Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2024

Ăn khoai sọ có tốt không?

 Khoai sọ là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Khoai sọ không chỉ ngon miệng mà còn giàu dinh dưỡng.

Ăn khoai sọ có tốt không?

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của khoai sọ với sức khỏe như sau:

Tốt cho tim mạch

Khoai sọ là nguồn cung cấp Kali - chất khoáng quan trọng với tế bào và chất dịch trong cơ thể. Bằng cách phá vỡ lượng muối dư thừa, Kali có thể kiểm soát và làm giảm huyết áp, từ đó góp phần ổn định nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ chứa trong loại củ này còn tác dụng giảm Cholesterol - một yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch, mạch vành. Do đó, thành mạch máu sẽ không bị xơ vữa, tắc nghẽn nên trái tim sẽ luôn hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra, tinh bột kháng của khoai sọ cũng mang đến nhiều lợi ích như: tăng độ nhạy của Insulin trong cơ thể, giảm dự trữ chất béo, giảm phản ứng Insulinemia,…

Cải thiện hệ tiêu hóa

Cải thiện hệ tiêu hóa là lợi ích của khoai sọ mà bạn không nên bỏ qua, nhất là với những người đang bị táo bón, khó tiêu hay đầy hơn. Trong thành phần của loại củ này chứa tới 27% chất xơ nên được phân giải và hấp thụ hoàn toàn. Bạn có thể điều trị chứng táo bón, giúp nhuận tràng hơn bằng khoai sọ.

Tăng lưu thông máu

Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều sắt và đồng là những khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo máu. Bên cạnh việc tăng cường lưu thông máu, chúng còn đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, khi bị thiếu máu bạn nên thêm vào thực đơn của mình những món ăn chế biến từ khoai sọ.

Tăng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư

Tăng sức đề kháng là lợi ích của khoai sọ mang lại, nên nếu ăn thường xuyên bạn sẽ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư. Hàm lượng lớn vitamin C chứa trong củ là chất chống oxy hóa, tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do. Đặc biệt khoai sọ còn chứa Cryptoxanthin là chất giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư phổ, ung thư vòm họng.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận

Hàm lượng vitamin và photo chứa trong khoai sọ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận. Do đó, người bệnh nên sử dụng loại thực phẩm này để chế biến thành nhiều món ăn như canh khoai sọ nấu thịt, cháo khoai sọ… Tuy nhiên trong quá trình nêm nếm, bạn nên bỏ giảm bớt lượng muối.

Khoai sọ là món ăn tốt cho sức khỏe© Được VTC cung cấp

Ngăn ngừa suy nhược

Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều Gluxit, cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh hoạt động. Do đó những người mới ốm dậy, người gầy, người có dấu hiệu suy nhược cơ thể nên bổ sung khoai sọ vào các bữa ăn.

Một số món ăn bài thuốc từ khoai sọ

Bài viết của BS. Hoàng Xuân Đại trên Báo Sức khỏe & Đời sống hướng dẫn cách chế biến một số món ăn, bài thuốc từ khoai sọ như sau:

- Canh cua khoai sọ: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2-3 ngày. Món này tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ.

- Xương lợn hầm khoai sọ: khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước gia vị, đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Món ngày dùng cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.

- Thông hầu họng kháng độc: khoai sọ 15-20g, rễ kỷ tử 50g. Sắc trong 2h, gạn lấy nước trong cho uống ngày 1 lần. Uống liên tục 60 ngày. Dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.

- Chữa tiêu chảy, lỵ: lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi vài nhánh. Sắc uống.

Khoai sọ là tên gọi chung cho một số loại khoai thuộc chi Araceae được dùng làm thực phẩm. Đối với hệ tuần hoàn, nó giúp điều hòa huyết áp và sức khỏe tim mạch. Ngoài ra ăn khoai sọ còn tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể, vượt qua mệt mỏi và chống lão hóa.

Tuy nhiên những người mắc chứng tiểu đường không nên ăn khoai sọ, vì khoai sọ chứa hàm lượng tinh bột cao, nên khi ăn vào cơ thể tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành đường. Do đó chứng tiểu đường cần giảm đường máu mà lại cung cấp thêm đường được chuyển hóa từ tinh bột khoai sọ sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trong hơn.

Những người không nên ăn khoai sọ

Tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được khoai sọ. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã chỉ những người không nên ăn khoai sọ:

  • Người bị đờm được khuyên không nên ăn khoai sọ vì loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng đờm trong cơ thể, cản trở quá trình khôi phục sức khỏe.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, hen suyễn, chàm hay viêm mũi dị ứng không nên ăn khoai sọ vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
  • Hạn chế hoặc không nên cho trẻ ăn khoai sọ bởi hệ tiêu hóa của trẻ yếu, tiêu hóa khoai khá chậm.
  • Người bệnh gout không nên ăn khoai sọ vì trong loại khoai này có hàm lượng lớn calci oxalat sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout.

Ngoài ra khi ăn khoai sọ cần lưu ý những điều đưới đây:

  • Khi sơ chế khoai, nên vứt bỏ phần bị hỏng và mọc mầm để tránh nguy cơ ngộ độc.
  • Không gọt vỏ khoai sọ quá dày vì sẽ làm mất đi một lượng lớn protein.
  • Khoai sọ có chất gây ngứa nên những người có làn da nhạy cảm nên đeo găng tay khi gọt khoai, tránh nguy cơ bị kích ứng da.
  • Khi sơ chế khoai, bạn nên ngâm kỹ và nấu chín nhằm làm giảm bớt hàm lượng calci oxalat trong khoai.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2024

Hai thực phẩm giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ, ung thư và kéo dài tuổi thọ

 Trang Ngôisao.net dẫn nội dung chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng trên tờ Express cho biết, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần tổng thể. Các nhà khoa học cho rằng có hai loại thực phẩm tác động lớn đến các bệnh có thể gây tử vong, giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, ung thư và bệnh tim. Việc bổ sung chúng vào chế độ ăn uống thường xuyên thậm chí có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ.

Theo báo cáo của The Times, hai "siêu thực phẩm" chúng ta nên ăn nhiều hơn gồm các loại rau lá xanh và các loại hạt.

Bạn nên ăn rau hàng ngày để có sức khoẻ tốt.© Được VTC News cung cấp

Rau lá xanh

Rau lá xanh chỉ các loại thực phẩm như rau bina, cải xoăn, bắp cải và rau diếp. Chúng được coi là thực phẩm chủ yếu cho não vì chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm vitamin K, lutein và folate, cũng như loạt flavonoid thực vật có lợi.

Rau lá xanh cũng là nguồn cung cấp nitrat, hợp chất được cơ thể chuyển đổi thành nitrit, giúp thư giãn và mở rộng mạch máu để tăng lưu lượng máu đến tim, não và cơ bắp. Các nhà dinh dưỡng tại Đại học Rush ở Chicago phát hiện ra rằng ăn nhiều rau xanh hàng ngày có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

Những người ăn từ hai phần rau trở lên mỗi ngày thường thể hiện kỹ năng ghi nhớ và hồi tưởng của người trẻ hơn 11 tuổi. Năm ngoái, một nghiên cứu lớn được hỗ trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới với hơn 70.000 người cho thấy ăn rau xanh hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột tới 7%.

Tiến sĩ Linia Patel, một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, cho biết rau lá xanh có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng.

Và các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng của Đại học Edith Cowan ở Australia đã chỉ ra rằng việc ăn rau xanh hàng ngày giúp "giảm đáng kể nguy cơ huyết áp và bệnh tim mạch" trong một nghiên cứu trên gần 3.000 người.

Các loại hạt mang lại nguồn dưỡng chất tốt cho sức khoẻ.© Được VTC News cung cấp

Các loại hạt

Báo Thanh niên dẫn chia sẻ của các nhà khoa học từ Imperial College London và Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy khẳng định những người ăn hạt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim gần 30%, ung thư 15% và tử vong sớm 22%.

Một bản đánh giá của 29 nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới được công bố trên tạp chí BMC Medicine cho thấy, ăn các loại hạt hàng ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh hô hấp xuống một nửa và nguy cơ tử vong do bệnh tiểu đường gần 40%.

Nghiên cứu kết luận rằng ăn nhiều hạt hơn liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư toàn phần và tử vong do mọi nguyên nhân cũng như tử vong do bệnh hô hấp, tiểu đường và nhiễm trùng.

Nghiên cứu đã kết luận ăn nhiều hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư và tử vong sớm nói chung và cả tử vong do tiểu đường, do bệnh hô hấp và bệnh truyền nhiễm.

Những phát hiện này hỗ trợ các khuyến nghị tăng tiêu thụ hạt nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và sống thọ hơn.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên 47.000 nam giới được công bố trên Tạp chí Ung thư Anh cho thấy những người tiêu thụ 1/3 cốc các loại hạt 5 lần một tuần có nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 34%.

 

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

Cách để axit uric tự đào thải ra khỏi cơ thể

 Câu chuyện của HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh là một trong những cách đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Đối với người bình thường, cơ thể hoàn toàn có khả năng đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, với nhiều bệnh nhân bị gút cần chú ý đến một số thói quen để việc đào thải chất này ra khỏi cơ thể được diễn ra suôn sẻ hơn.

Đối với bệnh nhân gút, có 2 cách chính để giảm axit uric, đó là thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric hoặc giảm sản xuất axit uric.

Trên thực tế, nguồn axit uric chủ yếu là nội sinh, tức là do chính cơ thể con người sản xuất ra, chiếm khoảng 80%, trong khi axit uric từ nguồn thực phẩm là khoảng 20%. Vì vậy một số bệnh nhân gút kiểm soát chặt chẽ việc ăn uống, ăn kiêng nhưng axit uric vẫn không thể kiểm soát được.

Thực phẩm có hàm lượng axit uric tương đối cao chủ yếu là các loại thịt như nội tạng động vật, hải sản, rượu…

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhất định trong việc hạ axit uric. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không phải loại rau củ nào cũng có hàm lượng purine thấp - như đậu lăng, măng tây, rong biển, giá đỗ… người bệnh gút cần kiểm soát việc ăn các loại thực phẩm này.

Để thúc đẩy quá trình đào thải axit uric, bạn nên tăng cường lượng nước uống hàng ngày một cách hợp lý, ưu tiên nước đun sôi. Đặc biệt không dùng đồ uống ngọt thay thế nước đun sôi, vì hàm lượng fructose cao trong những thức uống này cũng có thể làm tăng sản xuất axit uric.

Đối với người lớn bình thường, lượng nước đun sôi uống vào hàng ngày không ít hơn 2.000ml. Để giảm tần suất đi tiểu, bạn có thể uống một lượng nhỏ nước nhiều lần, lượng nước uống mỗi lần có thể được kiểm soát trong vòng 100ml. Đối với những bệnh nhân bị suy tim, bệnh thận cũng cần chú ý kiểm soát lượng nước uống.

Để giảm axit uric tốt hơn, bạn cũng cần lưu ý không thức khuya, bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu và tập thể dục phù hợp. Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó làm tăng lượng máu cung cấp cho thận, đảm bảo thn có thể bài tiết axit uric tốt hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tập thể dục quá sức không phù hợp với bệnh nhân tăng axit uric máu, nếu không có thể gây ra bệnh gút. Giữ thể trạng tốt cũng giúp kiểm soát axit uric.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2024

Tự bổ sung vitamin: Có lợi hay rước hại cho sức khỏe?

  (VTC News) - 

Chuyên gia sẽ giải đáp về tác hại của việc dư thừa một số loại vitamin đối với cơ thể.

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

Nhiều người có thói quen sử dụng vitamin hằng ngày nhằm nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung các loại vitamin có thể gây hại cho chúng ta.

Vitamin cần được sử dụng đúng liều lượng, dưới sự kiểm soát của nhân viên y tế, để tránh những tai nạn đáng tiếc khi xảy ra khi thừa vitamin.

Dưới đây là tác hại của việc dư thừa một số loại vitamin đối với cơ thể:

Không nên tự ý bổ sung các loại vitamin.

Thừa vitamin A nguy cơ dị tật thai nhi và hại gan

Vitamin A có tác dụng trong tạo sắc tố thị giác, tạo da, niêm mạc, tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn. Nhưng khi thừa vitamin A do uống dầu cá hay các chế phẩm đa vitamin và khoáng chất, hay gặp ở trẻ nhỏ do bố mẹ ép uống có thể gây phồng thóp, co giật, tăng áp lực nội sọ.

Ngay cả người lớn và trẻ lớn khi dùng quá nhiều cũng gây nên khô da, nứt môi, viêm răng lợi, đau khớp, đau xương, rụng lông tóc... Ngoài ra, còn gây sưng gan lách, thiếu máu nhược sắc, chán ăn, mẩn ngứa, to đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Thêm vào đó, lượng vitamin A tăng cao trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến gan, làm mỏng xương. Khi cần sử dụng, mỗi ngày với trẻ em chỉ uống liều 20.000UI, người lớn liều 100.000UI, mỗi đợt chỉ kéo dài từ 1 - 2 tháng, sau 4 - 5 tháng mới tiếp tục đợt khác. Liều vitamin A bổ sung quá cao (quá 10.000 đơn vị) sẽ xảy ngộ độc, dị dạng thai nhi đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Thừa vitamin C gây sỏi thận và chứng Metabolic acidosis

Là loại vitamin có khả năng chống oxy hóa rất cao nên vitamin C có thể chống các phần tử tự do, giúp phòng chống ung thư. Ngoài ra, còn làm tăng sức đề kháng, làm trơn thành mạch, làm đẹp da...

Chính vậy mà vitamin C thường bị lạm dụng thông qua con đường tiêm tĩnh mạch. Nếu tiêm với liều cao thường xuyên sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như sỏi thận, làm tan máu, tiêu chảy hay viêm loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, giảm sức bền hồng cầu, giảm thời gian đông máu.

Ngoài ra, bạn có thể bị chứng “metabolic acidosis”, xảy ra khi lượng axit trong cơ thể tăng cao. Triệu chứng có thể có là đau đầu, đau lưng, lo âu, giảm sức nhìn, buồn nôn, nôn, đau bụng và mất nước.

 Dư thừa vitamin gây ra ngộ độc, ảnh hưởng cho sản phụ, thai nhi.

Thừa vitamin D: tiêu xương do tăng canxi máu

Vitamin D có vai trò tham gia chuyển hóa và hấp thu canxi dưới dạng phosphat tại ruột. Canxi đọng ở xương răng làm cho răng, xương được cứng chắc. Ngoài nguồn vitamin D hấp thu được từ thực phẩm, vitamin D còn có nguồn được tạo ra nhờ tác dụng của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mà ergosterin chuyển thành vitamin D2 dưới da.

Việc lạm dụng vitamin D có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể, làm tăng hàm lượng canxi trong máu, phát sinh hiện tượng buồn nôn, giảm cân, mệt mỏi, suy thận đọng canxi ở thận, dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, thừa vitamin D còn gây ra tỷ lệ phospho máu giảm, kết hợp tăng canxi máu gây nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau các khớp, sốt cao, chảy máu võng mạc, rối loạn tâm thần, co giật dạng động kinh, đi tiểu tăng lên, mất nước, tăng huyết áp. Những tác dụng này chỉ xuất hiện với liều rất cao (25 đến 27 mg/ngày cho 1kg trọng lượng) và dùng trong nhiều tuần.

Ở trẻ em gây chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Người lớn dùng quá liều lâu ngày cũng bị chán ăn, nôn ói, tiêu chảy. Phụ nữ có thai dùng quá thừa vitamin D sẽ bị vôi hóa nhau thai. Nói chung, theo một số nhà khoa học, thừa vitamin không còn tạo xương mà là tiêu xương (do tăng canxi máu).

Cách bổ sung vitamin tốt nhất là qua đường ăn uống. Nếu sợ thiếu vitamin và cả chất khoáng, có thể dùng thuốc bổ sung nhưng nên dùng đúng liều, có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

BS.CKII HUỲNH TẤN VŨ(Bệnh viện Đại học Y Dược - Cơ sở 3)

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2024

Lợi ích của quả bơ với trí não

 Bơ giàu chất béo tốt, chất xơ, kali, vitamin B tăng cường trí não, cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và trầm cảm.

Một khẩu phần thịt bơ (50 g) chứa 80 calo, 1 g protein, 4 g carbohydrate, hơn 3 g chất xơ, gần 5 g axit béo không bão hòa đơn và 1 g axit béo không bão hòa đa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn bơ tốt cho trí não và sức khỏe tâm thần.

Đánh giá năm 2023 của Đại học Basel, Thụy Sĩ, dựa trên 207 nghiên cứu, chỉ ra quả bơ rất giàu folate (vitamin B9) tốt cho sức khỏe tâm thần, nhất là người bị trầm cảm.

Người bệnh trầm cảm thường thiếu hụt folate. Trong khi folate cung cấp lưu lượng máu và chất dinh dưỡng cho não. Vì cơ thể không tạo ra folate nên phải bổ sung qua thực phẩm như bơ có thể cải thiện tâm trạng và giảm trầm cảm.

Bơ giàu chất béo lành mạnh, vitamin, chất xơ tốt cho não. Ảnh: Mai Cat

Nghiên cứu năm 2021 của Đại học Kansas, Mỹ và một số đơn vị, trên hơn 2.800 người, cho thấy chế độ ăn giàu quả bơ đem đến nhiều lợi ích khác nhau cho não, gồm cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi, có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và giảm trầm cảm. Người tiêu thụ nhiều bơ có điểm cao hơn trong tất cả bài kiểm tra về nhận thức so với người không ăn bơ.

Theo các nhà nghiên cứu, bơ cũng chứa chất béo không bão hòa đơn và cung cấp các vitamin, khoáng chất hỗ trợ sức khỏe não bộ và chức năng nhận thức. Ngoài ra, tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của chất béo không bão hòa đơn và các dẫn xuất của nó có thể giảm viêm mạn tính, căng thẳng oxy hóa. Hai tình trạng thường thấy ở người bị suy giảm nhận thức nhẹ và mắc Alzheimer.

Tiêu thụ vitamin B từ bơ có lợi cho não vì dưỡng chất này có vai trò trong quá trình chuyển hóa homocysteine. Mức homocysteine tăng cao là yếu tố nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Người có lượng vitamin B cao ít bị suy giảm nhận thức hơn, nguy cơ mắc Alzheimer và chứng mất trí nhớ thấp.

Theo nghiên cứu năm 2020 của Đại học Illinois, Mỹ, 84 người trưởng thành ăn nửa quả bơ cỡ vừa mỗi ngày trong 12 tuần cải thiện mức độ chú ý và sự tập trung.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra ăn một quả bơ mỗi ngày làm tăng lượng lutein lưu thông trong máu có liên quan đến chức năng nhận thức tốt hơn. Cụ thể, mức độ lutein tăng có thể cải thiện tầm nhìn, nhận thức linh hoạt, bộ nhớ hình ảnh và sức khỏe não bộ tổng thể.

Bơ còn là nguồn cung cấp chất xơ prebiotic và chất xơ hòa tan dồi dào. Prebiotic hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch và trí não, làm giảm cholesterol, từ đó hạn chế khả năng mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Mai Cat (Theo Everyday Health, Very Well Health)

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

4 cách tận dụng khoai tây mọc mầm

 Khoai tây mọc mầm chứa độc tố, nếu ăn nguy hại cho sức khỏe. Bài viết này giới thiệu cách sử dụng

Khoai tây mọc mầm có khả năng loại bỏ dầu mỡ, làm sạch quần áo, ấm đun nước...

Khoai tây mọc mầm không nên ăn vì gây đau bụng. Ảnh: Pinterest

Khoai tây mọc mầm sẽ xuất hiện chất solanine, là một loại độc tố thần kinh, sau khi ăn vào sẽ khiến chúng ta bị tiêu chảy, đau bụng hoặc nôn mửa. Nhưng bạn đừng vội vứt chúng đi mà hãy làm theo các cách dưới đây để tận dụng chúng.

1. Đem khoai đi trồng

Đầu tiên bạn chuẩn bị một chậu hoa, sau đó vùi khoai xuống đất giàu dinh dưỡng, tưới một ít nước để giữ ẩm cho đất rồi đặt chậu ngoài ban công. Chỉ cần có đủ nước và ánh sáng, khoảng hai tháng khoai tây mới sẽ mọc lên.

2. Loại bỏ dầu mỡ

Chiếc máy hút mùi ở nhà, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ có một lớp dầu mỡ bám dày. Bạn hãy cắt khoai tây đã mọc mầm thành từng miếng nhỏ và trực tiếp chà xát lên máy hút mùi. Do khoai tây chứa nhiều tinh bột nên có khả năng thấm hút và loại bỏ dầu mỡ rất tốt. Sau khi chà đi chà lại, dùng giẻ lau lại một lần nữa, vết dầu mỡ có thể được loại bỏ một cách hiệu quả.

3. Làm sạch quần áo

Nếu quần áo vô tình dính dầu mỡ, bạn cắt một miếng khoai tây nhỏ, rắc một ít muối ăn lên củ khoai tây, sau đó chà đi chà lại trên vết dầu mỡ của quần áo. Sau đó, vết dầu mỡ sẽ được "đánh bay".

4. Làm sạch ấm đun nước

Đầu tiên gọt bỏ vỏ khoai tây nảy mầm, sau đó cho vỏ khoai vào ấm nước, đổ nước sạch ngập vỏ khoai vào, đun sôi nước, lắc mạnh ấm nước rồi đổ nước ra. Lúc này bạn sẽ thấy các vết bẩn trong ấm trôi ra.

Hằng Trần (Theo Aboluowang)

 

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

Bổ sung dầu cá 'có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh tim'

 Một nghiên cứu vừa công bố cho thấy dầu cá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ nhưng lại giúp giảm nguy cơ đau tim ở những người đã mắc bệnh tim mạch.

Dầu cá là nguồn giàu axit béo omega-3. Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến nghị nên ăn ít nhất một phần dầu cá mỗi tuần để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tim mạch.

Để tìm hiểu mức độ bảo vệ mà nó mang lại, một nhóm nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, Mỹ, Anh và Đan Mạch đã theo dõi sức khỏe của hơn 400.000 người tham gia UK Biobank trong trung bình 12 năm để ước tính mối liên quan giữa viên uống bổ sung dầu cá và các trường hợp mới về rung nhĩ (nhịp tim không đều); đau tim, đột quỵ và suy tim; và tử vong ở những người không có bệnh tim mạch.

Họ cũng đánh giá liệu những chất bổ sung này có ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh tim hay không.

Được công bố trên tạp chí BMJ Medicine, nghiên cứu cho thấy đối với những người không mắc bệnh tim mạch khi bắt đầu giai đoạn theo dõi, việc sử dụng thường xuyên các chất bổ sung dầu cá có liên quan đến nguy cơ phát triển chứng rung tâm nhĩ tăng 13% và nguy cơ đột quỵ tăng 5%.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, việc bổ sung dầu cá giúp giảm 15% nguy cơ tiến triển từ rung tâm nhĩ sang nhồi máu cơ tim, và giảm 9% nguy cơ tiến triển từ suy tim sang tử vong.

Ảnh: iStock© Được Ngoi sao cung cấp

Nghiên cứu lưu ý rằng lợi ích và nguy cơ của việc bổ sung omega-3 không thống nhất. Nguy cơ những bệnh nhân khỏe mạnh bị đau tim, đột quỵ hoặc suy tim cao hơn 6% ở phụ nữ và hơn 6% ở những người không hút thuốc.

Ngoài ra, bổ sung dầu cá có lợi hơn đối với người già và nam giới mắc bệnh tim, trong đó nguy cơ chuyển từ tình trạng sức khỏe tốt sang tử vong lần lượt thấp hơn 11% và 7%.

Các tác giả cảnh báo đây là một nghiên cứu quan sát nên không thể rút ra kết luận nào về các yếu tố nguyên nhân. Và không có thông tin nào về liều lượng hoặc công thức bổ sung dầu cá. Họ cho biết thêm, do hầu hết những người tham gia đều là người da trắng nên những phát hiện này có thể không áp dụng được cho những người thuộc các dân tộc khác.

Tracy Parker, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Quỹ Tim mạch Anh, cho biết: "Nghiên cứu này không liên quan đến những người thường xuyên bổ sung dầu cá, nhưng cũng không bật đèn xanh cho việc việc bắt đầu dùng chúng để ngăn ngừa các bệnh về tim và tuần hoàn".

Ở Anh, hướng dẫn của Viện Sức khỏe và Chăm sóc Quốc gia không khuyên bạn bổ sung dầu cá để ngăn ngừa các bệnh về tim và tuần hoàn hoặc ngăn chặn một cơn đau tim. Các chất bổ sung như axit béo omega-3 không thể thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh. Thay vì tập trung vào từng chất dinh dưỡng, điều quan trọng là phải xem xét toàn bộ chế độ ăn uống để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

"Chế độ ăn Địa Trung Hải truyền thống đã được chứng minh nhiều lần là làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Chế độ này bao gồm cá (cá trắng và nhiều dầu), ít thịt đỏ hơn, tăng cường trái cây và rau quả, đậu, đậu lăng, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt", Parker nói.

Hướng Dương (Theo The Guardian)

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...