Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

BÀI 27 - NHỮNG BÀI THUỐC TỪ ĐẬU ĐEN


Đậu đen là một loại ngũ cốc quen thuộc và được dân gian sử dụng khá nhiều trong một số món ăn cũng như một số bài thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, loại dược liệu này có vị ngọt, tính bình và có tác dụng chữa thận yếu, đau lưng, mụn nhọt, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc.

27.1. Tác dụng dược lý

Trong nền y học cổ truyền, đậu đen được sử dụng khá nhiều trong một số bài thuốc với những công dụng sau:

Trị phong nhiệt (chứng sốt, sợ gió);
Trị nhức đầu;
Chữa chứng thiếu máu, cơ thể suy nhược;
Chữa can thận hư, thận suy;
Bổ khí, bổ thận;
Giải độc, thanh nhiệt cơ thể;
Tăng cường hệ tiêu hóa;
Hỗ trợ bài tiết;
Làm đẹp da;
Phòng ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch.
27.2.Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ đậu đen
Đậu đen là một vị thuốc lành tính được nhiều dân gian sử dụng khá nhiều trong một số bài thuốc hoặc một số món ăn. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây và áp dụng điều trị ngay tại nhà:
- Bài thuốc từ đậu đen chữa chứng đau bụng ê ẩm: Đem 50 gram đậu đen sao cho cháy đen rồi đem sắc cùng một lượng rượu phù hợp để dùng. Hoặc có thể sắc đậu đen cùng với nước rồi thêm một ít rượu vào để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa đau nhức mỏi lưng: Đem 200 gram đậu đen ngâm cùng với một lượng rượu phù hợp. Ngâm khoảng 12 tiếng đồng hồ là có thể sử dụng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh liệt dương ở nam giới: Đem một lượng đậu đen vừa đủ sao già rồi ngâm cùng với một lượng rượu vừa đủ để dùng trị bệnh liệt dương.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa chứng liệt dương, di tinh ở nam giới, chứng tay chân yếu, tóc chuyển màu bạc sớm: Đem 50 gram đậu đen nấu chắt lấy nước. Đem phần nước đậu đen chưng cách thủy cùng với 300 gram hà thủ ô đỏ. Sau 2 – 3 giờ đồng hồ chưng cách thủy, vớt phần cái ra đem phơi khô để dùng dần. Mỗi lần sử dụng 5 gram ở dạng bột mịn hoặc sắc cùng với nước để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen trị chóng mặt, tay chân tê chứng hoặc bị trúng gió ở phụ nữ sau khi sinh: Đem 300 gram đậu đen sao cho đến khi bốc khói rồi đem ngâm cùng với 500 ml rượu trắng. Sau 24 giờ đồng hồ là có thể sử dụng. Người bệnh có thể sử dụng để uống kết hợp với việc đắp chăn hoặc sử dụng áo khoác để cho ra mồ hôi.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh đái đường do thận yếu, thận suy: Dùng đậu đen và thiên hoa phấn với liều lượng bằng nhau. Đem hai vị thuốc trên tán nhỏ rồi hoàn thành viên để uống cùng với nước sắc đậu đen.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa phù thũng do thận hư, thận suy: Đem 100 gram đậu đen cùng với 15 gram rễ cỏ tranh nấu cùng với 1000 ml nước lọc. Sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại 500 ml là được. Người bệnh sử dụng để thay thế nước trà.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc thuốc, hoặc bị viêm da lở loét do nhiệt độc: Đem 30 gram đậu đen cùng với 9 gram cam thảo sống sắc cùng với một lượng nước vừa đủ để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen trị chứng hoa mắt, mắt mờ, hay chóng mặt ở người cao tuổi: Dùng đậu đen và mè đen mỗi vị 100 gram. Đem hai vị thuốc trên sao khô rồi tán thành bột mịn sau đó trộn đều hai hỗn hợp bột. Mỗi lần sử dụng 8 gram (tương ứng với 2 thìa cà phê) hòa cùng với một ít nước để dùng. Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh viêm gan mãn tính: Dùng 100 gram đậu đen, đem rửa sạch rồi đem nấu cùng với một lượng nước vừa đủ để lấy phần nước để uống thay cho nước trà.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa chứng ra nhiều mồ hôi do suy nhược cơ thể: Dùng đậu đen và phù tiểu mạch mỗi vị 30 gram cùng với 15 gram đại táo. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ để lấy nước dùng. Hoặc người bệnh có thể sử dụng 60 gram đậu đen và 30 gram hoàng kỳ.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa tiểu ra máu: Dùng đậu đen, đậu xanh cùng với rễ cỏ tranh mỗi vị 30 gram, sắc lấy nước dùng nóng.
- Giải rượu từ bài thuốc đậu đen: Đem một lượng đậu đen rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi đem sắc lấy nước dùng. Dùng phần nước sắc được càng nhiều càng tốt.
- Giải khát, hết khô miệng vào ban đêm từ đậu đen: Chuẩn bị 80 gram đậu đen, 30 gram đường phèn và 1 quả lê. Đem toàn bộ các nguyên liệu đã được chuẩn bị sắc lấy nước để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh phong thấp, thường nhức mỏi đầu gối, táo bón lâu ngày không khỏi: Đem một lượng đậu đen ngâm với nước rồi đem ủ cho mọc mần dài khoảng 3 cm, sau đó đem hạt đậu đen phơi khô. Đem một lượng đậu đen vừa đủ trộn cùng với một ít giấm rồi đem sao vàng, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1 muỗng cà phê cùng với một ít rượu. Mỗi ngày sử dụng khoảng 2 – 3 lần.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, kích ứng da: Đem 50 – 100 gram đậu đen đã sao nhỏ lửa sắc cùng với nước để dùng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa rối loạn tiền đình: Dùng 30 gram đậu đen cùng với 45 gram ngải cứu và 1 quả trứng gà tươi. Đem đậu đen và ngải cứu sắc lấy nước để dùng, đồng thời luộc trứng cho chín. Người bệnh ăn trứng và uống nước sắc.
- Bài thuốc từ hạt đậu đen chữa chứng cao huyết áp: Chuẩn bị 50 gram đậu đen, 30 gram hạ khô thảo cùng với 20 gram đường trắng. Đem nước sắc hạ khô thảo ninh với hạt đậu đen cho chín nhừ và sử dụng khi còn nóng.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bại liệt nửa người do di chứng tai biến mạch máu não: Đem 100 gram cùng với 15 gram độc hoạt vào trong nồi để sắc lấy nước cô đặc, sau đó hòa cùng với một ít rượu gạo để uống.
- Bài thuốc từ đậu đen chữa bệnh trĩ ra máu: Lấy một ít bồ kết sắc lấy một ít nước rồi dùng phần nước tẩm một ít đậu đen. Sau đó, đem đậu đen sao vàng, tách bỏ phần vỏ rồi tán thành bột mịn. Cho một ít mỡ heo để hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô và cất trữ trong hũ kín để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 30 viên uống cùng với nước gạo tần mễ.
27.3. Những món ăn là thuốc từ đậu đen
Đậu đen có thể kết hợp cùng với các nguyên liệu khác để chế biến thành các món thuốc. Ngoài công dụng cải thiện bệnh lý, những món thuốc từ đậu đen còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng sự lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Bạn cũng có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:
- Thịt bò hầm ngũ đậu trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, tỳ dương hư, giúp bồi bổ cơ thể: Chuẩn bị 150 gram thịt bò cùng với hỗn hợp đậu mỗi vị 60 gram bao gồm: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván, đậu nành. Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem hỗn hợp đậu ninh cho nhừ rồi tiếp tục cho thịt bò vào nấu cùng. Nêm nếm một ít gia vị rồi tắt bếp và có thể sử dụng. Nên sử dụng khi thức ăn còn nóng.
- Đậu đen hầm thịt lợn cho các đối tượng suy nhược cơ thể: Chuẩn bị 500 gram đậu đen bỏ vỏ, 100 gram thịt lợn cùng với một ít các nguyên liệu khác như: muối, mì chính, bột ướt, mỡ lợn. Đem toàn bộ nguyên liệu làm sạch rồi nấu chín nhừ. Nên dùng khi món thuốc còn đủ nóng.
- Đậu đen tiềm cật heo có tác dụng bổ thận, trị chứng thận nhiệt nóng, các chứng nhức mỏi lưng, đầu gối, da khô, ù tai, hoa mắt: Chuẩn bị 50 gram đậu đen lòng xanh, 200 gram cật heo, 100 gram thăn heo, 50 gram tủy xương sống heo cùng với các loại gia vị vừa đủ. Trước khi chế biến, đậu đen cần được ngâm với nước sôi và 20 gram muối. Nấu toàn bộ nguyên liệu cho chín nhừ và sử dụng khi còn nóng.
27.4. Chè đậu đen, Nước đậu đen
a- Chè đỗ đen đặc
Có nhiều cách nấu chè đỗ đen, cầu kỳ nấu chè thập cẩm, chè đỗ đen ngũ vị…Ở đây, tôi chỉ giới thiệu một cách nấu chè đỗ đen thông dụng nhất
Nguyên liệu:
- Đỗ đen
- Đường
- Bột năng hoặc bột sắn
- Baking soda
Cách làm:
- Đỗ đen các bạn đãi sạch với nước, nhặt bỏ các hạt xấu, lép. Cho đỗ vào luộc rồi chắt bỏ phần nước đầu tiên đó đi (Nhiều người ngâm đậu đen 30’). Chế lượt nước mới vào nồi và ninh nhỏ lửa đến khi đỗ chín bở. Muốn đỗ nhanh bở, các bạn chỉ cần thêm vào nồi chè 1/3 thìa cà phê bột baking soda (hay còn gọi là thuốc muối).

- Kiểm tra đỗ, thấy đỗ thực sự chín bở các bạn mới nên cho đường vào. Vì nếu cho đường sớm, khi đỗ chưa được ninh bở rất dễ bị tình trạng lại đỗ, tức là hạt đỗ không được mềm và có phần hơi sượng. Hạ nhỏ lửa đun thêm vài phút để các hạt đỗ ngấm đường.
- Hòa bột năng hoặc bột sắn với nước rồi từ từ chế vào nồi chè, vừa chế vừa quấy đều tay đến khi chè đạt được độ sánh mong muốn thì dừng lại, đun thêm ít phút rồi tắt bếp.

Múc chè đỗ đen ra bát, có thể nhỏ thêm vài giọt vani hoặc dầu chuối cho chè thêm hương vị.

b- Nước đậu đen rang
Tác dụng
- Khả năng chống oxy hóa cao, tăng cường miễn dịch
Polyphenol trong đậu đen là hợp chất được biết đến với tác dụng chống lão hóa cao, chúng có nhiều trong các thực phẩm như gạo lứt hay đậu đen. Anthocyanin cũng là chất chống oxy hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, bệnh ung thư, bệnh tim phổi, bệnh xơ cứng động mạch.
Trong đậu đen còn có nhiều chất xơ giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường trong máu. Vỏ của đậu đen chứa saponin với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chứng minh các tác dụng có lợi của saponin như giảm cholesterol trong máu, phòng chống ung thư và kích thích hệ miễn dịch.
- Giảm cân an toàn nhờ uống nước đậu đen rang
Một trong những công dụng của nước đậu đen rang mà chị em phụ nữ vô cùng yêu thích chính là: giảm cân. Lsoflavone trong đậu đen cũng là một chất chống oxy hóa. Ngoài tác dụng ngăn chặn các loại ung thư như ung thư vú, hợp chất còn cải thiện sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
Chính vì vậy, uống trà đậu đen hàng ngày sẽ làm giảm lượng chất béo trong cơ thể, kiểm soát lượng mỡ tuần hoàn trong máu, hỗ trợ tích cực cho việc giảm cân một cách tự nhiên và an toàn.
- Nước đậu đen rang giúp duy trì sự mịn màng của làn da
Đậu đen chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin với 10 loại axit amin cần thiết như lysine, methionine, tryptophane, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine, arginine và histidine… công dụng nước đậu đen không chỉ giúp phụ nữ Nhật duy trì một sức khỏe dẻo dai mà còn giúp họ trẻ hóa làn da, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.
c- Hướng dẫn cách làm nước đậu đen rang Nhật Bản 
Chuẩn bị
- 100 gam đậu đen (loại xanh lòng) và khoảng 1 lít nước 
Các bước thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên, bạn chọn các hạt đậu chắc, mẩy, không sâu bệnh đem rửa sạch. Lưu ý, bạn không cần ngâm đậu đen với nước mà chỉ cần rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Bước 2: Bạn đổ đậu đen vào chảo rồi rang nóng cho đến khi dậy mùi thơm. Bạn chú ý đảo đều tay để tránh đậu bị cháy. Lúc đầu, bạn rang với lửa lớn sau đó từ từ hạ nhỏ lửa lại, tiếp tục rang khoảng 10 phút cho đậu chín thì bạn tắt bếp (không nên rang chín già). Nếu bạn muốn dùng dần thì rang nhiều đậu, sau đó bảo quản trong hộp kín.
- Bước 3: Bạn cho khoảng 1 lít nước vào nồi đun sôi. Khi nước sôi cho đậu đen đã rang vào tiếp tục đun khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp. 
- Bước 4: Bạn đậy kín nắp và ủ thêm khoảng 5 phút cho ra trà rồi dùng rây lọc, lọc lấy nước và uống khi còn ấm. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể thêm một tý muối vào. Bạn uống khoảng 30 phút trước mỗi bữa ăn để mang lại hiệu quả cao nhất.

Cách làm nước đỗ đen rang Nhật Bản
Không chỉ giúp phụ nữ Nhật duy trì vóc dáng cân đối, thon thả nhờ khả năng loại bỏ mỡ thừa, thanh lọc cơ thể, nước đỗ đen (trà đậu đen) còn giúp chống rụng tóc rất hữu hiệu. Làn da cũng được cải thiện láng mịn, hồng hào và đầy sức sống, đặc biệt nước này còn chống lão hóa cao, giúp phụ nữ Nhật trẻ lâu.
27.5. Một số lưu ý khi sử dụng đậu đen
Đậu đen là một vị thuốc lành tính, tuy nhiên không phải vì thế là bạn có thể sử dụng một cách lạm dụng. Để tránh tình trạng gặp phải một số triệu chứng ngoài ý muốn, người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Không sử dụng các bài thuốc từ đậu đen cho các đối tượng quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này;
- Tuyệt đối không được sử dụng đồng thời đậu đen và thịt bò. Bởi thịt bò là thực phẩm giàu chất xơ, nếu được sử dụng đồng thời với đậu đen sẽ làm giảm tác dụng một cách nghiêm trọng. Do vậy, bạn nên sử dụng hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ;
- Không sử dụng đậu đen cùng với sữa, rau bina, đậu thầu dầu, ngũ sâm,…
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không được sử dụng nước đậu đen. Các nhóm tuổi còn lại cần cân nhắc trước khi sử dụng;
- Các đối tượng bị viêm đại tràng, tỳ vị hư, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy hay hệ tiêu hóa kém thì không nên sử dụng bài thuốc từ đậu đen,
- Không được sử dụng đậu đen cùng với thịt bò, ngũ sâm, rau bina, sữa,...
 Tuy nhiên, những công dụng của đậu đen chưa được nền y học hiện đại ghi nhận. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng.

27.6. NHÓM NGƯỜI KHÔNG UỐNG NƯỚC ĐẬU ĐEN
1. Người già và trẻ nhỏ
Hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao, thậm chí còn cao hơn lượng protein chứa trong thịt gà. Vì vậy nếu ngày hè oi bức cho trẻ uống nước đỗ đen có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng.
Trong quá trình tiêu hóa các phân tử protein buộc phải chuyển hóa thành peptide dưới tác động của enzym và axit amin thì cơ thể con người mới có thể hấp thụ được. Trong khi đó, người già, trẻ em thuộc đối tượng là người có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không khỏe sẽ khó tiêu thụ lượng protein cao trong nước đỗ đen. Do vậy nếu uống thường xuyên có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
2. Những người đang uống thuốc
Một công dụng rất quý của đỗ đen đó chính là có tác dụng giải độc, vì trong thành phần của nó chứa các loại photpho hữu cơ, protein, các kim loại nặng có thể kết hợp thành các chất kết tủa. Tuy nhiên đối với những người đang sử dụng thuốc uống thì khi ăn đỗ đen có thể làm các thành phần trong đậu phản ứng với các thành phần của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh. Vì vậy cần cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định uống nước đậu đen, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
3. Những người cơ thể yếu, suy nhược
Đỗ đen uống để giải khát nhưng lại không có tác dụng đối với những người có thể trạng yếu như thường xuyên mệt mỏi, tứ chi lạnh, loét đại trạng, sợ lạnh, dễ bị đi ngoài khi ăn đồ lạ, đi ngoài có phân lỏng hay tiêu chảy thì không nên dùng đỗ đen. Thậm chí những đối tường này nếu ăn đỗ đen vào cơ thể có thể biểu hiện trầm trọng hơn như tiêu chảy, kiết lị, buồn nôn, choáng váng,...
4. Người bị tiểu đường tránh uống nước đỗ đen có đường 
Những người bị tiểu đường nên hạn chế uống nước đỗ đen có đường vì có thể làm gia tăng lượng đường trong máu khi sử dụng thường xuyên. Với người bị tiểu đường, nước đỗ đen rang, không cho đường lá tốt nhất. Còn với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể.
Nói tóm lại, nước đậu đen rang, không tốt cho những người đau dạ dày, vì thế, nước đậu đen rang không thể là “nước thần” cho tất cả mọi người.

Tệ hại hơn, người ta truyền tai nhau, nuốt 49 hạt đậu đen vào buổi sáng để chữa các bệnh về mắt. Mắt sáng hơn hay là chỉ rước họa vào thân? Một tin thất thiệt, mọi người cần tẩy chay. Chú ý nhé, các bạn. Hãy sáng suốt lựa chọn bài thuốc tốt. Chúc các bạn thành công.
 (Tổng hợp từ các báo và tạp chí) Mời xem V-Clip - Đường liên kết của video

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Phượng Buồn - NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG



Đường phố Hà Nội rợp trời hoa phượng đỏ. Mùa hè đỏ lửa nữa đã lại về. Dưới hàng phượng hồng, ve kêu ra rả và những cần lao nép sau cánh áo, giải khát cốc trà. Cách đây vài thế kỷ, người Pháp đã đến đây, đô hộ đất nước này, trồng tại đây những cây phượng hồng râm mát. Quả thật, người Pháp đã mang tới văn minh cho đất nước ta. Từ chữ viết tuyệt đẹp, hệ latinh, thứ duy nhất Đông Nam Á, đến những kiến trúc hoàn hảo mà đến nay, ai có thể sánh bằng. Một nhà Hát Lớn đẹp nhất Đông Nam Á, cầu Long Biên sừng sững rồng bay, qua bao lửa đạn vẫn hiên ngang vươn tới trời cao, (Chỉ tiếc là trăm năm, đất nước mình vẫn thế!). Nhà Bác Cổ, có kiến trúc lạ, cổng vào nép bóng phượng hồng. Đường sắt Bắc Nam nối liền hai miền đất nước. Có bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước để cho chúng ta có đất nước này vươn lên tầm vĩ đại. Có thể nay, mai, ta có con đường sắt khác, nhưng liệu có thể hoàn thành sau chục năm xây dựng?

Người Pháp cũng mang đến đây 1 trong 3 phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do. Pho thứ ba nhỏ nhất, cao 3 m, được đưa tới Hà Nội ngày 15-3-1887 dịp triển lãm của chính phủ Bảo hộ Pháp, sau đó Tượng Nữ Thần Tự Do - mà người Việt Nam gọi là bà Đầm Xòe, được xây dựng trên vườn hoa Bà Đầm Xòe - Vườn hoa Chí Linh bây giờ. Vườn hoa Chí Linh đổi tên, nó được chuyển đến, đặt trên tầng 4 của Tháp Rùa Hà Nội. Nhưng cũng chẳng yên, nó lại được đem đến dựng tại vườn hoa Cửa Nam. Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp, tượng Nữ Thần Tự Do nhập kho và cuối cùng, nó được nấu chảy thành tượng phật trong chùa Ngũ Xã. Đi đời một phiên bản Nữ Thần Tự Do.
Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, người Pháp du nhập vào Việt Nam và trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19. Hiện nay phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc vào miền Nam, trên vỉa hè, công viên, trường học. Thành phố Hải Phòng còn được gọi là thành phố Hoa phượng đỏ; nơi đây hoa phượng được trồng khắp nơi, có cả một công viên hoa phượng ngay trung tâm thành phố, 2 bên dòng sông Cấm, rợp trời một màu hoa phượng, lại có cả lễ hội hoa phượng diễn ra vào tháng 5 rất độc đáo.
Tại Hà Nội, những cây phượng đầu tiên được trồng  ở phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền)  năm 1894 rồi sau đó là  đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên). Được trồng ở khắp nơi, mùa hè đỏ rực màu hoa phượng. Đặc biệt, chúng được trồng tại các trường học. Mùa hoa phượng về cũng là một năm học kết thúc, nói không ngoa rằng hoa phượng là biểu tượng của tuổi học trò, hiếu động và giàu cảm xúc.
Trong lịch sử của loài cây này ở Việt Nam, nó đã từng bị chặt hạ chỉ vì sự nhỏ nhen, ích kỷ của một nhúm người Pháp sống ở phố Paul Bert. Vào đầu  hè, hoa phượng đỏ rực như dải lụa đỏ giăng trên con phố khiến  dân chúng Hà Nội mê mẩn thì những người  Pháp cho rằng nó che chắn cửa hàng khiến việc mua bán bị thiệt hại. Và họ đã yêu cầu thành phố giảm thuế, khi  thành phố  cho tỉa cành, họ lại  đưa ra lý do:  phượng  là nơi đậu của ve kêu nhức đầu và là chỗ trú ngụ của muỗi gây ra bệnh sốt rét nguy hiểm tính mạng cho người châu Âu. Cư dân phố Paul Bert hầu hết là  binh lính Pháp  giải ngũ ở lại Hà Nội sinh sống nên chính quyền thành phố đành nhượng bộ đám công thần, họ cho chặt bỏ hai hàng phượng.  
Thế nhưng, hơn 100 năm sau sự việc được lặp lại, lần này nguyên nhân không phải do ve hay muỗi mà vì gió to quật đổ cây phượng già tại một trường học ở TP.HCM làm chết một học sinh và nhiều em bị thương nên vài trường đã vội  vã đốn hạ, nhanh chóng  chặt hết cành.
Cây phượng có tuổi thọ không cao, chỉ khoảng 30 năm. So với Sao Đen hàng trăm năm trên phố Lò Đúc Hà Nội, hay đường Páster Sài Gòn cũ, không đổ. Cây phượng không có lỗi. Lỗi là do con người. Cây cũng như người, đến độ tuổi nào đó sẽ già nua, không còn sức chống chọi với mưa to, gió lớn. Người ta chặt hạ cây sầu, tỉa cành mùa mưa bão, để đảm bảo rằng cây không gẫy, đổ cho con người được an toàn. Điều đúng đắn ấy, đôi khi cũng bị lu loa thành những suy luận thái quá. Nào là “Xóa đi kỷ niệm học trò”, nào là “Hủy hoại môi trường”…Cây phượng mau lớn, rễ trồng, Ta có thể trồng lại nhiều cây phượng khác. Dăm năm sau, cây phượng lại đơm hoa, kết trái. Kỷ niệm học trò có bao giờ phôi pha?

Từ 1994, một kỹ sư người Việt đã nghiên cứu giống phượng tím. Phượng Hồng hôm nay, khoe sắc long lanh bên phượng Tím kiêu kỳ.
Người lớn ký niệm mùa hoa phượng có thể còn sâu sắc hơn. Phượng ơi, em chở hồn anh đi đâu? Bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” - Tác giả: Lê Kim Khánh & Tuấn Hải. Giọng ca Phương Dung.
https://www.youtube.com/watch?v=CJwBaeJVhQM&list=UU0Jnr4hmDN8loNnRy2BpNXQ

https://bit.ly/2XKin0S




Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

BÀI THUỐC 20 – NHỮNG BÀI THUỐC HUYẾT ÁP TUYỆT VỜI


1. Đôi nét về huyết áp

    Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Huyết áp liên tục thay đổi tùy theo hoạt động, nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc, tư thế, và sử dụng thuốc. Các số đo huyết áp thường được tính bằng milimét thủy ngân (mmHg). Ví dụ 110 trên 70 (110/70 mmHg). Huyết áp bao gồm 2 thông số:
- Số trên (huyết áp tâm thu): Là trị số huyết áp cao nhất khi tim co bóp
- Số dưới (huyết áp tâm trương): Là trị số huyết áp thấp nhất khi tim nghỉ ngơi.
Trong các số đo huyết áp, hãy chú ý chỉ số dưới (là huyết áp tâm trương). HA tâm thu (chỉ số trên) tới 200 mmHg, thậm chí tới 240 mmHg có thể không sao, nhưng nếu HA tâm trương (chỉ số dưới) 110 mmHg trở lên là đã nguy hiểm tới tính mạng, cần uống thuốc giảm huyết áp ngay.
Phân loại theo JNC VI: (Arch Intern Med 157:2413, 1997)
Xếp loại
Tâm thu (mmHg)
Tâm trương (mmHg)
Tối ưu
<120
<80
Bình thường
<130
<85
Bình thường cao
130-139
85-89
Tăng huyết áp
Độ 1
140-159
90-99
Độ 2
160-179
100-109
Độ 3
≥180
≥110

     2. Tăng huyết áp – kẻ giết người số 1 của nhân loại
Con số thống kê tại Việt Nam: 25% dân số bị cao huyết áp – có nghĩa là cứ 4 người thì có 1 người bị cao huyết áp. Cái nguy hiểm ở chỗ, căn bệnh này cứ âm thầm gậm nhấm vào người mà 52% mình không biết. Từ huyết áp bình thường 130/80 mmHg, lên vượt quá 180/90 mmHg lúc nào không hay. Tới mức 180/90 mmHg là bạn đã vào ngưỡng cửa của căn bệnh nguy hiểm chết người ấy. 77% số người không biết bệnh cao huyết áp đến tự bao giờ!
Cao huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao.
Cao huyết áp gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim như bệnh mạch vành. Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên. Ăn kiêng và thay đổi lối sống có thể cải thiện tình trạng huyết áp và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng, mặc dù vậy vẫn có thể cần điều trị kèm bằng thuốc ở những ca mà các biện pháp thay đổi lối sống không có tác dụng hoặc không giảm được đến mực huyết áp bình thường.
Từ thực tế đời mình, tôi đã tóm lược những bài thuốc dự phòng, cũng là những bài thuốc điều trị cho những ai cao huyết áp. Cao huyết áp sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý khác.
3. Ngô thù du – thuốc trị huyết áp tuyệt vời
Dược liệu: NGÔ THÙ DU, có thể mua ở bất cứ tiệm thuốc Bắc nào. Nên nhờ họ tán thành bột sẵn cho dễ sử dụng. Có thể mua lượng cao để dành dùng vì thuốc ở dạng bột, khó hư.
Thực hiện: Mỗi tối, trước khi đi ngủ, dùng 30-40g thuốc bột, cho vào một cái chén. Dùng 100ml rượu hoặc dấm (dùng rượu tốt hơn), cho vào nồi đun cho sôi. Khi rượu sôi, bắc xuống, từ từ đổ vào chén thuốc, khuấy đều cho thành dạng bột sền sệt. Bôi vào giữa lòng bàn chân, chú ý đắp nhiều vào huyệt dũng tuyền. Dùng một miếng vải (khăn cũng được), băng lại hay đi bit tất để cho thuốc khỏi rơi văng vãi khi thuốc khô.
Cứ để như vậy qua đêm, sáng ra gỡ bỏ thuốc đi.
Mỗi ngày làm một lần cho đến khi khỏi. Dùng thuốc trở lại nếu huyết áp lại tăng.
      4. Huyết áp thấp thì sao?
Trong khi nhiều người lo sợ vì huyết áp cao thì ngược lại rất ít người quan tâm tới huyết áp thấp. Các bác sĩ tim mạch khuyến cáo, bất kỳ sự tăng - giảm nào so với mức bình thường đều nguy hiểm. Chứng huyết áp thấp không chỉ tập trung vào những người quá lao lực, suy dinh dưỡng, phụ nữ… Giờ đây nguyên nhân gây chứng bệnh này còn có sự tham gia của các yếu tố như cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng độc chất… Chính vì thế, huyết áp thấp đã trở thành một trong những căn bệnh thời đại mà ai cũng có thể bị mắc.
Hiện nay, tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 5 – 7% dân số trưởng thành. Nữ giới mắc bệnh huyết áp thấp, nhiều hơn nam giới khoảng 30 lần.
Gọi là huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa bằng hoặc dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hay dưới 60mmHg (90/60 mmHg).
Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, đó là: mất nước vì nôn, ói, tiêu chảy, sốt, hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu, bỏng nặng, đổ mồ hôi nhiều, bị bệnh xuất huyết làm giảm khối lượng máu; phụ nữ có thai,
Mạch máu giãn nở, giảm sức ép của máu lên động mạch do đó huyết áp xuống thấp;
Bệnh nhân suy tim, rối loạn van tim, nhịp chậm…;
Các bệnh: đái tháo đường, cường tuyến giáp, Parkinson, chấn thương sọ não, ngộ độc hóa chất, suy gan, nằm lâu ngày, nhiễm khuẩn huyết, dị ứng nặng, thiếu vitamin B 12 , sử dụng các thuốc lợi tiểu, giãn mạch, thuốc viagra, chống trầm cảm, giảm đau… đều dẫn đến huyết áp thấp.
Triệu chứng của bệnh: chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước.
Nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, sốc… Để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp cần: uống nhiều nước, hạn chế uống rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch, không nên đứng quá lâu, nằm hay ngồi mà muốn đứng lên thì nên đứng lên từ từ, ăn làm nhiều bữa nhỏ, uống cà phê có tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ. Bạn nên thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Huyết áp thấp không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận…
Khi bị huyết áp thấp, bệnh nhân thường được tư vấn chế độ ăn mặn hơn bình thường (10-15 g mỗi ngày) và bổ sung thêm các đồ uống có chất kích thích như chè, cafe,…Để hạn chế tụt huyết áp tư thế, bệnh nhân được khuyên không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột từ tư thế thấp sang tư thế cao.
Điều này trái ngược những lời khuyên đốí với người huyết áp cao: ăn nhạt, chỉ ăn ngưỡng 6 grames muối cho cả ngày. Hạn chế các chất kích thích tăng huyết áp như rượu, bia, thuốc lá, chè, cà phê….
Rất có thể, từ huyết áp hạ quá thấp, làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Và một điều ít ai biết, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm tỷ lệ 10 – 15% giống như tăng huyết áp; 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim...
   * Giới thiệu 2 bài thuốc đông y có đẳng sâm trong chữa huyết áp
+ Trị huyết áp thấp: Đẳng sâm 16g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g, Cam thảo 6g, Đại táo 10 quả, sắc uống ngày 1 thang. 15 ngày là 1 liệu trình, dùng 1-2 liệu trình. Đã chữa 30 trường hợp: có kết quả: 28, không rõ kết quả: 02 (Quảng Tây Trung dược Tạp Chí 1985, 5: 36).
+ Trị huyết áp cao ở người bị bệnh cơ tim: Đẳng sâm 10g, Vỏ con trai (loại cho ngọc) 16g, Sinh địa 10g, Đương quy 10g, Trắc bá tử (hạt) 16g, Táo 16g, Phục linh 16g, Mộc hương 6g, Hoàng liên 6g. Sắc với 800ml nước, chia làm 3 lần uống liên tục  2 - 2,5 tháng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Khuyến cáo: huyết áp cao và huyết áp thấp đều nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phòng tránh và chữa trị kịp thời. Vì thế cần phải chú trọng khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh huyết áp thấp, đặc biệt cho thai phụ, học sinh, người lao động… nhằm phòng tránh hậu quả đáng tiếc.
  * Biện pháp dự phòng cho bệnh nhân huyết áp thấp
- Thay đổi tư thế đúng, khi ngủ máu tập trung vào gan, phổi, lách, nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy: để chân trên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống; ngồi một lúc rồi mới đứng lên.
- Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.
- Nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya.
- Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp.
- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một ít muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì việc chỉ ăn 3 bữa chính như thông thường, nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi.
- Uống đủ lượng nước là rất quan trọng, bởi lẽ nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ dễ xảy ra tình trạng bị khử nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn trong khi đang luyện tập hoặc hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng.
- Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau dền, quả lựu, táo.
- Tránh xa các loại đồ uống có cồn. Vì sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể.
     Khi huyết áp thấp hoặc sợ hãi, đói… người bệnh cần uống trà đường hay ăn kẹo ngọt rồi thả lỏng cơ thể, nằm yên tĩnh để lấy lại thăng bằng. Nhưng trong trường hợp huyết áp thấp do mất máu khi bị thương, mất nước do tiêu chảy kéo dài… cần phải gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.
5.     Bài thuốc chữa cao huyết áp, cao đường huyết
Đây được xem là 'mật phương' của Trung Quốc
Giáo sư Lý Tế Nhân là một chuyên gia Đông y đầu ngành của Trung Quốc được Bộ y tế Trung Quốc tôn vinh và trao danh hiệu đặc biệt cao quý của nhà nước thuộc lĩnh vực y học truyền thống là Quốc y đại sư, 50 tuổi ông đã mắc bệnh cao huyết áp nặng, nhờ nghiên cứu cá nhân và tự áp dụng, ông đã hết bị huyết áp và khỏe mạnh đến 80 tuổi. Đây được xem là bài thuốc đặc biệt.
Bài thuốc có 4 vị
               Hoàng kỳ:          10-15 g     Hoàng tinh:  10 g
               Tây dương sâm:     3-5 g     Kỳ tử:       6-10 g
Lưu ý:
Người bị huyết áp cao và mỡ máu nặng thì thêm 2 vị thuốc khác là khoảng 10-15g cát căn (hạn chế dùng bột cát căn) và Trạch tả khoảng 8-10g.
Người cao huyết áp có thể cho thêm một chút đỗ trọng tươi, hoa cúc. Nếu huyết áp cao thì nên hạn chế uống hồng sâm.
Hoàng kỳ có tác dụng điều tiết 2 chiều, người bị huyết áp cao mà uống thì nó sẽ giảm, còn người bị huyết áp thấp mà uống thì nó sẽ tăng lên.
Cách làm
Vào mỗi buổi sáng, cho nguyên liệu trên vào ấm sắc thuốc, thêm lượng nước vừa uống, sắc khoảng 10 phút là có thể uống. Khi uống hết, lại tiếp tục đổ nước vào và nấu tiếp, uống trong cả ngày theo nhu cầu.
Vào các buổi tối, sau khi uống nước xong thì có thể ăn luôn cả phần bã. Hoàng tinh ăn giống như thịt mỡ, hoàng kỳ hơi cứng và khó nhai nên có thể không ăn, 2 vị còn lại đều có thể ăn hết phần bã. Đây là cách triệt để nhất để uống trà bổ khí huyết, chữa bệnh cao huyết áp.
Công dụng
Tại sao một tách trà thảo dược đơn giản lại mang lại tác dụng tuyệt vời như vậy? Giáo sư Nhân cho biết, loại trà tứ vị này chủ yếu bổ sung khí huyết, điều hòa khí huyết ổn định, điều tiết kinh lạc trong toàn bộ cơ thể.
Khi bị bệnh chóng mặt, không có sức lực để làm việc, y học hiện đại kết luận là do bệnh cao huyết áp gây ra, nhưng ở góc độ Đông y, thì hiện tượng này được gọi là khí huyết suy nhược.
Do vị trà này có thể giúp bổ sung khí huyết, từ đó giảm các chứng bệnh chóng mặt, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh lực dồi dào, khí sắc cải thiện, da dẻ hồng hào, giảm thiếu máu.
Trong các thành phần đó, hoàng kỳ là vị thuốc có tác dụng bổ khí số 1, làm cho lục phủ ngũ tạng được bồi bổ nhanh chóng.
Hoàng tinh là thuốc bổ thận bổ máu. Tây dương sâm không chỉ điều âm bổ khí mà còn có thể bổ gan thận. Người thiếu máu đa phần mắc các chứng bệnh tại gan thận, nên khi uống thảo dược này có tác dụng bổ sung phần khuyết thiếu.
Vị trà này tuy không nhiều về số lượng thuốc, nhưng cần sự kiên trì sử dụng. Vừa uống vừa cảm nhận tác dụng, coi như là loại nước uống hàng ngày. Bạn có thể dừng uống khi bệnh đã khá hơn, ổn định, rồi lại uống lặp lại khi cần thiết với chu trình mới.
6.  'Thần dược' chữa đau nhức đầu nhanh chóng
Thành phần
- 10 củ tỏi
- 500 g mật ong
- 10 g hạt tiêu đen
Thực hiện, công dụng, cách làm
- Rửa sạch củ tỏi (loại bỏ phần vỏ, xắt lát).
- Cho tỏi, mật ong, hạt tiêu vào một lọ thủy tinh nhỏ có nắp đậy kín và đặt trong một nơi mát mẻ khoảng 5 ngày.
- Sau 5 ngày, bạn có thể yên tâm uống thuốc pha tự nhiên này. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy bị đau đầu, bạn chỉ cần ăn 1 muỗng canh thành phần trên.
- Nhớ phải ăn cả các thành phần hỗn hợp bao gồm: tép tỏi, nước và hạt tiêu, bởi đó là phần quan trọng của phương thuốc tự nhiên. Bạn cũng có thể ăn một muỗng hỗn hợp này mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng nhức đầu xuất hiện. Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn của mật ong cùng với tỏi và tiêu, sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn được tăng cường.
7. Dân gian chữa huyết áp
 - Huyết áp cao: Uống nước LÁ XƯƠNG SÔNG. Để hạ huyết áp xuống.
 - Huyết áp thấp: Uống nước LÁ NGẢI CỨU. Để kéo huyết áp lên.
 - Dùng cho tất cả mọi người: LÁ NGẢI CỨU+ XƯƠNG SÔNG: MỖI THỨ MỘT NẮM nấu nước uống hàng ngày.
Trên đây là những bài thuốc trị huyết áp cực kỳ hiệu quả. Xin đừng bỏ qua. Quản lý được HUYẾT ÁP, là làm CHỦ sức khỏe. Kính chúc độc giả thành công.
Mời xem V-Clip 
https://bit.ly/2ysIkIC




Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

BÀI THUỐC 18 - Cây cần tây

I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
Cây cần tây là thảo dược thân thảo có tác dụng thanh lọc máu, bồi bổ hệ thống thần kinh và cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra Cần tây khi dùng ngoài da có thể điều trị vết thương, trị mụn nhọt, ung thư, nứt nẻ da.

Toàn thân Cần tây: Rễ, củ, quả được chưng cất thành tinh dầu, làm gia vị và để làm thuốc điều trị bệnh.
Cần tây xuất xứ từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cần tây được trồng lâu đời tại các nước phương tây để ăn kèm và điều trị bệnh cao huyết áp.
Hiện tại, cần tây được trồng nhiều ở nước ta, cho thu hoạch quanh năm, thường dùng để ăn sống, ép nước hoặc chế biến kèm các món ăn khác.
Trong cây Cần tây có đến 90,5% là nước. Các thành phần hóa học khác bao gồm:
  • Hợp chất Nitơ: 1,95%
  • Chất béo: 0,07%
  • Xenluloza: 1,15%
  • Chất tro, vitamin A, B, C và khoáng chất như Mg, Mn, Fe, Cu, K, Ca, Tyrosin, Cholin, Axit Glutamic: 1,13%
Sau khi chưng cất thì lượng tinh dầu thu được là 2 – 3%. Tinh dầu không có màu, rất loãng, mùi thơm đặc trưng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu bao gồm:
  • Cacbua Tecpen
  • D – Limonen,
  • Giaiacola
  • Silinen
  • Anhydrit secdanoi
  • Lacton Sednolit
  • Sesquitecpen Stinben
II. Vị thuốc Cần tây
Rễ, thân, củ và lá Cần tây đều có tác dụng điều trị bệnh
Cần tây có vị chát, mùi nồng.
Tác dụng dược lý:
  • Cần tây chứa nhiều Canxi, sắt, Phospho, giàu Protid có thể tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ trí não.
  • Cần tây vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, điều trị nhiều đàm, đầy ngực, lao hạch,…
  • Hóa chất lưu hóa trong Cần tây có thể tiêu diệt vi khuẩn bao gồm cả các loại vi khuẩn biến đổi gây sâu răng.
  • Cần tây giúp làm giảm hàm lượng Coletxtêrôn có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ huyết áp, điều trị thiếu máu.
  • Cảm cúm ăn Cần tây nóng có thể cải thiện các triệu chứng.
Chủ trị:
  • Điều trị suy nhược cơ thể do lao lực quá mức.
  • Chữa trị suy thượng thận, tiêu hóa kém.
  • Hỗ trợ cần bằng trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, thiếu khoáng chất.
  • Chữa tràng nhạc (ho lao), thấp khớp, thống phong.
  • Điều trị sỏi niệu đạo, sỏi thận, viêm đường tiết niệu.
  • Hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về phổi, suy giảm chức năng gan, vàng da, thừa cân béo phì.
  • Dùng ngoài da điều trị các vết thương, mụn nhọt, ung thư, khô nứt nẻ da.
III. Cách dùng – Liều lượng
Cách dùng:
  • Ăn sống
  • Ép nước
  • Xào, nấu chín (tiêu hóa dễ dàng hơn)
  • Chiết dịch từ thân câu hoặc hãm lá uống như nước trà
  • Chiết xuất lấy tinh dầu
  • Nước sắc Cần tây có thể dùng ngâm rửa điều trị tay, chân, da nứt nẻ
  • Dùng ngoài thì lấy dịch lá súc miệng, rửa miệng hoặc thoa đắp ngoài da
Liều dùng: Mỗi ngày dùng một cây Cần tây sắc nước uống hoặc ăn sống.
IV. Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Cần tây

Sử dụng Cần tây thường xuyên có thể phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý
1. Trị chứng huyết áp cao
Để điều trị chứng cao huyết áp, dùng 50 g cây Cần tây (cả thân và lá) sắc với 3 bát nước con với lửa nhỏ. Khi cạn còn 1 chén là dùng được, chia thành 3 lần, uống trong ngày.
Nước sắc Cần tây có thể tăng tuần hoàn máu, bổ não. Ngoài ra, hoạt chất Apigenin có tác dụng điều hòa huyết áp và tăng sự co giãn của mạch máu. Điều này giúp khí huyết lưu thông tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp.
2. Chữa mỡ trong máu cao
Dùng Cần tây và Táo đen phân lượng bằng nhau sắc nước uống hàng ngày, có thể dùng thay nước. Hoặc người bệnh cũng có thể sử dụng nước ép cây Cần tây để sử dụng hàng ngày.
Thời gian sử dụng từ 30 – 45 ngày là mỡ trong máu sẽ giảm rõ rệt. Hàm lượng Magnesium và sắt trong Cần tây có thể làm giảm lượng mỡ trong máu rất tốt. Ngoài ra, sử dụng thường xuyên có thể điều trị chứng thiếu máu, xuất huyết,…
3. Trị bệnh đi tiểu nước đục
Rễ Cần tây cắt sát phần gốc, đường kính 2 cm, mang đi rửa sạch, đun nhỏ lửa cùng 500 ml nước sạch. Đun đến khi cạn còn 200 ml là dùng được.
Uống khi đói vào buổi sáng và tối. Sử dụng liên tục trong 3 – 7 ngày, nước tiểu sẽ trong trở lại như bình thường.
4. Trị bệnh gout, nhiễm trùng máu, phong thấp
Chất kiềm có trong cây Cần tây có thể trung hòa Axit trong máu. Do đó, thường xuyên bổ sung cần tây có thể hạn chế và điều trị các chứng bệnh Gout, nhiễm trùng máu và phong thấp ra mồ hôi tay chân.
Người bệnh có thể bổ sung cần tây vào công thức nấu ăn hoặc ép nước dùng uống mỗi ngày.
5. Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao
Cần tây chứa nhiều Canxi, magie, Vitamin K có thể giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ làm tăng chiều cao hiệu quả. Bên cạnh đó, trong Cần tây có chứa hoạt chất kháng viêm tự nhiên Polyacetylene giúp điều trị viêm xương khớp.
Bổ sung Cần tây vào bữa ăn hàng ngày, ép nước uống hoặc sử dụng tinh chất cần tây thường xuyên để hỗ trợ các vấn đề xương khớp.
6. Bệnh đường hô hấp
Người có vấn đề về đường hô hấp có thể dùng hạt Cần tây để sắc lấy nước uống. Ngoài ra, nước sắc hạt Cần tây còn hỗ trợ điều trị bệnh suyễn, lao phổi, viêm màng phổi, viêm phế quản,…
7. Chữa mất ngủ
Trong cây Cần tây có chứa chất kiềm có thể làm giảm căng thẳng và làm dịu các dây thần kinh. Vì vậy sử dụng Cần tây thường xuyên có thể hỗ trợ người dùng có giấc ngủ sâu và ổn định hơn.
Trong bữa cơm tối, có thể sử dụng các món ăn có chứa Cần tây hoặc dùng một cốc nước ép Cần tây tươi để hỗ trợ giấc ngủ.
8. Ngừa sỏi thận
Thường xuyên sử dụng Cân tây có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận.
Sở dĩ Cần tây có tác dụng như vậy vì chúng có chứa những chất độc nhất vô nhị
9. Giảm hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể
Khả năng giảm cholesterol làm Cần tây trở nên hữu ích trong việc cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch. Cần tây chứa một loại hợp chất độc nhất vô nhị gọi là 3-n-butylphthalide (tên viết tắt là BuPh) có công dụng giảm lượng lipid máu (hay còn gọi là mỡ máu) trong cơ thể.
10. Giảm viêm
Cần tây chứa các chất chống oxy hóa và polysaccharide (một loại phân tử carbohydrate) được biết có tác dụng như chất kháng viêm, đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid và polyphenol. Những chất này hỗ trợ sức khỏe toàn diện, đặc biệt cho người lớn tuổi, bằng cách chống lại các tác hại của gốc tự do (hay còn gọi là mất cân bằng oxy hóa) làm cơ thể bị viêm. Viêm nhiễm thường là nguyên nhân của bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, viêm khớp…
11. Hỗ trợ giảm cân
Cần tây đặc biệt ít calo và là thực phẩm quý giá giúp bạn giảm cân. Nó giúp cơ thể điều chỉnh trao đổi chất béo lipid, giàu dinh dưỡng và rất ít calo. Điều này là quý giá với những người béo phì, thừa cân, đặc biệt với các chị em phụ nữ quá béo. Ăn thực phẩm này giúp giảm cân đáng kể.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn khẳng định rằng ăn Cần tây thường xuyên sẽ bảo vệ được lá gan của chúng ta ngày càng khỏe mạnh.
12. Giúp gan hoạt động tốt hơn
Gan là cơ quan quan trọng hàng đầu trong việc bài độc cho cơ thể. Bạn sẽ gặp ngay các vấn đề về da, về thân nhiệt nếu gan hoạt động không tốt. Các chất dinh dưỡng trong Cần tây giúp tăng quá trình bài độc, giảm được triệu chứng men gan tăng cao, thanh lọc, mát gan. Bạn có thể sử dụng nước ép Cần tây hay đơn giản dùng Cần tây trong các món ăn để bảo vệ sức khỏe lá gan của mình.
13. Nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh về mắt
Bạn có biết tinh chất có trong Cần tây khi chuyển dạng chiết xuất được sử dụng để tra mắt hàng ngày có thể giúp quá trình điều trị các bệnh về mắt hiệu quả hơn? Nghiên cứu chỉ ra mỗi ngày bạn sử dụng loại thuốc nhỏ mắt có chất trong Cần tây sẽ giảm nguy cơ mắc đục thủy tinh thể, phòng chống thoái hóa hoàng điểm.
14. Chống lão hóa
Việc giữ gìn vẻ đẹp, sự trẻ trung ở bất kỳ đối tượng nào, nhóm độ tuổi từ trung niên luôn được mọi người quan tâm. Tận dụng những tác dụng của Cần tây trong việc ngăn ngừa, hạn chế quá trình lão hóa là điều bạn nên áp dụng.
Sử dụng nước ép Cần tây thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì được vẻ trẻ trung nhờ chất chống oxy hóa kèm theo lượng vitamin K dồi dào. Ngoài ra, việc tiếp nạp lượng nước lớn đó sẽ giúp da tăng độ đàn hồi, mềm mại và tươi sáng hơn.
V. Lưu ý khi sử dụng cây Cần tây
Theo y học cổ truyền, Cần tây vị ngọt, đắng, tính mát có thể ích khó, lợi tỳ, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, giảm ho,… Tuy nhiên, để sử dụng Cần tây đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên lưu ý:
  • Cần tây xung khắc với dưa chuột. Do đó, không dùng hai sản phẩm này cùng nhau.
  • Hải sản như sò lông, nghêu, hàu có tính hàn. Do đó, kết hợp chung dễ làm cơ thể bị lạnh, thiếu dương khí, gây ra một số bệnh lý.
  • Thịt thỏ dùng kèm Cần tây có thể gây rụng tóc.
Một số đối tượng không nên dùng Cần tây:
  • Người huyết áp thấp không nên dùng Cần tây thường xuyên.
  • Người có bệnh ngoài da sử dụng Cần tay có thể gây ngứa, lở loét, vẩy nến.
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Cần tây có thể gây ra tình trạng lưu thai ngoài ý muốn.
  • Người hư tỳ nhược dùng Cần tây có thể làm tổn thương trung dương, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thông tin về cây Cần tây trong bài viết này được tập hợp từ Cây thuốc Việt Nam, Thuốc dân tộc và nhiều trang WEB có liên quan. Người dùng quan tâm, vui lòng trao đổi thêm với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn. Trân trọng cảm ơn.
Mời xem V-Clip  https://bit.ly/2Te4WDY



Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...