ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

BÀI THUỐC SỐ 13 - QUẢ SUNG


Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...


1. Bài thuốc chữa viêm họng từ quả sung
Cách 1: Chuẩn bị một ít quả sung tươi. Đem sung sấy khô, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng một ít bột, thổi trực tiếp vào cổ họng.
Cách 2: Gọt vỏ sung tươi, sau đó thái phiến và sắc lấy nước. Cho đường phèn vào nước sắc, đun lửa nhỏ và cô thành cao. Mỗi lần dùng 1 ít cao ngậm cho đến khi tan hoàn toàn.
2. Bài thuốc từ quả sung điều trị hen phế quản
Chuẩn bị: Một lượng sung tươi vừa đủ.
Thực hiện: Đem sung rửa sạch, sau đó để ráo, giã nát và ép lấy nước uống. Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi hẳn.
3. Dùng sung trị rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư nhược
Chuẩn bị: Sung tươi 30g.
Thực hiện: Rửa sạch sung, sau đó thái nhỏ và sao hơi cháy. Mỗi ngày dùng 10g hãm với nước sôi trong 20 phút, thêm 1 ít đường phèn và dùng uống thay cho nước trà.
4. Chữa táo bón bằng quả sung
 Cách 1: Dùng 9g sung tươi và sắc uống hàng ngày.
Cách 2: Ăn từ 3 – 5 quả sung chín/ ngày.
Cách 3: Chuẩn bị 10 quả sung tươi, rửa sạch và chẻ đôi. Làm sạch 1 đoạn ruột heo, sau đó thái nhỏ và trộn đều với sung. Đem hầm trong nhiều giờ cho mềm, thêm gia vị và ăn hết trong ngày.
5. Trị sản phụ thiếu sữa bằng quả sung tươi
Chuẩn bị: Móng lợn 500g và sung tươi 130g.
Thực hiện: Đem rửa sạch, chặt nhỏ móng lợn và chẻ đôi quả sung. Cho vào nồi, thêm nước và hầm thật nhừ. Khi ăn, nêm nếm gia vị vừa phải.
6. Bài thuốc trị lở loét và mụn nhọt bằng sung
Chuẩn bị: Một ít sung chín.
Thực hiện: Đem sao khô quả sung, tán bột mịn và rắc lên vết loét. Đồng thời nên sắc quả sung tươi và ngâm rửa vùng da tổn thương trong 20 phút.
7. Giảm đau đầu bằng nhựa từ quả sung
Chuẩn bị: Nhựa lấy từ quả sung hoặc lá.
Thực hiện: Phết nhựa lên giấy và dán trực tiếp lên 2 bên huyệt Thái dương.
8. Dùng quả sung chữa ho khan không kèm đờm
Chuẩn bị: 50 – 100g sung chín tươi và 50 – 100g gạo.
Thực hiện: Sung gọt bỏ vỏ và nấu với gạo thành cháo. Chia thành nhiều lần ăn và dùng hết trong ngày.
9. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng sung khô
Chuẩn bị: Một ít sung sao khô
Thực hiện: Đem sung tán bột và cất vào hũ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần sử dụng 6 – 9g uống cùng với nước ấm.
10. Chữa chứng sa đì sau sinh
Chuẩn bị: Tiểu hồi hương 9g và 2 quả sung chín
Thực hiện: Đem sắc uống.
11. Bài thuốc chữa viêm khớp
Cách 1: Dùng sung tươi hầm với thịt lợn nạc, ăn hết trong ngày.
Cách 2: Hoặc dùng 2 – 3 quả sung tươi, thái nhỏ và chiên với trừng gà.
12. Dùng quả sung hỗ trợ điều trị các bệnh sinh lý
Chuẩn bị: 2 – 3 quả sung và 1 ít sữa.
Thực hiện: Chẻ đôi quả sung và ngâm với sữa qua đêm. Sáng hôm sau, ăn cả nước và cái.
13. Bài thuốc trị ung thư phổi từ quả sung xanh
Chuẩn bị: Chè xanh 10g và quả sung xanh 20 quả.
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi nước đun trong 20 phút. Dùng nước uống thay trà liên tục trong nhiều tháng.
14. Chữa khàn tiếng, mất giọng với quả sung
Chuẩn bị: 20g quả sung và một ít mật ong/ đường phèn.
Thực hiện: Sắc quả sung với nước, sau đó thêm mật ong/ đường phèn vào và dùng uống trong ngày.
15. Chữa trĩ bằng bài thuốc xông từ quả sung
Chuẩn bị: 10 – 20 quả sung.
Thực hiện: Đem sung đun với 2 lít nước, sau đó dùng để xông và rửa hậu môn. Thực hiện từ 3 – 5 liệu trình (mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày)
16. Chữa hen suyễn với mủ từ quả sung
Chuẩn bị: Vài quả sung xanh
Thực hiện: Chẻ quả sung và lấy mủ, đem hòa với mật ong và uống trước khi ngủ.
17. Bài thuốc trị sỏi gan và sỏi mật
Chuẩn bị: 50 – 60g quả sung khô.
Thực hiện: Đem sung sắc với 4 bát nước, còn 1 bát và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 2 – 3 tháng để đạt được kết quả tốt.
18.Tốt cho tim mạch
Quả sung có lượng không nhỏ chất như: phenol, omega 3, omega 6. Đây là những axit béo có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Lá sung còn có tác động đáng kể tới những chất béo trung tính trong cơ thể giúp ngăn ngừa những bệnh về tim mạch. Sử dụng quả sung và lá sung giúp cải thiện sức khỏe của hệ tim mạch đáng kể.
19. Ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của Đại học bang Colorado (Mỹ) những dưỡng chất có trong quả sung như: coumarin, pectin, beta-carotene, đồng, sắt, kẽm, vitamin A, C, E, K, … giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, nên hạn chế mắc các bệnh tiểu đường, ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng quả sung
Khi sử dụng quả sung, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
Sung có tác dụng hoạt huyết nên cần tránh dùng cho phụ nữ mới mang thai. Sử dụng sung trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai.
Những người bị dị ứng với mủ cao su có thể dị ứng với mủ bên trong quả sung. Do đó bạn nên cân nhắc trước khi dùng sung để điều trị.
Dược liệu này chứa nhiều vitamin K có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu. Vì vậy cần tránh dùng khi đang điều trị bằng thuốc chống đông máu như warfarin.
Ăn quá nhiều sung có thể gây tiêu chảy và phân lỏng.
Quả sung đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên trước khi dùng dược liệu này để chữa bệnh, bạn nên tham vấn bác sĩ để giảm các rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Xin giới thiệu cùng các bạn những cách chữa bệnh bằng quả sung đặc thù nhất:
a) Cách chữa đau dạ dày bằng quả sung khô
Bài thuốc số 1:
Bên cạnh việc sử dụng quả sung tươi để chữa bệnh dạ dày thì quả sung khô cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự, thông qua một số cách như sau:
Cách 1: Sử dụng quả sung khô ngâm nước
Lấy 2-3 quả sung đã sấy khô cho vào ly nước rồi ngâm qua đêm đến sáng hôm sau.
Dùng nước này để uống trước khi ăn sáng, còn quả sung khô để ăn.
Cứ áp dụng và lặp đi lặp lại cách này mỗi ngày trong 2-3 tháng thì sẽ có kết quả tốt.
Cách 2: Kết hợp quả sung khô với dầu ô liu
Cho khoảng 30-40 quả sung khô đã sấy vào lọ thủy tinh có nắp đậy, rồi đổ dầu ô liu vào cho đến khi ngập mặt quả sung.
Đóng kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng mát và ngâm trong khoảng thời gian 40 ngày.
Sau thời gian trên, đem ra ăn trước mỗi bữa ăn mỗi lần 2-3 quả.
Có thể nói, đây là bài thuốc tự nhiên và an toàn, rất tốt cho sức khỏe của người bệnh bị đau dạ dày.
Bài thuốc số 2: Chữa đau dạ dày bằng bột sung
Nguyên liệu cần có là 1kg quả sung tươi. Nhớ nên chọn quả to, đều, không bị sâu và không móp méo.
Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên đem rửa sạch rồi ngâm với nước để làm trắng quả sung cũng như bỏ bớt nhựa.
Tiếp theo cho vào một cái rổ, để ráo, phơi khô, tán thành bột và cho vào hũ thủy tinh đậy kín, dùng dần dần.
Mỗi ngày, bệnh nhân nên sử dụng từ 2-3 thìa bột sung hòa với 350ml nước, khuấy đều rồi uống đều đặn 2-3 lần trong một ngày trước bữa ăn khoảng 20 phút sẽ thấy tình trạng bệnh được thuyên giảm rõ rệt.
Ưu điểm:
– Vô cùng an toàn cho bệnh nhân.
– Có tác dụng làm thuyên giảm bệnh đau dạ dày trong giai đoạn đầu tiên khi bệnh còn nhẹ nhàng.
– Nguyên liệu dễ tìm kiếm, ít tốn kém chi phí, cách làm lại đơn giản dễ áp dụng.
* Nhược điểm:
– Mang lại hiệu quả tác dụng chậm nên đòi hỏi cần phải có thời gian và thật sự kiên trì.
– Hiệu quả của phương pháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
– Không mang lại công dụng cho các trường hợp bị bệnh nặng.
-- Khi trị dạ dày bằng quả sung, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, cũng như các loại hoa quả, trái cây chua như cam, chanh, dứa… lúc đói. Không thức khuya, làm việc căng thẳng, mệt mỏi… vì đây là những nguyên nhân khiến cho bệnh dạ dày nặng thêm.
Có thể thấy, quả sung là một trong những phương thuốc chữa bệnh dạ dày khá hiệu nghiêm.

b) Xông nước quả sung chữa bệnh trĩ
Dùng nước ngâm rửa hậu môn sẽ giúp búi trĩ co lên nhanh hơn, đồng thời giúp chống viêm và khử trùng hiệu quả.
Bạn cần chuẩn bị:
20 quả sung tươi (nếu có thì dùng sung khô).
Một nắm lá sung tươi, lá ngải diệp, lá rau cúc tần.
Hai lát nghệ tươi.
Một thìa cà phê muối tinh.
Cách làm như sau:
Cho tất cả quả sung, lá sung, lá ngải, cúc tần, nghệ vào trong nồi, thêm nước lọc sau đó đun sôi.
Thêm muối vào và khuấy cho tan hết.
Nhân lúc nước còn nóng, dùng hơi bốc ra để xông vùng bị ảnh hưởng trong năm phút.
Đến khi nước thuốc còn ấm thì sử dụng để ngâm rửa hậu môn.
Nếu có thời gian, bạn hãy sử dụng cách này mỗi ngày.
Chú ý: Quả sung có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì thế nếu bạn đang có bệnh tiểu đường mà lại dùng quả sung trị bệnh trĩ, bạn nên kiểm tra và theo dõi lượng đường trong máu thật sát sao.
Có một số các báo cáo cho rằng quả sung có thể kiểm soát lượng đường trong và sau khi làm phẫu thuật. Vì thế, nếu bạn có lịch phẫu thuật, hãy ngừng dùng quả sung như thuốc trước đó 14 ngày.
c) Quả sung còn có những tác dụng tuyệt vời với chúng ta, đặc biệt với chị em phụ nữ
Giúp làn da tươi sáng hơn
Lấy khoảng 4-5 quả sung chín và ép lấy nước. Sau đó pha thêm 1 chén sữa tươi để uống mỗi ngày. Chỉ sau vài tuần bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ với làn da của mình. Làn da trở nên tươi sáng và tràn đầy sức sống.
Quả sung có tác dụng làm đẹp khiến nhiều người bất ngờ
 Tác dụng ngừa mụn
Ăn quả sung là 1 cách giúp ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả. Bởi quả sung chứa những khoáng chất có tính kiềm, giúp cân bằng độ pH cho cơ thể, giúp hạn chế tình trạng mọc mụn trứng cá. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều bởi nó dễ làm hạ chỉ số đường huyết của cơ thể.
 Ngăn ngừa tình trạng lão hóa da
Rất ít người biết tới tác dụng này của quả sung. Ngoài việc ngăn ngừa một số bệnh thì quả sung còn ngăn ngừa tình trạng lão hóa da bởi những hàm lượng dinh dưỡng mà sung cung cấp có tác dụng cải thiện sắc tố da, ngăn ngừa quá trình lão hóa từ sâu bên trong da.
Quả sung có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, vì vậy bạn cần bổ sung loại quả này vào thực đơn với một số lượng phù hợp ngay hôm nay.

d) Cách ngâm rượu sung khô đơn giản
Nguyên liệu ngâm rượu trái sung
---  3 kg sung tươi (hoặc 1 kg sung khô)
---  3 lít rượu trắng 35 đến 45 độ
---   Bình thủy tinh ngâm rượu
 Rượu để ngâm sung tốt nhất là rượu nếp cái, như vậy rượu sung sẽ tốt và ngon hơn.
Bước 1: Chuẩn bị sung để ngâm rượu
- Trái sung khô luôn thì sẽ nhanh hơn, nhưng nếu ta có trái sung tươi thì cũng không sao, chỉ cần chuyển từ khô sang tươi là được.
-  Trái sung tươi, bạn rửa sạch để ráo nước, sau đó đem phơi dưới ánh nắng mặt trời, nên phơi dưới nắng to đến khi khô.
Bước 2: Ngâm rượu trái sung
Bình thủy tinh để ngâm rượu thật sạch và khô không còn một giọt nước nào.
Bạn cho 1 kg sung khô vào trong bình,  đổ rượu trắng ngập sung, đậy kín nắp rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Chờ 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 2 chén rượu sung vào bữa ăn, mỗi chén khoảng 30 ml.
 Rượu sung để nhà dùng, rượu sung làm quà biếu cũng rất quý.
 Ngoài cách ngâm rượu trái sung khô, bạn cũng có thể ăn trực tiếp quả sung hoặc lấy mỗi ngày lấy 30g sung khô sắc lấy nước uống.
 Tác dụng của quả sung ngâm rượu – sung mãn cả hai
– Quả sung khô giúp cải thiện chức năng sinh lý cho cả 2 giới.
Nguyên nhân là bởi trong quả sung khô có chứa một số các chất như kem, mangan và magie có tác dụng thúc đẩy, tăng cường khả năng sinh lý cho cả 2 giới, tăng ham muốn và thời gian quan hệ.
– Quả sung khô giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
Trong quả sung khô có chứa rất nhiều các khoáng chất sắt, là một chất rất quan trọng trong việc tổng hợp và đưa hồng cầu đi khắp cơ thể.
Vì vậy các bạn gặp phải tình trạng thiếu máu có thể sử dụng quả sung khô để giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
Chú ý: Quả sung chứa oxalate – hợp chất tự nhiên có thể gây hại khi tích tụ trong máu. Thông thường, thận sẽ lọc bỏ hợp chất này ra nhưng khi không khỏe mạnh, thận sẽ không thể thực hiện chức năng này.
Ăn quá nhiều sung cũng có thể làm tình trạng sức khỏe thận, mật gặp vấn đề. Do đó cần hết sức lưu ý khi tiêu thụ loại trái cây này.

 Sưu tầm từ các bài thuốc dân gian và cây thuốc nam Viêt Nam., chỉnh sửa từ  www.thuocdantoc.org/.
Mời xem V-Clip


Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

BÀI THUỐC SỐ 12 - NHỮNG LÁ CÂY VỪA LÀ THUỐC VỪA LÀ THỰC PHẨM


BÀI THUỐC 12.1  RAU MÁ

Rau má, là cây mọc hoang. Chúng mọc đầy trên đường đi, đường về của đường sắt hay các bãi hoang khp nơi trên cả nước.
Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát. Trong đông y, rau má Thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu.
Những công dụng chính của cây rau má như sau
Hạ huyết áp
Lợi tiểu
Tăng khả năng giải độc
Mát, giúp điều trị rôm, mẩn ngứa.

Chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.
Ở Trung Quốc, rau má được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cúm, ăn phải vật có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm dại, ngộ độc sắn, trúng độc thuốc nông dược, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương.
Cách dùng:
Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị Kiết lỵ, táo bón. Ngày dùng 30-40g tươi. Dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân và làm tan mụn nhọt.
 Rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà nước Dừa, vắt lấy nước uống trị kinh nguyệt không đều, đau lưng, tức ngực, đau bụng máu, khô da, nhức đầu, nóng lạnh, bạch đới.
Người ta đã chế Rau má thành những dạng phomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền da, liền sẹo.
Cách dùng, liều dùng
Cách 1: Lấy 30-40g rau má tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường, nước sôi để nguội uống trong ngày.
Cách 2: Rau má rửa sạch ăn sống.
Cách 3: Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
 Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Rau má
-Chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu:
Rau má 30g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống.
-Khí hư bạch đới:
Rau má phơi khô làm thành bột uống mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê.
-Thống kinh, Đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải:
Rau má 30g, ích mẫu 8g, Hương nhu 12g, Hậu phác 16g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
-Viêm hạnh nhân:
Rau má tươi giã lấy nước cốt, hoà ít giấm nuốt từ từ.
. Ho, đái buốt, đái dắt: Rau má tươi giã lấy nước cốt uống hoặc sắc uống.
-Viêm tấy, mẩn ngứa:
Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã nát vắt lấy nước, thêm đường uống.
-Thuốc lợi sữa:
Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước.
-Chữa cảm nắng, say nắng:
Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.
Lưu ý: Một số tác hại của rau má
Do có tính hơi hàn nên bạn cần lưu ý khi sử dụng loại rau này. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học Mỹ, giới hạn chỉ nên dùng tối đa khoảng 40g rau má tươi/ngày, không nên dùng liên tục rau má quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp nên ngưng sau 20 ngày mới tiếp tục sử dụng.
Không tốt cho tiêu hóa: Do có tính hàn nên dùng tươi rau má rất dễ gây lạnh bụng, sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy nhất là những người tiêu hóa kém.
Không tốt cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở: Theo kinh nghiệm dân gian phu nữ dùng nhiều rau má sẽ giảm khả năng thụ thai, phụ nữ mang thai dùng quá nhiều rau má làm tăng nguy cơ sảy thai.
Phân biệt rau má dại
Hiện nay ngoài tự nhiên còn có 1 loại cây rau má khác có tên gọi rau má dại (hay rau má mơ) có tên khoa học là Hydrocotyle rotundifolia Roxb. Loài cây này có hình dáng khá giống với cây rau má Centella asiatica (L.) Urb nhưng có lá, dây mỏng và nhỏ hơn.
Loài cây này vẫn được nhân dân sử dụng hàng ngày làm rau và làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian cây rau má dại có tác dụng điều trị bệnh gan. Loại cây này có thể ăn sống hoặc luộc, cây có vị thơm, ngon ăn rất thích. Xin mời xem V-Clip:

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

BÀI SỐ 8 - HƯỚNG DẪN LÀM TỎI ĐEN


Tỏi đen gần đây nổi lên như là một hiện tượng thần kỳ Y học. Chúng ta cảm ơn những nhà sáng chế Nhật Bản đã tìm ra công nghệ sản xuất TỎI ĐEN, mang lại sức khỏe cho nhiều người. Theo Phật giáo, Tỏi đen được cho là sẽ giúp trường sinh bất lão. Tại Nhật Bản, tỏi đen đã được phát triển như một sản phẩm y tế và nó vẫn được coi là vậy cho đến nay. Đôi khi nó được thêm vào nước giải khát năng lượng, và ở Thái Lan nó được cho là làm tăng tuổi thọ của người dùng. Nó cũng được dùng để sản xuất sôcôla tỏi đen.
Theo các nhà khoa học, tỏi đen chứa hàm lượng cao hợp chất S-allylcysteine, có khả năng chống oxy hóa gấp 2 lần tỏi thường. Chất này góp phần làm giảm nồng độ cholesterol trong máu; tăng khả năng chống vi khuẩn, virus, nhiễm trùng; hỗ trợ ngăn chặn các gốc tự do gây hại và làm chậm quá trình lão hóa.

Ăn tỏi đen giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp... ngoài ra, còn phòng và góp phần hỗ trợ ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, gan, dạ dày, đại tràng. Tỏi đen cũng có tác dụng tốt cho người bị suy giảm miễn dịch vì dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày, sức khỏe suy kiệt.
Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3-5gram; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
Tỏi đen có thể dùng để ngâm rượu, tốt nhất là rượu nếp nguyên chất không có cồn; uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml; hoặc xắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tuy nhiên, dù sử dụng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát để phát huy tác dụng tốt hơn. Khi đã lên men, tỏi không còn mùi hăng khó chịu nữa, chúng trở nên dẻo, dẻo, thơm, thơm. Phù hợp với hương vị của tất cả mọi người.
CÔNG DỤNG
– Tỏi đen giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
– Tăng sức đề kháng cho cơ thể
– Chống lão hóa da hiệu quả
– Cân bằng huyết áp
– Mang lại mái tóc mượt mà, đen nhánh
– Cải thiện trí nhớ
– Điều trị các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt
– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
– Tăng cường thanh nhiệt, giải độc gan
– Giảm lượng Cholesteron trong máu.
Tỏi đen có nhiều công dụng là vậy, nhưng gía bán của nó hơi mắc (đắt). Với túi tiền vừa phải, bạn có thể làm tỏi đen tại nhà.
CÁCH LÀM TỎI ĐEN TẠI NHÀ
– Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu. Bạn cần lưu ý chọn loại tỏi uy tín với chất lượng tốt trên thị trường như tỏi cô đơn Lý Sơn hay tỏi Phan Rang. Các củ tỏi phải đều nhau, cầm chắc tay và không bị xốp. Nếu dùng cho cả gia đình, bạn có thể cân nhắc mua khoảng 3kg tỏi tươi là vừa đủ. Đặc biệt, cần tránh chọn tỏi củ to, trắng nhưng lại kém thơm và thiếu tinh dầu bên trong.
– Bước 2: Ngâm tỏi trong bia. Sau khi chọn được nguyên liệu vừa ý, bạn hãy làm sạch lớp vỏ bên ngoài, cắt bớt phần đầu và ngâm trong chậu 1 kg tỏi/1 lít bai. Loại bia nào tùy thích nhưng hãy lưu ý thời gian chỉ trong khoảng 30 phút. (Tỏi khô, có thể 35’). Sau đó, tỏi sẽ được bọc kín trong giấy bạc.
– Bước 3: Ủ tỏi bằng nồi cơm điện. Cách sử dụng nồi làm tỏi đen quyết định đến tính chất của sản phẩm. Bạn nên dùng nồi cơm điện có nắp gài vì nắp rời thường sẽ gây ra tình trạng thất thoát nhiệt. Hãy bọc tỏi ủ trong giấy bạc vào nồi cơm điện và bấm nút “Warm”. Thời gian cần thiết để tỏi lên men và chuyển từ màu trắng sang màu đen là khoảng 2 tuần.
 – Bước 4:  Một tuần sau ủ, bạn có thể kiểm tra nhanh tay, để khỏi mất nhiệt. Tỏi khô thì thời gian ủ giảm đi, ngược lại, tỏi ướt quá thì thời gian ủ có thể tăng lên, cứ gì phải đúng 15 ngày. Tỏi đen có th lên men tới 45 ngày.
CÁCH DÙNG
Ăn 3-5 games tỏi đen hằng ngày. Nhai kỹ để phát huy tác dụng.
Có thể ngâm rượu nếp, uống mỗi ngày 50 ml.

Tỏi đen mang lại kết quả tuyệt vời, giúp bạn tăng khả năng chống vi khuẩn, virus, nhiễm trùng; hỗ trợ ngăn chặn các gốc tự do gây hại và làm chậm quá trình lão hóa; giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp... ngoài ra, còn phòng và góp phần hỗ trợ ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, gan, dạ dày, đại tràng. Tỏi đen cũng có tác dụng tốt cho người bị suy giảm miễn dịch vì dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày, sức khỏe suy kiệt.
Phòng bệnh, việc của mọi nhà.
Chúc các bạn thành công. Xin mời xem V-Clip:

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

BÀI THUỐC THẬP TOÀN ĐẠI BỔ (BÀI 5)


(HÒAN TỄ CỤC PHƯƠNG)

Chúng ta, ai cũng biết bài thuốc “Thập toàn đạị bổ”. Bài thuốc bồi bổ khí huyết, cơ thể suy nhược, thiếu máu, kém ăn, phụ nữ mới sanh.
Dùng cho người có sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, kinh nguyệt ra nhiều.
Thập toàn Đại bổ là bài thuốc cổ truyền nổi tiếng, Không những bài thuốc chỉ có đúng 10 vị, mà nó thực tế đã chứng minh là bài thuốc tốt, không thể bỏ qua. Nó đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc, Việt Nam. Bài thuốc là sự kết hợp giữa Tứ quân tử thang (Đảng sâm, Cam thảo, Phục linh, Bạch truật) có tác dụng bổ khí, kiện tỳ và Tứ vật thang (Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung) có tác dụng bổ huyết; gia thêm Hoàng kỳ, Quế nhục. Vì vậy, bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết và là phương thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân ở thời kỳ toàn thân suy nhược do các bệnh mãn tính để trị chứng thiếu máu, ăn uống kém ngon, phụ nữ sau khi sanh,…
Biểu hiện lâm sàng: Khí âm lưỡng hư: Khí đoản, mệt mỏi, ăn kém, miệng khô khát, bồn chồn, ra mồ hôi, ho khan có ít đờm, lưỡi khô ít tân dịch, mạch tế hoặc vô lực…
Bài thuốc như sau:
A)  Thành phần
1 đương quy              Radix Angelica sinensis                 12 g
2 Xuyên khung          Rhizoma Ligustici wallichii            8 g
3 Bạch thược             Radix Paconiac lactifloac               12 g
4 Thục địa     Radix Rehmanniac glutinosae praeparata  12 g
5 Nhân sâm                Radix Gínseng                               12 g
6 Bạch truật      Rhizoma Atractylodix macrocephalae    12 g
7 Phục linh                               Poria                                 12 g
8 Cam thảo          Radix et Rhizoma Glycyrrhizae             4 g
9 Hoàng kỳ chích     Radix Astragali membranace          12 g
10 Nhục quế                  Cortex Cinnamomi                       4 g
 (Có thể bỏ Nhục quế, gia Tri mẫu  12 g)
B)Công dụng: Bổ ích khí huyết.
C)Cách bào chế: Thuốc thang sắc.
D)Cách dùng: Săc uống ngày 1 thang, chia đều 3 lần.
Kính chúc các bạn thành công trong điều trị. Chờ đón bài thuốc tiếp theo, mời các bạn nghe ông Nguyễn Ngọc Ngạn đọc chuyện do chính ông sáng tác.
                         
                    https://bit.ly/2X1R2Yp


Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

NHỮNG BÀI THUỐC TIN CẬY (BÀI 2)


Người ta quảng cáo là để bán thuốc. Những quảng cáo kiểu ấy, đầy. Hơn nữa, nói khuếch trương lên, bài thuốc nào cũng y như thần dược. Cuối cùng, được một câu nhắc nhở: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tôi đã là nạn nhân của các quảng cáo quá đáng này. Bỏ ra cả trăm triệu đồng uống TPCN, 8 tháng dừng lại, đột quỵ, lăn kềnh. Cay cú đi tìm. Tất nhiên cả gửi thư phản đối những quảng cáo quá đáng, đánh lừa người tiêu dùng, nhưng đánh bùn sang ao, đâu lại vào đấy. Quảng cáo rùm beng. Người ta vẫn thu lợi nhuận.
Vì vậy, kênh Manhhung Dan của tôi, đưa lên những bài thuốc thân thiện với tất cả mọi người, có games, có lượng, có chỉ hẳn hoi. Hướng dẫn cụ thể cách làm, đưa thuốc vào người bạn. Khi thuốc vào trong người bạn, nó trở thành sản phẩm của bạn. Sản phẩm ấy, giúp nâng cao khả năng đề kháng của bạn.
Để có những bài thuốc này, tôi đã bỏ ra nhiều năm, thu thập từ dân gian, thu thập từ chính phác đồ điều trị bệnh cho chính mình. Đi đến nhà thuốc nọ, đưa bài thuốc nhà kia, bình luận, hội đàm chuyên môn. Cứ thế, tôi đã viết 5 cuốn sách giúp đời. Hơn nữa, những bài thuốc đã sử dụng vào chính tôi. Bác sỹ tốt nhất là chính mình. Chia sẻ. Mọi người cùng hưởng lợi. Hy vọng rằng mỗi lần xuất hiện là một niềm vui tôi chuyển tải đến các bạn.
THUỐC DÂN GIAN PHÒNG CHỐNG DỊCH
Đây là những bài thuốc dân gian, rất hiệu nghiệm trong việc phòng, chống các bệnh dịch. Những bài thuốc mà tất cả các gia đình đều nên có, nó rẻ tiền, dễ làm và sử dụng cực kỳ đơn giản.
2.1. BÀI THUỐC MẬT ONG NGÂM GỪNG

Bài thuốc phòng chống ho khan, ho gió, ho nổ cổ họng. Nó cũng rất tốt cho phòng dịch Corona nói chung, kể cả phòng Sars CoV-2. Vì nó nâng cao sức đề kháng cho bản thân, tự phòng, chống dịch.
Gừng tươi (Số lượng tùy theo lượng mật ong bạn có) rửa sạch, để khô, thái lát mỏng. Cho vào lọ thủy tinh (hoặc lọ nhựa cao cấp), đổ ngập mật ong rừng. Đậy nắp, ngâm 5-7 ngày (cho gừng chín) là dùng được.
Mỗi ngày chỉ cần ngậm 1 thìa Cà phê, nhai vài lát gừng, mật ong. Bạn sẽ thấy tác dụng tuyệt vời mà bài thuốc mang lại.
Gia đình tôi, ho khan, BHYT leo thang, đã điều trị đến 5 lọ, mà bệnh vẫn tái phát. Đến khi biết được bài thuốc này, 200 ml mật ong, ngâm 3 củ gừng (khoảng 100 games), ngậm 1 tháng, bệnh khỏi tẳn ngẳn. 10 năm nay không tái phát.
BÀI THUỐC TƯƠNG TỰ
- 2.2. Cho một nắm lá sả vào nồi nấu lấy nước, không quan trọng liều lượng. Chanh quả cho vào tủ lạnh cấp đông, mang ra bào cả quả, chỉ bỏ hạt, liều lượng cũng chỉ ang áng vừa phải, ít nhiều không quan trọng. Cho chanh đã bào này vào nước lá sả còn nóng, cho thêm một ít mật ong rừng, nếu không có mật ong rừng thì mật ong nuôi nguyên chất cũng tạm được (miễn là ong nuôi không cho ăn đường), nhưng mật ong rừng sẽ hiệu quả hơn. Khuấy đều và uống nóng.

Tương đương: 3 củ sả; 1 quả chanh thái mỏng, kể cả hạt; ngâm ngập mật ong rừng. Một tháng dùng được. Chỉ cần một muỗng hỗn hợp này, bạn đã phòng, chống ho gió, ho khan, ho lâu ngày, không khỏi.
- 2.3. MẬT ONG NGÂM CHANH ĐÀO
Nguyên liệu
0.5 kg chanh đào
0.5 lít mật ong loại tốt
Hũ thủy tinh sạch, dung tích 1 – 2 lít
Nan tre
Dao sắc, thớt sạch (loại thớt dùng để thái rau củ hay trái cây).

Cách làm
Cho chanh đã thái vào hũ thủy tinh, nén lại cho chắc. Đổ mật ong vào, dùng nan tre, chén/đĩa thủy tinh nén chanh xuống ngập dưới mật cho khỏi bị mốc. Đậy kín hũ, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Bạn để như vậy sau 1 tháng là có thể dùng được.
Lưu ý là trong thời gian đầu sau khi ngâm, bạn nên kiểm tra hũ chanh thường xuyên để tránh chanh nổi lên mặt bị mốc. Khi nhận thấy dung dịch trong hũ chanh ngâm sủi bọt, bạn nên hớt sạch bọt, đậy kín lại.
Không nên ngâm quá nhiều, vì chanh đào ngâm mật ong dùng tốt nhất trong vòng 6 tháng đến 1 năm kể từ khi ngâm. Chanh đào ngâm mật ong có thể dùng sau khi ngâm 10 ngày, nhưng tốt nhất là bạn nên sử dụng sau khi ngâm được khoảng 3 tháng. Lúc này, chanh, mật ong  đã hòa quyện vào nhau thành một dạng xi rô rất thơm vừa tốt cho cổ họng vừa giúp bảo vệ sức khỏe đường hô hấp.
Sử dụng
Bạn nên pha loãng xi rô chanh đào ngâm mật ong với nước ấm theo tỷ lệ 1 : 5 và uống từ từ.
Kiêng kỵ
Bạn không nên cho bé dưới 1 tuổi dùng xi rô chanh đào mật ong. Nguyên do là hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi chưa có các men để tiêu hóa các chất trong mật ong, mặt khác mật ong có tính thẩm thấu rất cao dễ khiến trẻ bị dị ứng.
Người bị đi ngoài, đầy hơi, trướng bụng thì không nên sử dụng loại xi rô này. Nguyên do là chanh có công dụng kích thích tiết dịch nên có thể làm cho tình trạng đau bụng, đi ngoài diễn biến theo hướng trầm trọng hơn.
Chanh đào ngâm mật ong tuy tốt nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Không nên ngâm thêm với đường phèn vì không có lợi cho người tiểu đường.
Công dụng
Dùng phòng ho; Dùng chanh mật ong uống giảm cân; Dùng mật ong chanh đào làm đẹp, sáng da; Dùng làm Bài thuốc long đờm bằng mật ong chanh đào vào buổi sáng sớm;
Cho con hết ho – Cả nhà hết ho; Cho mẹ eo thon – Gia đình hạnh phúc
- 2.4. RƯỢU TÍA TÔ

Rượu tía tô được sử dụng để điều trị cảm lạnh do phong hàn, gây ra sốt nhẹ, tức ngực, khó chịu, hoặc buồn nôn, sổ mũi nước mũi trong, ho và đờm mỏng.
Công thức nguyên liệu:
20 gram tía tô và kinh giới, 10 gram trần bì (vỏ quýt), ra sạch, phơi khô, ngâm 200 ml rượu trắng. 5-7 ngày dùng được. Chắtợu. Uống mỗi lần 20 ml, hai lần mỗi ngày với nước ấm.
Bài thuc chữa cảm lạnh phong hàn. Cảm lạnh gây ra sốt, ho, hen suyễn, tức ngực và trướng bụng. Bài thuốc còn có tác dụng an thai. Có thể giải độc sau khi bị ngộ độc cá và cua.
Kính cúc các bạn sức khỏe.
Đan Mạnh Hùng tổng hợp.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

TƯỞNG BỞ, ĐÀO MÃI



Ông Nguyễn Ngọc Ngạn viết rất nhiều truyện. Vào thư viện của ông, tôi choáng ngợp, có phần say sưa những truyện ngắn ông viết. Tưởng bở, tôi đào mãi. Nhưng nếu đào vào quả mìn bản quyền, thì kênh Manhung Dan tắc tử. Chừng nào còn sống, vô tư đi, lại truyện ông Ngạn nhé! Ăn theo cũng lắm kỳ công.

                      https://bit.ly/2PNi5SI