơn:
Chữa chó (mèo) dại cắn có nhiều bài thuốc được
tín nhiệm , nhưng việc xác
minh khoa học gặp nhiều khó
khăn , phức tạp. Cần tích cực tiêm phòng dại là tốt nhất, còn tài liệu
dưới đây chỉ để tham khảo, hoặc có điều
kiện nên dùng kèm theo với tiêm phòng dại.
Bài 1:
Khi chưa lên cơn.
Hạt bồ hòn (đã bóc vỏ cùi ) 500g (giải độc)
Lá dứa dại
: 20
lá ( lợi tiểu tiện)
Cách chế: Dùng 1.500g bổ hòn bóc vỏ cùi có chất xà phòng đi, lấy lại hạt , cạo
bỏ vỏ đen đi, sao vàng úp xuống đất, thành một chất giòn ngon, bùi nhu lạc rang,
tán bột mịn, đóng vào lọ nút kín, (không
để quá 6 tháng vì kém công hiệu).
Lá dứa dại:
loại có gai hay dùng làm bờ giậu, bông hoa
to trắng mùi thơm hăng, quả gần
như quả dứa nhỏ, lấy bánh tẻ
tức là lá thứ 8, 9, ( tính từ búp trở xuống 7, 8 lá), rọc làm
hai, cắt
đoạn ngắn, sao vàng ( úp xuống đất).
Dùng 150 ml nước sắc còn 80ml uống để
lợi tiểu, giải độc.
Cách dùng: Bổ hòn ngày uống 7-8 lần, mỗi lần 1
thìa canh cà phê nhỏ. Uống với 1-2 thìa
nước lá dứa dại trên.
Mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày .
Chú ý: Mỗi đợt uống
xong cần thử lại bằng
cách ăn đậu xanh sống. Nhai ăn
sống 50g đậu xanh, nếu thấy tanh
không thể ăn được thì không cần uống nữa, nếu
thấy ngon, bùi
thường là do còn nọc
độc.
Trước khi
dùng thuốc cũng dùng đậu xanh sống để thử xem có phải do chó dại cắn không.
Bài
2: Khi đã
lên cơn: (người bệnh sợ gió, sợ nước, sợ tiếng động, hoặc lên cơn điên).
Hạt bồ
hòn: 20-40 thìa bột trong một ngày;
Nước lá dứa
dại: 7-8 lá sắc đủ nước
uống mỗi ngày: 200ml;
Quả sỏi tía
(quả găng bông) khô: 30g
sắc lấy 60 ml.
Ba thứ uống song song, hết thứ nọ đến thứ kia (trừ
khi đi ngủ và lúc đương cơn),
còn cứ 15 phút cho uống
một lần. Mỗi đợt từ 3-5 ngày.
Khi không sợ gió, sợ nước cho uống tiếp mỗi
đợt độ 8 lần
mỗi ngày ( cả 3 thứ).
Đến khi ngủ
bình thường thì không cho uống nước sòi
tía nữa mà chỉ uống 2 thứ
như khi chưa lên cơn ở trên. Uống một đợt
dài khi nào thử ăn đậu xanh sống thấy tanh mới thôi.
Bài
3. Khi
chưa lên cơn:
Cây cỏ cúc
áo ( cả cây, rễ , lá ) khô hoặc
tươi sao qua 60g
Hoa cỏ cúc
áo 10g
( 1 chén nhỏ)
Cam thảo 8 g
Nước lã 2000 ml
Dùng nồi nhôm
hoặc nồi đất
đánh sạch, khô, không dính mỡ, cho cam thảo và cây cúc áo
vào nấu thật kỹ trong 2 lít
nước . Khi
nước đã vàng mới đổ
hoa cúc áo vào đun độ 30 phút nữa. Lọc kỹ còn độ 500 ml (nửa lít nước thuốc
là vừa).
Liều lượng:
đối với người chưa lên cơn uống 2 liều trên
là vừa.
Bài
4. Khi đã
lên cơn.
Đùi con
cóc : 2 cái ( bỏ da, để thịt sống).
Lá đào (
ăn quả) non: 1 nắm
giã nhỏ.
Lòng trắng
trứng gà: 2 cái.
Giã nhỏ
lá đào
với đùi cóc, sau cho
lòng trắng trứng gà vào trộn đều, dùng vải sạch khô , bọc vào vắt
lấy nước uống.
Nếu
phát điên dùng thêm
xạ hương 0,1g (hoặc 5 lai) tùy
người lớn nhỏ (phụ nữ có thai cấm dùng)
pha vào thuốc trên cho uống.
Phụ nữ có
thai: không dùng xạ hương mà tăng
thêm nửa
liều thuốc trên trong
một ngày.
Chú ý: Làm thịt cóc
phải thận trọng, tuyệt đối
không để giây nhựa da cóc vào
đùi thịt.
Bài 5.
Thuốc triệt nọc:
Sau khi bệnh nhân hết
cơn điên, hết sợ gió, sợ nước, cho uống thêm thần xa 13-15g để an
thần (triệt nóc).
Chú ý: Đặc biệt các dụng cụ
như chày , cối, chén,
thìa, vải lọc không được
để ướt nước lã. Ướt nước lã sẽ hỏng thuốc.
Thuốc đã chế
rồi không để quá 12 giờ. Quá sẽ hỏng thuốc (thiu).
Kinh nghiệm:
Sau khi uống thuốc 2-3 giờ, nước đái sẽ trắng như nước vo gạo, sau 2-3 giờ có thể hết
cơn điên dại.
Bài 6.
Mộc
thông 12 g
Hạt mã đề 12g
Hoạt thạch 24g
Cam thảo 6 g
Cam thảo 6 g
Tim cổ bấc 2g
Cỏ cổ mạch 12g
Cỏ thài lài 12g
Hạt giành
giành 8g
Đại hoàng 12g
* Sâu ban
miêu 4 con
* Hạt mã tiền 2 hạt
(sao với dầu vừng cho vàng ròn).
Cách
dùng: Sâu ban miêu bỏ đầu
và cánh ( trẻ em chỉ dùng 2 con),
cho gạo vào sao, gạo vàng là được , bỏ
gạo đi.
Hạt mã tiền (trẻ em
dùng 1 hạt) sắc đặc (500ml còn 150ml, uống 2 lần).
Sau khi uống thuốc
2-3 giờ có thể hôn mê một lúc
nhưng sẽ khỏi.
Trong bài
thuốc có 2 thứ mã tiền và ban miêu là chất độc rất mạnh, chỉ dùng
khi đã quá gay go,
nhưng không được quá liều
lượng trên.
Bài
7.
Toàn yết 7 con
Tằm chết lạnh
10 con
Chu xa 4 g
Sâu ban
miêu 7 con
Giun đất 10 con
Sinh đại hoàng 12 g
Con sâu ban miêu
chế như bài 6 trên. Giun đất đem sao khô.
Sau đó, các vị khác
sao qua cho dễ tán. Tán nhỏ mịn,
gói làm 15 gói.
Liều
dùng: Người lớn khỏe mạnh
dùng làm 5 lần, hòa với rượu nhẹ
uống.
Người yếu dùng 10 -15 lần, uống với nước sôi có pha một chút rượu uống.
Bài
8.
Móng tay người khoảng 10 g
Dùng nồi
sao v àng, tán nhỏ, hòa với rượu uống.
Sau 2 giờ bệnh nhân ra mồ hôi
sẽ tốt.
Bài
9. Dự phòng lên cơn.
Con rết
1 con
Toàn yết
3 con
Sâu ban miêu
3 con
Sâu ban miêu
bỏ chân cánh, sao như bài 6.
Các thứ tán
nhỏ, dùng rượu đun nóng, uống 2-3 lần.
Các bài thuốc
chữa bệnh dại thường kiêng làm bệnh
nhân hoảng sợ, giao
cấu, lội bùn, leo cầu,
trèo cây, kinh động : tới 100
ngày mới tốt.
Tham khảo: Tác
giả: Trần Ngọc Chân
NXB QĐND –Hà Nội -1966
Sách do ông
Trần Văn Thường – 182 – Bạch Mai cung cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét