Cúc tần là một vị thuốc nam quý, có
tính mát và vị đắng, thường được dùng để chữa chứng nhức đầu cảm sốt, bí tiểu,
đau nhức xương khớp,… và một số bệnh lý khác.
Ở quê mình cây này rất nhiều thường lấy tắm cho trẻ bị ngứa, hay mỗi khi nhà thịt chó thì phải đi hái cây này về nhồi lòng. Nhưng ít ai biết đây là một cây thuốc chữa bệnh sỏi thận.
Cây tài
bi (quê mình gọi cây cúc tần)
Ai bị sỏi
thận lấy một nắm lá cây này rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó
đổ bia vào bóp cho ra hết chất, lọc lấy nước uống. Sau 3-7 ngày là ra hết sỏi.
Chúc ai hữu duyên khi đọc bài viết này.
Tác dụng chữa bệnh của cây cúc tần
Dưới
đây là một số công dụng và bài thuốc từ cây cúc tần
mà bạn nên tham khảo:
+ Tác dụng chữa cảm sốt, nhức đầu của cây cúc tần
+ Tác dụng chữa bầm tím của cây cúc tần
+ Tác dụng chữa đau mỏi lưng của cây cúc tần
+ Tác dụng chữa thấp khớp, đau nhức xương của cây cúc tần
+ Tác dụng chữa đau đầu của cây cúc tần
+ Tác dụng chữa ho do viêm khí quản của cây cúc tần.
Sau đây là
những nghiên cứu chi tiết về cây Cúc tần
+ Tên khác: Cây từ bị, đại ngải, hoa mai não, cây đại bi,
lức ấn, băng phiến ngải
+ Tên khoa
học: Pluchea indica
+ Họ: Cúc
Mô tả cây cúc tần
+ Đặc điểm
sinh thái của cây cúc tần
Cúc tần là cây mọc dại, có chiều cao
từ 1 – 2 m. Toàn thân có lông tơ. Cành nhỏ và có lông. Lá cây gần như không có
cuống, mọc so le nhau và mép lá có hình khé răng màu lục xám. Hoa mọc thành
từng cụm ở đầu ngọn và hình đầu có màu tím. Quả nhỏ và có cạnh.
+ Phân bố
Cúc tần có nguồn gốc từ Ấn Độ và
Malaysia. Cây mọc chủ yếu ở các sườn núi hoặc ven đồi ở hầu hết các tỉnh nước
ta và mọc nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An và Ninh
Bình. Bên cạnh đó, cây cũng được người dân trồng làm hàng rào.
+ Bộ phận sử
dụng, thu hái, chế biến và bảo quản
·
Bộ phần
dùng: Phần lá, rễ, và ngọn non
·
Thu hái: Có
thể thu hoạch quanh năm nhưng dùng để chế biến thuốc thường thu hái chủ yếu vào
mùa hè và thu
·
Chế biến:
Cúc tần có thể dùng tươi hoặc khô. Đối với cúc tần khô, thu hái cúc tần tươi
về, rửa sạch và phơi khô
·
Bảo quản:
Cúc tần tươi nên bảo quản ở nhiệt độ lạnh. Còn khô để nơi khô ráo.
+ Thành phần
hóa học
Cây cúc tần rất giàu tinh dầu, chứa
các thành phần hóa học như lipit, canxi, vitamin C, xenluloza, protit, caroten
và sắt (Fe).
Vị thuốc cúc tần
+ Tính vị
Theo đông y, cúc tần có tính mát và
vị đắng
+ Quy kinh
Tác dụng vào 2 kinh Thận và Phế
+ Tác dụng
dược lý
Theo kinh nghiệm dân gian, cây cúc
tần có các tác dụng như:
·
Chữa cảm
mạo, sốt
·
Tăng cường
hệ tiêu hóa
·
Điều trị
thấp khớp, gai cột sống và đau nhức xương khớp
·
Có tác dụng
lợi tiểu giúp cải thiện chứng bí tiểu
·
Giúp giảm
căng thẳng
Dùng cây cúc tần chữa bệnh dưới dạng thuốc sắc hoặc
thuốc xông.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
Trong dân gian và đông y đã sử dụng
cúc tần từ lâu với những bài thuốc hữu ích như:
+ Chữa nhức
đầu cảm sốt
Sử dụng lá cúc tần, lá sả và lá
chanh với tỷ lệ 2 : 1 : 1. Người bệnh nên dùng mỗi vị khoảng 8 – 10 gram, sắc
thuốc và uống khi còn nóng. Bên cạnh đó, dùng phần bã nấu với lượng nước
nhất định và dùng xông hơi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp lá cúc tần
với lá hương nhu, lá bàng, sắc thuốc và uống.
+ Chữa đau
mỏi lưng bằng cúc tần
Hái một nắm lá cúc tần bao gồm cả
cành non, rửa sạch và giã nát. Sau đó trộn thêm với một ít rượu trắng, sao nóng
và đắp lên vùng đau. Thực hiện nhiều lần, giúp giảm đau đáng kể.
+ Chữa bầm
dập, chấn thương
Dùng lá cúc tần tươi, giã nát và đắp
lên vùng bị thương hoặc bầm để giúp vết thương mau lành hơn.
+ Điều trị
thấp khớp, đau nhức xương khớp
Sử dụng 15 – 20 gram rễ cây cúc tần,
rửa sạch và sắc nước uống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phối trộn cúc tần với
rễ cây bưởi bung, rễ trinh nữ mỗi vị 20 gram và cam thảo dây, đinh lăng mỗi vị
10 gram. Sắc thuốc và uống liên tục trong 5 – 7 ngày, giúp chữa thấp khớp và
giảm đau nhức xương.
+ Chữa viêm
khí quản
Sơ chế nguyên liệu: 20 gram cúc tần
già, rửa sạch và băm nhỏ. Gạo 2 nắm vo sạch, 3 gram gừng đã được thái nhỏ cùng
với 50 gram thịt lợn nạc đã băm nhuyễn.
Cách nấu: Đem tất cả các nguyên liệu
nêu trên nấu cháo cho chín nhừ. Cháo chín, người bệnh nên ăn nóng vào lúc đói.
Mỗi ngày ăn 3 lần và ăn liên tục 3 ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
+ Điều trị
hen suyễn
Sử dụng 1 bó rau cúc tần cùng với 1
bó rau muống đem dựng vào chỗ mát. Tiếp đó, nhặt lấy phần ngọn, cả lá non và
già đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Cuối cùng, giã nát và lọc
lấy nước cốt. Uống nước này liên tục trong vòng 100 ngày, giúp cải thiện triệu
chứng hen suyễn.
+ Giảm căng
thẳng bằng cúc tần
Sử dụng 50 gram cúc tần với 50 gram
hoa cúc trắng, 100 gram óc lợn và 100 gram đu đủ vừa chín tới hầm canh. Đầu
tiên, người bệnh cho cúc tần, đu đủ và hoa cúc trắng đun sôi với 1 lít nước
sôi. Tiếp đó, cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ. Ăn nóng trước bữa cơm
chính. Mỗi ngày nên ăn 2 lần. Áp dụng liên tục trong 1 tuần, căng thẳng sẽ biến
mất.
+ Điều trị
chứng bí tiểu
Sử dụng 40 gram lá cúc tần khô hoặc
100 gram tươi đun sôi với nước và uống hàng ngày.
+ Chữa bệnh
trĩ
Chuẩn bị lá cúc tần, lá ngải cứu, lá
sung và lá lốt, mỗi thứ một nắm cùng với một vài lát nghệ. Nấu nước rồi dùng
nước xông hậu môn khoảng 15 phút. Sau khi nước còn ấm, bệnh nhân có thể ngâm
trực tiếp 10 – 15 phút rồi lau khô lại bằng khăn mềm. Trong trường hợp trĩ nhẹ,
kiên trì thực hiện bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và sau 2 tháng, bệnh có dấu
hiệu thuyên giảm đáng kể.
+ Điều trị
bệnh gai cột sống
Dùng 1 nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch
và giã nát. Sau đó, trộn chung với 1 ít muối và 1/4 lon bia rồi uống. Sử dụng
bài thuốc này trong vòng 1 tuần, giúp giảm đau do gai cột sống gây ra.
+ Hỗ trợ
tăng cường hệ tiêu hóa
Sau mỗi bữa ăn, người bệnh hái một
nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch và ăn sống.
Cúc tần có tác dụng chữa bệnh nhưng
các bài thuốc điều trị từ loại cây này đến nay vẫn chưa được khoa học kiểm
chứng rõ ràng. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa nhận được sự
đồng ý từ bác sĩ có chuyên môn.
Một vài món
ăn ngon từ cây cúc tần
– Cúc tần
kho cá
Cúc tần có tính đắng và mùi thơm do
đó sẽ át đi mùi tanh của cá. Khi kho cá đồng hoặc cá biển, chúng ta xếp một
lượt lá cúc tần xuống dưới, đến một lượt cá, xen kẽ là gừng, riềng, trên cùng
là một lượt lá cúc tần nữa, thêm gia vị, nước hàng, dầu ăn. Cá kho với cúc tần
sẽ có màu cánh gián, vị cay dịu, mùi thơm của cúc tần và gừng riềng cho ta cảm
giác là lạ, ăn rất được cơm.
– Bánh nếp
cúc tần:
Không chỉ là món ăn ngon, bánh nếp
cúc tần còn giúp trẻ em giữ ấm dạ dày và trị bệnh cam. Quy trình chế biến khá
đơn giản, bột gạo nếp khô hoặc ướt; lá cúc tần một nắm rửa sạch, giã nhuyễn.
Tiếp theo đó hai thứ này đem trộn lại, thêm chút muối tinh, vật bột cho dẻo,
nặn thành từng viên hình tròn, cho nhân vào giữa, bọc lại.
– Dồi chó
nhồi cúc tần:
Món ăn này khá nổi tiếng ở vùng đồng
bằng sông Hồng. Khi làm dồi chó, chúng ta có thể trộn thêm vào nhân một ít lá
cúc tần non, rửa sạch, thái nhỏ. Dồi chó có lá cúc tần sẽ có mùi vị thơm ngon
đặc biệt, hấp dẫn. Sự hòa quyện của rau mơ với cúc tần sẽ tạo hương vị rát
riêng biệt.
Trên đây là những chia sẻ về công
dụng và cách chế biến những món ăn từ cây cúc tần. Hi vọng, những gợi ý này đã
giúp bạn tìm được câu trả lời về những tác dụng của cây cúc tần. Chúc
các bạn mạnh khỏe!