Dưa cà muối, măng tươi... chị em nội trợ cần loại bỏ ngay ra khỏi bữa cơm để tránh hại sức khỏe.
1. Dưa
cà muối
Ảnh minh họa.
Dưa
cà muối có một lượng hợp chất nitroso. Nạp quá nhiều chất nitroso vào cơ thể sẽ
sẽ làm gan bị tổn thương, lâu dài có thể gây ra gây viêm gan, xơ gan, thậm chí
ung thư gan.
Bên
cạnh đó, các đồ ăn lên men có chứa nhiều vi khuẩn khi bảo khoảng không tốt hoặc
để lên men quá lâu.
2. Măng
tươi
Măng
tươi chứa rất nhiều cyanid - một loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con
người. Cyanid dưới tác dụng của enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid
cyan andrid (HCN) - một chất cực độc với cơ thể. Một người trưởng thành nặng
khoảng 50kg chỉ cần ăn phải 50mg là có thể tử vong.
3.
Khoai tây mọc mầm
Nhiều
người khi thấy khoai tây mọc mầm vì tiếc thường sẽ chỉ cắt bỏ phần mầm đi và tiếp
tục dùng. Tuy nhiên điều này là sai lầm, ăn khoai tây mọc mầm vào cơ thể sẽ dễ
bị ngộ độc. Chất độc có trong khoai tây mọc mầm là solanin. Solanin có thể gây
ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể.
Qua
nghiên cứu, chất solanin phân bố trong củ khoai tây mọc mầm như sau:
-
Trong mầm khoai và chân mầm: 420-730mg trong 100g;
-
Trong vỏ khoai: 30-50mg trong 100g;
-
Trong ruột khoai: 4-7mg trong 100g.
Như vậy, lượng chất độc chủ yếu chứa trong mầm khoai, còn trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm.
Triệu
chứng ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm thường có các biểu hiện như đau bụng, rối
loạn tiêu hóa, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Trường
hợp nặng có thể gây tử vong do hệ thần kinh trung ương bị tê liệt làm trung tâm
hô hấp không hoạt động được, đồng thời gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.
Tuy
nhiên, do lượng solanin trong củ khoai tây không đáng kể nên chuyện ngộ độc
solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt do ăn
quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai.
Dù vậy,
mọi người tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây mọc mầm. Trường hợp củ khoai
mới nảy 1-2 mầm nhỏ, nếu bỏ cả đi thấy phí thì phải bỏ hết mầm, khoét bỏ hết
chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ để loại bỏ hết chất solanin tập trung ở đây rồi mới
được nấu ăn.
4.
Bí đỏ già, để lâu
Bí
đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến
bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy
khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét