Thứ Ba, 16 tháng 7, 2024

Bác sĩ tim mạch hướng dẫn cách ăn uống ngừa đột quỵ

 Thay đổi chế độ uống, ăn nhiều rau quả hay ngũ cốc nguyên hạt, đậu và dầu olive không bão hòa sẽ bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngừa đột quỵ.

Tiến sĩ Gregory Katz, bác sĩ tim mạch tại Langone Health l, Đại học New York, Mỹ, khuyên như trên, thêm để sống lâu, việc chú ý đến sức khỏe tim mạch từ bây giờ là rất quan trọng. Sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc là chờ đợi quá lâu trước khi hành động, có thể gây hậu quả lớn.

Nhiều người nghĩ bệnh tim đột ngột xuất hiện mà không có dấu hiệu. Không ít người tự hỏi tại sao bản thân lại bị đau tim, đột quỵ. "Những hạt giống của bệnh đã được gieo từ rất sớm", bác sĩ Katz nói.

Thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục hàng ngày có thể ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ tim, ngăn ngừa các vấn đề đau tim hay đột quỵ trong tương lai. Bác sĩ Katz cho rằng sử dụng thuốc không phải là việc xấu, song đôi khi bệnh nhân trì hoãn dùng thuốc để tập trung thay đổi thói quen và kiểm soát rủi ro.

Theo Katz, nhiều người không thành thật với bản thân về những thay đổi trong lối sống mà họ thật sự có thể thực hiện. Nên tập trung vào những thay đổi nhỏ và bền vững. Giảm lượng calo từ nước uống có thể mang lại hiệu quả lớn. Chế độ ăn uống phổ biến ở Mỹ thường chứa nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh luyện, thịt đỏ và chất béo bão hòa. Đây là những yếu tố liên quan đến mỡ máu cao và các nguy cơ về tim mạch. Để bảo vệ tim mạch và giảm cholesterol, ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và chất béo không bão hòa như dầu olive.

Đồ uống có đường cung cấp khoảng 500 calo mỗi ngày vào khẩu phần ăn của nhiều người, làm gia tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tim mạch. Ảnh: Business Insider© Được VnExpress cung cấp

Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn uống ngay lập tức có thể gặp khó khăn và thay đổi quá nhiều thứ cùng một lúc có thể không hiệu quả. Một cách đơn giản để cải thiện chế độ ăn uống cho tim mạch là giảm lượng đồ uống có đường hoặc rượu.

Đồ uống có đường, calo và rượu là những yếu tố có thể điều chỉnh ngay lập tức. Theo các nghiên cứu, nước ngọt, nước ép trái cây, cà phê có đường và các loại cocktail đều có thể góp phần vào các nguy cơ sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường type 2 và ung thư.

Một chuyên gia dinh dưỡng đã đề xuất một chiến lược tốt để giảm đồ uống ngọt là thay thế chúng bằng các lựa chọn sau:

- Soda pha với một ít nước trái cây.

- Trà không đường.

- Nước được thêm hương vị như chanh hoặc các loại thảo mộc như bạc hà.

Thay đổi lượng calo từ nước uống là bước quan trọng đầu tiên để cải thiện các yếu tố then chốt cho sức khỏe tim mạch và để có cuộc sống lâu dài hơn. Điều này bao gồm ổn định huyết áp, đường huyết và duy trì mức cholesterol lành mạnh.

Thanh Thúy (Theo Business Insider)

 

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2024

CÀ PHÊ & TUỔI THỌ

 1.Cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Cà phê là một loại đồ uống được nhiều người yêu thích. Uống cà phê mỗi ngày mang đến một số tác dụng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe

Cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ?© Được Thế giới & Việt Nam cung cấp

Uống cà phê mỗi ngày mang đến nhiều tác động tích cực cho sức khoẻ.

Sống thọ và khỏe mạnh là mong muốn của mọi người. Việc lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn và lối sống khoa học giúp cơ thể hoạt động tốt. Cà phê là một trong những thực phẩm giúp sống thọ.

Khi nghĩ về cà phê, chúng ta thường nghĩ đến khả năng tăng cường năng lượng của nó. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, cà phê cũng mang lại những lợi ích sức khỏe quan trọng khác như giảm nguy cơ ung thư gan, đái tháo đường type 2, suy tim…

Thành phần dinh dưỡng 1 tách cà phê đen (100g) không kem hoặc không đường cung cấp:

Calo: 2 kcal, Protein: 0,1 g, Carbohydrate: 0g

Chất béo: 0g, Canxi: 2mg, Magie: 80mg

Phốt pho: 7mg, Kali: 115mg, Kẽm: 0,05mg

Cà phê là một loại đồ uống được nhiều người thích uống mỗi ngày. Ít có gì sánh bằng hương vị cân bằng và mùi thơm hấp dẫn của một tách cà phê mới pha khi nhấp ngụm đầu tiên. Ngoài ra, những tác dụng của cà phê đã được chứng minh càng khiến nó trở thành một đồ uống được nhiều người ưa thích.

Cà phê được làm từ hạt đã qua chế biến và rang từ quả cà phê, chứa các đặc tính dinh dưỡng tốt, bao gồm chất chống oxy hóa và một số vi chất dinh dưỡng nhất định như magie và kali, tất cả đều có hàm lượng calo thấp. Tuy nhiên, cà phê cũng chứa caffeine, chất này cũng góp phần gây ra một số ảnh hưởng sức khỏe khi uống cà phê.

2.Cà phê tác động đến tuổi thọ như thế nào?

Theo nghiên cứu năm 2018 được công bố trên JAMA Internal Medicine (tạp chí Nội khoa JAMA, Mỹ), uống vài tách cà phê mỗi ngày có thể kéo dài tuổi thọ. Mặc dù uống cà phê (không thêm nhiều đường, kem hoặc các chất bổ sung khác) không đóng góp nhiều chất dinh dưỡng đa lượng vào chế độ ăn uống nhưng đồ uống ít calo này có một số tác dụng đáng kể đối với sức khỏe như có thể giúp kéo dài cuộc sống theo những cách ấn tượng.

Cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ?© Được Thế giới & Việt Nam cung cấp

Cà phê đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Dưới đây là một số cách mà cà phê tác động tích cực đến cuộc sống:

Hỗ trợ giảm cân

Ngoài việc tập thể dục, một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên giấc ngủ, bổ sung một lượng caffeine phù hợp trong chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát cân nặng. Theo kết quả từ phân tích tổng hợp năm 2019 được công bố trên tạp chí Critical Reviews in Food Science and Nutrition (Mỹ), lượng caffeine giúp thúc đẩy giảm mỡ và cân nặng trong cơ thể, từ đó hỗ trợ cân nặng hợp lý và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Theo đánh giá năm 2018 của các nghiên cứu quan sát và phân tích tổng hợp được công bố trên Journal of Agricultural and Food Chemistry (tạp chí Hóa học nông nghiệp và thực phẩm của Mỹ), uống 3 đến 5 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm 15% nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ mắc căn bệnh có khả năng tàn phá ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, thêm đường và kem vào cà phê có thể đi ngược lại mục tiêu sức khỏe tim mạch. Cách tốt nhất để hỗ trợ sức khỏe tim mạch là uống cà phê đen.

Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Năm 2021 trên tạp chí Nutrients (tạp chí Dinh dưỡng thuộc MDPI, Thuỵ Sỹ) cho biết, uống cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Ngoài ra, một phân tích tổng hợp năm 2018 của 30 nghiên cứu được công bố trên Nutrients cũng ủng hộ tuyên bố này. Điều này có thể là do cà phê hỗ trợ đốt cháy chất béo, cũng như tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, hỗ trợ đa dạng hệ vi sinh vật.

Cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ?© Được Thế giới & Việt Nam cung cấp

Uống cà phê ở mức độ vừa phải có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ.

Giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư

Việc phát triển ung thư do một số yếu tố gây ra, bao gồm một số yếu tố hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát như tiền sử gia đình. Nhưng uống cà phê là một trong số những biện pháp can thiệp vào chế độ ăn uống và lối sống mà mọi người có thể thực hiện để giảm nguy cơ phát triển ung thư.

Dữ liệu được công bố vào năm 2020 trên BMC Cancer (Anh) cho thấy, uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư gan và nội mạc tử cung. Mặc dù uống cà phê không đảm bảo không bị ung thư nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.

Bất cứ ai cũng mong muốn sống lâu, sống khỏe mạnh và việc nhấm nháp ly cà phê buổi sáng yêu thích hoặc ly cà phê buổi chiều có thể là một "tấm vé" giúp sống lâu hơn.

Uống cà phê ở mức độ vừa phải (từ 3 đến 4 tách mỗi ngày) có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe và thường được coi là an toàn cho hầu hết người lớn.

Tuy nhiên, một số người cần hạn chế tiêu thụ, chẳng hạn như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, thanh thiếu niên, những người có tình trạng sức khỏe kém, có một số bệnh lý. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến thời điểm uống cà phê để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.(theo SK&ĐS)

3.Những chú ý

Cà phê mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, tăng khả năng tập trung. Nhưng với một số người, đồ uống chứa caffeine này có nhiều tác dụng tiêu cực hơn là tích cực

https://laodong.vn/video-xa-hoi/nhung-nguoi-nen-han-che-uong-ca-phe-tranh-gay-hai-cho-suc-khoe-1354300.ldo

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2024

KHÔNG NÊN ĂN HẠT ĐIỀU VỚI CAFFE

 Không nên ăn loại hạt này khi đang uống cà phê

Cà phê và hạt điều đều tốt cho sức khỏe, nhưng nếu kết hợp hai đồ ăn thức uống này với nhau sẽ khiến tác dụng của chúng bị suy giảm.

Không nên ăn loại hạt này khi đang uống cà phê© Được Thế giới & Việt Nam cung cấp

Không nên ăn hạt điều khi đang uống cà phê. (Ảnh minh hoạ)

Cà phê và hạt điều đều có thể tiếp năng lượng cho bạn khi mệt mỏi. Caffeine trong cà phê giúp bạn tỉnh táo trong khi hạt điều có hàm lượng chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 100g hạt điều thô cung cấp cho bạn hơn 18g protein, 3,3g chất xơ, 660mg kali, 593mg phốt pho và 292mg magie.

Đặc biệt, hạt điều cũng đem tới một lượng sắt lớn (6,68mg trong khẩu phần 100g hạt). Sắt đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe tuần hoàn của con người, bảo đảm cơ bắp và phần còn lại của cơ thể nhận được lượng oxy cần thiết. Nhưng uống cà phê có thể cản trở sự hấp thụ sắt, theo báo cáo của Ủy ban Tư vấn Khoa học về Dinh dưỡng của Vương quốc Anh.

Trong một thử nghiệm lâm sàng được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, những người khỏe mạnh bị giảm 39% khả năng hấp thụ sắt khi uống một tách cà phê trong bữa ăn. Tuy nhiên, điều này không xảy ra khi các tình nguyện viên uống cà phê 60 phút trước khi ăn.

Nếu bạn có ý định chuyển từ uống cà phê sang trà và nhâm nhi hạt điều, kết quả không có nhiều thay đổi. Uống trà trong bữa ăn làm giảm khả năng hấp thụ sắt còn cao hơn nhiều, tới 64%.

Caffeine được chứng minh có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể con người. Ngoài ra, theo Healthline, hàm lượng polyphenol trong cà phê cũng có thể liên quan. Polyphenol liên kết với sắt trong tế bào ruột, ngăn chặn chất dinh dưỡng này xâm nhập vào máu.

Phát hiện trên khá quan trọng đối với những người dễ bị thiếu sắt. Đó là trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và một số người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt cao hơn. Những người này có thể bị suy nhược, nhức đầu, đau ngực, da nhợt nhạt, tay chân lạnh, chán ăn.

Bởi vậy, bạn nên tránh uống cà phê cùng lúc với ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt bao gồm hạt điều. Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ để đa dạng hóa nguồn thực phẩm chứa sắt cũng rất quan trọng.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

4 điều lưu ý khi uống sữa chua ở người cao tuổi

  HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Người cao tuổi khi sử dụng sữa chua cần lưu ý một số điều. Ảnh: Nguyên Chân© Lao Động

Sữa chua là loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao, có thể làm tăng tiết natri qua nước tiểu và hạ huyết áp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, khi ăn sữa chua người cao tuổi cần lưu ý một số điều kẻo gây hại sức khỏe.

Không uống quá nhiều

Nhiều người cho rằng sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao và chứa lactobacillus acidophilus tốt cho sức khỏe nên cho rằng uống nhiều sẽ có lợi, không có hại.

Trên thực tế, uống quá nhiều sữa chua có thể gây ra tình trạng dư thừa tạm thời một số chất dinh dưỡng và có thể gây rối loạn chuyển hóa.

Không đun nóng

Lactobacillus acidophilus trong sữa chua là dưỡng chất vi khuẩn sống. Nếu đun nóng, sẽ khiến vi khuẩn có lợi mất đi tác dụng đối với sức khoẻ.

Chúng ta cũng không nên uống với nước sôi để tránh ảnh hưởng đến lactobacillus acidophilus hoặc làm giảm lợi ích của nó.

Không uống khi bụng đói

Sữa chua cũng giống như sữa, không nên uống khi bụng đói. Thời điểm tốt nhất để uống sữa chua là sau bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ, lúc này độ pH của dịch dạ dày tăng lên thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của lactobacillus acidophilus.

Những người không thích hợp uống sữa chua

Sữa chua tuy có vị ngon và giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải ai cũng thích hợp uống sữa chua như bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa, bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc các bệnh về đường ruột khác.

Trong quá trình sản xuất sữa chua, sucrose được thêm vào làm chất tăng tốc quá trình lên men, đôi khi nhiều chất khác cũng được thêm vào để tạo hương vị. Vì vậy bệnh nhân đái tháo đường nên đặc biệt chú ý và những người bị dị ứng với sữa không nên uống sữa chua.

 

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2024

Ăn khoai sọ có tốt không?

 Khoai sọ là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Khoai sọ không chỉ ngon miệng mà còn giàu dinh dưỡng.

Ăn khoai sọ có tốt không?

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của khoai sọ với sức khỏe như sau:

Tốt cho tim mạch

Khoai sọ là nguồn cung cấp Kali - chất khoáng quan trọng với tế bào và chất dịch trong cơ thể. Bằng cách phá vỡ lượng muối dư thừa, Kali có thể kiểm soát và làm giảm huyết áp, từ đó góp phần ổn định nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ chứa trong loại củ này còn tác dụng giảm Cholesterol - một yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch, mạch vành. Do đó, thành mạch máu sẽ không bị xơ vữa, tắc nghẽn nên trái tim sẽ luôn hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra, tinh bột kháng của khoai sọ cũng mang đến nhiều lợi ích như: tăng độ nhạy của Insulin trong cơ thể, giảm dự trữ chất béo, giảm phản ứng Insulinemia,…

Cải thiện hệ tiêu hóa

Cải thiện hệ tiêu hóa là lợi ích của khoai sọ mà bạn không nên bỏ qua, nhất là với những người đang bị táo bón, khó tiêu hay đầy hơn. Trong thành phần của loại củ này chứa tới 27% chất xơ nên được phân giải và hấp thụ hoàn toàn. Bạn có thể điều trị chứng táo bón, giúp nhuận tràng hơn bằng khoai sọ.

Tăng lưu thông máu

Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều sắt và đồng là những khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo máu. Bên cạnh việc tăng cường lưu thông máu, chúng còn đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, khi bị thiếu máu bạn nên thêm vào thực đơn của mình những món ăn chế biến từ khoai sọ.

Tăng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư

Tăng sức đề kháng là lợi ích của khoai sọ mang lại, nên nếu ăn thường xuyên bạn sẽ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư. Hàm lượng lớn vitamin C chứa trong củ là chất chống oxy hóa, tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do. Đặc biệt khoai sọ còn chứa Cryptoxanthin là chất giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư phổ, ung thư vòm họng.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận

Hàm lượng vitamin và photo chứa trong khoai sọ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận. Do đó, người bệnh nên sử dụng loại thực phẩm này để chế biến thành nhiều món ăn như canh khoai sọ nấu thịt, cháo khoai sọ… Tuy nhiên trong quá trình nêm nếm, bạn nên bỏ giảm bớt lượng muối.

Khoai sọ là món ăn tốt cho sức khỏe© Được VTC cung cấp

Ngăn ngừa suy nhược

Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều Gluxit, cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh hoạt động. Do đó những người mới ốm dậy, người gầy, người có dấu hiệu suy nhược cơ thể nên bổ sung khoai sọ vào các bữa ăn.

Một số món ăn bài thuốc từ khoai sọ

Bài viết của BS. Hoàng Xuân Đại trên Báo Sức khỏe & Đời sống hướng dẫn cách chế biến một số món ăn, bài thuốc từ khoai sọ như sau:

- Canh cua khoai sọ: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2-3 ngày. Món này tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ.

- Xương lợn hầm khoai sọ: khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước gia vị, đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Món ngày dùng cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.

- Thông hầu họng kháng độc: khoai sọ 15-20g, rễ kỷ tử 50g. Sắc trong 2h, gạn lấy nước trong cho uống ngày 1 lần. Uống liên tục 60 ngày. Dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.

- Chữa tiêu chảy, lỵ: lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi vài nhánh. Sắc uống.

Khoai sọ là tên gọi chung cho một số loại khoai thuộc chi Araceae được dùng làm thực phẩm. Đối với hệ tuần hoàn, nó giúp điều hòa huyết áp và sức khỏe tim mạch. Ngoài ra ăn khoai sọ còn tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể, vượt qua mệt mỏi và chống lão hóa.

Tuy nhiên những người mắc chứng tiểu đường không nên ăn khoai sọ, vì khoai sọ chứa hàm lượng tinh bột cao, nên khi ăn vào cơ thể tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành đường. Do đó chứng tiểu đường cần giảm đường máu mà lại cung cấp thêm đường được chuyển hóa từ tinh bột khoai sọ sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trong hơn.

Những người không nên ăn khoai sọ

Tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được khoai sọ. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã chỉ những người không nên ăn khoai sọ:

  • Người bị đờm được khuyên không nên ăn khoai sọ vì loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng đờm trong cơ thể, cản trở quá trình khôi phục sức khỏe.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, hen suyễn, chàm hay viêm mũi dị ứng không nên ăn khoai sọ vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
  • Hạn chế hoặc không nên cho trẻ ăn khoai sọ bởi hệ tiêu hóa của trẻ yếu, tiêu hóa khoai khá chậm.
  • Người bệnh gout không nên ăn khoai sọ vì trong loại khoai này có hàm lượng lớn calci oxalat sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout.

Ngoài ra khi ăn khoai sọ cần lưu ý những điều đưới đây:

  • Khi sơ chế khoai, nên vứt bỏ phần bị hỏng và mọc mầm để tránh nguy cơ ngộ độc.
  • Không gọt vỏ khoai sọ quá dày vì sẽ làm mất đi một lượng lớn protein.
  • Khoai sọ có chất gây ngứa nên những người có làn da nhạy cảm nên đeo găng tay khi gọt khoai, tránh nguy cơ bị kích ứng da.
  • Khi sơ chế khoai, bạn nên ngâm kỹ và nấu chín nhằm làm giảm bớt hàm lượng calci oxalat trong khoai.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2024

Hai thực phẩm giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ, ung thư và kéo dài tuổi thọ

 Trang Ngôisao.net dẫn nội dung chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng trên tờ Express cho biết, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần tổng thể. Các nhà khoa học cho rằng có hai loại thực phẩm tác động lớn đến các bệnh có thể gây tử vong, giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, ung thư và bệnh tim. Việc bổ sung chúng vào chế độ ăn uống thường xuyên thậm chí có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ.

Theo báo cáo của The Times, hai "siêu thực phẩm" chúng ta nên ăn nhiều hơn gồm các loại rau lá xanh và các loại hạt.

Bạn nên ăn rau hàng ngày để có sức khoẻ tốt.© Được VTC News cung cấp

Rau lá xanh

Rau lá xanh chỉ các loại thực phẩm như rau bina, cải xoăn, bắp cải và rau diếp. Chúng được coi là thực phẩm chủ yếu cho não vì chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm vitamin K, lutein và folate, cũng như loạt flavonoid thực vật có lợi.

Rau lá xanh cũng là nguồn cung cấp nitrat, hợp chất được cơ thể chuyển đổi thành nitrit, giúp thư giãn và mở rộng mạch máu để tăng lưu lượng máu đến tim, não và cơ bắp. Các nhà dinh dưỡng tại Đại học Rush ở Chicago phát hiện ra rằng ăn nhiều rau xanh hàng ngày có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

Những người ăn từ hai phần rau trở lên mỗi ngày thường thể hiện kỹ năng ghi nhớ và hồi tưởng của người trẻ hơn 11 tuổi. Năm ngoái, một nghiên cứu lớn được hỗ trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới với hơn 70.000 người cho thấy ăn rau xanh hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột tới 7%.

Tiến sĩ Linia Patel, một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, cho biết rau lá xanh có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng.

Và các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng của Đại học Edith Cowan ở Australia đã chỉ ra rằng việc ăn rau xanh hàng ngày giúp "giảm đáng kể nguy cơ huyết áp và bệnh tim mạch" trong một nghiên cứu trên gần 3.000 người.

Các loại hạt mang lại nguồn dưỡng chất tốt cho sức khoẻ.© Được VTC News cung cấp

Các loại hạt

Báo Thanh niên dẫn chia sẻ của các nhà khoa học từ Imperial College London và Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy khẳng định những người ăn hạt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim gần 30%, ung thư 15% và tử vong sớm 22%.

Một bản đánh giá của 29 nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới được công bố trên tạp chí BMC Medicine cho thấy, ăn các loại hạt hàng ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh hô hấp xuống một nửa và nguy cơ tử vong do bệnh tiểu đường gần 40%.

Nghiên cứu kết luận rằng ăn nhiều hạt hơn liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư toàn phần và tử vong do mọi nguyên nhân cũng như tử vong do bệnh hô hấp, tiểu đường và nhiễm trùng.

Nghiên cứu đã kết luận ăn nhiều hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư và tử vong sớm nói chung và cả tử vong do tiểu đường, do bệnh hô hấp và bệnh truyền nhiễm.

Những phát hiện này hỗ trợ các khuyến nghị tăng tiêu thụ hạt nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và sống thọ hơn.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên 47.000 nam giới được công bố trên Tạp chí Ung thư Anh cho thấy những người tiêu thụ 1/3 cốc các loại hạt 5 lần một tuần có nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 34%.

 

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

Cách để axit uric tự đào thải ra khỏi cơ thể

 Câu chuyện của HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh là một trong những cách đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao Động

Đối với người bình thường, cơ thể hoàn toàn có khả năng đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, với nhiều bệnh nhân bị gút cần chú ý đến một số thói quen để việc đào thải chất này ra khỏi cơ thể được diễn ra suôn sẻ hơn.

Đối với bệnh nhân gút, có 2 cách chính để giảm axit uric, đó là thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric hoặc giảm sản xuất axit uric.

Trên thực tế, nguồn axit uric chủ yếu là nội sinh, tức là do chính cơ thể con người sản xuất ra, chiếm khoảng 80%, trong khi axit uric từ nguồn thực phẩm là khoảng 20%. Vì vậy một số bệnh nhân gút kiểm soát chặt chẽ việc ăn uống, ăn kiêng nhưng axit uric vẫn không thể kiểm soát được.

Thực phẩm có hàm lượng axit uric tương đối cao chủ yếu là các loại thịt như nội tạng động vật, hải sản, rượu…

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhất định trong việc hạ axit uric. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không phải loại rau củ nào cũng có hàm lượng purine thấp - như đậu lăng, măng tây, rong biển, giá đỗ… người bệnh gút cần kiểm soát việc ăn các loại thực phẩm này.

Để thúc đẩy quá trình đào thải axit uric, bạn nên tăng cường lượng nước uống hàng ngày một cách hợp lý, ưu tiên nước đun sôi. Đặc biệt không dùng đồ uống ngọt thay thế nước đun sôi, vì hàm lượng fructose cao trong những thức uống này cũng có thể làm tăng sản xuất axit uric.

Đối với người lớn bình thường, lượng nước đun sôi uống vào hàng ngày không ít hơn 2.000ml. Để giảm tần suất đi tiểu, bạn có thể uống một lượng nhỏ nước nhiều lần, lượng nước uống mỗi lần có thể được kiểm soát trong vòng 100ml. Đối với những bệnh nhân bị suy tim, bệnh thận cũng cần chú ý kiểm soát lượng nước uống.

Để giảm axit uric tốt hơn, bạn cũng cần lưu ý không thức khuya, bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu và tập thể dục phù hợp. Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó làm tăng lượng máu cung cấp cho thận, đảm bảo thn có thể bài tiết axit uric tốt hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tập thể dục quá sức không phù hợp với bệnh nhân tăng axit uric máu, nếu không có thể gây ra bệnh gút. Giữ thể trạng tốt cũng giúp kiểm soát axit uric.

TRỘN DẦU GÍO VỚI B1 VÀ NHỮNG LỢI ÍCH

Trộn dầu gió với vitamin B1 có tác dụng gì?   (VTC News) -  Kết hợp dầu gió với vitamin B1 là mẹo hay không nhiều người biết đến, tuy đơ...