ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI: PHONG BA BÃO TÁP KHÔNG BẰNG NGỮ PHÁP VIỆT NAM google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

PHONG BA BÃO TÁP KHÔNG BẰNG NGỮ PHÁP VIỆT NAM

 Câu thành ngữ này đã nói lên tất cả độ khó khăn của việc học ngữ pháp Việt Nam.

1.  Dấu trong tiếng Việt làm nên sự khác biệt.

Nguời nước ngoài khổ sở vì việc bỏ dấu trong chữ Việt, người bản địa trong nước cũng thế. Quê tôi, An Đổ, Bình Lục, Hà Nam mà viết thành An Đỗ. Thế là lý lịch quân nhân cứ thế theo tôi cả đời. Hết câu, xuống dòng thì phải chấm (.); có khi hai chấm (:); hoặc dấu loại cảm thán, chấm than (!). Sau các dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;) nhất thiết phải có dấu cách ( )…

Không có dấu, câu tiếng Việt sau đây trở thành đàm tiếu:

‘Em dang o truong, muon lam roi, anh den deo em ngay’! Anh chồng nhanh hơn người làm nghề xe ôm đến đèo em ngay lập tức!

2. Sai lỗi chính tả, có trở thành vấn nạn?

Những lỗi chính tả hay gặp nhất: Xổ số; Xác suất; truyện-chuyện…

Đừng đổ lỗi cho người nói ngọng: Lên, Nên.

   LÊN xuống cầu thang & những việc NÊN làm. Đánh đổi 2 từ cho nhau, ý nghĩa 2 câu trở nên khác hẳn.

3. Vấn nạn viết tắt:

Không ai phủ nhận tiện ích mà viết tắt mang lại nhưng trước khi viết tắt phải định nghĩa. Xã hội chủ nghĩa (XHCN), không định nghĩa người dỗi hơi đọc là xếp hàng cả ngày. Chủ Nghĩa Cộng Sản (CNCS) nếu không định nghĩa đọc là Chủ nghĩa cộng sinh, tha hồ ông nọ, bà kia. Sướng thế còn gì. Hèn chi tên của tôi ĐAN MẠNH HÙNG viết tắt Đ.M Hùng, bị người ta réo tên chửi suốt.

4. Đọc và viết khác nhau đấy

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Nếu đọc là Độc lập Trừ Tự do Trừ Hạnh phúc thì trí nguy đấy.

Câu nói nổi tiếng của Bác “Không có gì quí hơn độc lập tự do” được đúc bằng hơn chục ký vàng ròng trong Lăng Bác. Báo cáo thành tích thập niên 80 của thế kỷ trước, báo cáo viên dõng dạc “Chúng cháu đã đi 1/3 quãng đường Bác dặn”.  

Đây chỉ là chuyện vui tôi ‘múa rừu qua mắt thợ’, cóp nhặt cho bạn xả hơi, giảm Stress!

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét