Khoai
sọ là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Khoai sọ không chỉ
ngon miệng mà còn giàu dinh dưỡng.
Ăn khoai sọ có tốt không?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn
y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của khoai sọ với sức
khỏe như sau:
Tốt cho tim mạch
Khoai sọ là nguồn cung cấp Kali - chất khoáng quan trọng với tế
bào và chất dịch trong cơ thể. Bằng cách phá vỡ lượng muối dư thừa, Kali có thể
kiểm soát và làm giảm huyết áp, từ đó góp phần ổn định nhịp tim và giảm thiểu
nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ chứa trong loại củ này còn tác
dụng giảm Cholesterol - một yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch, mạch vành. Do đó,
thành mạch máu sẽ không bị xơ vữa, tắc nghẽn nên trái tim sẽ luôn hoạt động
khỏe mạnh. Ngoài ra, tinh bột kháng của khoai sọ cũng mang đến nhiều lợi ích
như: tăng độ nhạy của Insulin trong cơ thể, giảm dự trữ chất béo, giảm phản ứng
Insulinemia,…
Cải thiện hệ tiêu hóa
Cải thiện hệ tiêu hóa là lợi ích của khoai sọ mà bạn không nên
bỏ qua, nhất là với những người đang bị táo bón, khó tiêu hay đầy hơn. Trong
thành phần của loại củ này chứa tới 27% chất xơ nên được phân giải và hấp thụ
hoàn toàn. Bạn có thể điều trị chứng táo bón, giúp nhuận tràng hơn bằng khoai
sọ.
Tăng lưu thông máu
Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều sắt và đồng là những
khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo máu. Bên cạnh việc tăng cường lưu
thông máu, chúng còn đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, khi bị
thiếu máu bạn nên thêm vào thực đơn của mình những món ăn chế biến từ khoai sọ.
Tăng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư
Tăng sức đề kháng là lợi ích của khoai sọ mang lại, nên nếu ăn
thường xuyên bạn sẽ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư. Hàm lượng
lớn vitamin C chứa trong củ là chất chống oxy hóa, tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi
sự tấn công của gốc tự do. Đặc biệt khoai sọ còn chứa Cryptoxanthin là chất
giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư phổ, ung thư vòm họng.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận
Hàm lượng vitamin và photo chứa trong khoai sọ có tác dụng hỗ
trợ điều trị bệnh viêm thận. Do đó, người bệnh nên sử dụng loại thực phẩm này
để chế biến thành nhiều món ăn như canh khoai sọ nấu thịt, cháo khoai sọ… Tuy
nhiên trong quá trình nêm nếm, bạn nên bỏ giảm bớt lượng muối.
Khoai sọ là món ăn tốt
cho sức khỏe© Được VTC cung cấp
Ngăn ngừa suy nhược
Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều Gluxit, cung cấp năng
lượng cho hệ thần kinh hoạt động. Do đó những người mới ốm dậy, người gầy,
người có dấu hiệu suy nhược cơ thể nên bổ sung khoai sọ vào các bữa ăn.
Một số món ăn bài thuốc từ khoai sọ
Bài viết của BS. Hoàng Xuân Đại trên Báo Sức khỏe & Đời sống
hướng dẫn cách chế biến một số món ăn, bài thuốc từ khoai sọ như sau:
- Canh cua khoai sọ: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ.
Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn;
khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ
rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín
nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2-3 ngày.
Món này tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ.
- Xương lợn hầm khoai sọ: khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương
sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm
muối, nước gia vị, đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu
phong trừ thấp. Món ngày dùng cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
- Thông hầu họng kháng độc: khoai sọ 15-20g, rễ kỷ tử 50g. Sắc
trong 2h, gạn lấy nước trong cho uống ngày 1 lần. Uống liên tục 60 ngày. Dùng
cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.
- Chữa tiêu chảy, lỵ: lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi vài
nhánh. Sắc uống.
Khoai sọ là tên gọi chung cho một số loại khoai thuộc chi
Araceae được dùng làm thực phẩm. Đối với hệ tuần hoàn, nó giúp điều hòa huyết
áp và sức khỏe tim mạch. Ngoài ra ăn khoai sọ còn tăng hệ thống miễn dịch của
cơ thể, vượt qua mệt mỏi và chống lão hóa.
Tuy nhiên những người mắc chứng tiểu đường không nên ăn khoai
sọ, vì khoai sọ chứa hàm lượng tinh bột cao, nên khi ăn vào cơ thể tinh bột này
sẽ được chuyển hóa thành đường. Do đó chứng tiểu đường cần giảm đường máu mà
lại cung cấp thêm đường được chuyển hóa từ tinh bột khoai sọ sẽ làm cho bệnh
trở nên trầm trong hơn.
Những người không nên ăn khoai sọ
Tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải ai cũng
có thể ăn được khoai sọ. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã chỉ
những người không nên ăn khoai sọ:
- Người bị
đờm được khuyên không nên ăn khoai sọ vì loại thực phẩm này có thể làm
tăng lượng đờm trong cơ thể, cản trở quá trình khôi phục sức khỏe.
- Bệnh nhân
mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, hen suyễn, chàm hay viêm mũi dị ứng
không nên ăn khoai sọ vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng
bệnh.
- Hạn chế
hoặc không nên cho trẻ ăn khoai sọ bởi hệ tiêu hóa của trẻ yếu, tiêu hóa
khoai khá chậm.
- Người bệnh
gout không nên ăn khoai sọ vì trong loại khoai này có hàm lượng lớn calci
oxalat sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout.
Ngoài ra khi ăn khoai sọ cần lưu ý những điều đưới đây:
- Khi sơ chế
khoai, nên vứt bỏ phần bị hỏng và mọc mầm để tránh nguy cơ ngộ độc.
- Không gọt
vỏ khoai sọ quá dày vì sẽ làm mất đi một lượng lớn protein.
- Khoai sọ
có chất gây ngứa nên những người có làn da nhạy cảm nên đeo găng tay khi
gọt khoai, tránh nguy cơ bị kích ứng da.
- Khi sơ chế
khoai, bạn nên ngâm kỹ và nấu chín nhằm làm giảm bớt hàm lượng calci
oxalat trong khoai.