ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

5 lưu ý trong ăn uống người cao huyết áp nhất định phải biết

 Câu chuyện của tác giả MẠNH HOẠT (THEO HEALTH) •

Rau xanh và trái cây là thực phẩm rất tốt cho người huyết áp cao. Ảnh: Phạm Nhung© Lao Động

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể. Dưới đây là 5 lưu ý trong ăn uống người cao huyết áp nhất định phải biết để bảo vệ sức khỏe.

Giảm lượng muối

Muối có những tác động tiêu cực đến những người mắc bệnh tăng huyết áp. Khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ giữ thêm nước để loại muối khỏi cơ thể, điều này có thể khiến huyết áp tăng lên. Nước dư thừa cũng sẽ gây căng thẳng cho tim và mạch máu. Vì vậy, khi nấu nướng, bạn nên hạn chế lượng muối cho vào thực phẩm để bảo vệ sức khỏe.

Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói,... thường chứa rất nhiều muối và các loại gia vị khác. Lượng muối trong những thực phẩm này thường cao hơn so với lượng muối được khuyến nghị sử dụng trong một ngày. Vì thế những bị huyết áp cao nên tránh ăn những món ăn này để bảo vệ sức khỏe.

Không sử dụng đồ uống có cồn

Sử dụng bia, rượu hay các thức uống có cồn cũng là yếu tố gây hại cho sức khỏe. Uống bia rượu sẽ làm huyết áp tăng cao đột ngột. Bên cạnh việc làm tăng huyết áp, uống rượu bia quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, gan, tim mạch... Ngoài ra, uống bia rượu còn có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị tăng huyết áp.

Hạn chế sử dụng rau củ quả muối

Các loại rau củ quả muối như dưa, hành hay cà muối là những món ăn rất ngon miệng và hấp dẫn. Tuy nhiên đây lại là món ăn rất có hại với những người mắc bệnh cao huyết áp. Để làm ra món ăn này cần phải sử dụng một lượng muối rất lớn. Thành phần của muối ăn là Natri. Natri khiến cho các mạch máu hẹp hơn bình thường, cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới vận chuyện máu đến tim, gây nên bệnh cao huyết áp.

Ăn nhiều rau xanh

Trong rau xanh như cải bó xôi, cần tây, bông cải xanh... đều là những loại thực phẩm chứa nhiều kali, magie có tác dụng lợi tiểu, giúp thải bớt lượng muối đã dung nạp vào cơ thể, từ đó giúp giảm huyết áp. Những người huyết áp cao nên tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2023

Uống nước rau má có tốt không?

 (VTC News) -

Uống rau má có tốt không là băn khoăn của không ít người, mời bạn xem giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nhiều người thường có thói quen ép nước rau má để uống, nhất là trong mùa hè để thanh nhiệt giải độc. Vậy, uống rau má có tốt không?

Tác dụng của rau má

Rau má là loại dược thảo có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc… Uống nước rau má xay hoặc sinh tố rau má giúp đẹp da, thanh nhiệt cơ thể. Đây là công dụng thường thấy ở rau má được nhiều người biết đến.

Hoạt tính chống viêm nhiễm và chống oxy hóa của lá rau má tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.

Uống nước rau má có tốt không là băn khoăn của nhiều người.

Rau má cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón ở cả người lớn và trẻ em.

Ngoài ra, chiết xuất rau má giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn.

Rau má còn giúp kích thích lưu thông máu, tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng. Từ đó, các bộ phận và cơ quan nội tạng này hoạt động hiệu quả.

Trong rau má chứa triterpenoids - tác dụng đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Đắp rau má giã nhuyễn lên da có thể giảm nhẹ sưng tấy và làm mát vết thương. Đây là phương thuốc cực kỳ tốt được truyền trong dân gian.

Các chuyên gia cho biết, rau má đặc biệt tốt với người bị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Các thành phần của rau má có thể giúp giảm sưng và lưu thông khí huyết trong cơ thể, đặc biệt tốt với những người bị bệnh các bệnh như suy giãn tĩnh mạch.

Uống nước rau má có tốt không?

Theo các chuyên gia, rau má dễ trồng và sử dụng rau má cũng khá đơn giản nên nhiều người sử dụng nó như một loại thức uống hàng ngày. Theo Đông y, rau má là loại thảo dược vị hơi đắng, tính mát, tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da, vàng mắt, thường được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ, làm máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ.

Nước rau má tuy tốt nhưng một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40g rau má, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

 

5 tác hại đáng sợ của rau má nếu dùng sai cách

 Rau má không đơn thuần chỉ là rau, mà còn là thảo dược có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng sẽ đem lại hậu quả đáng sợ. Dưới đây là những tác hại của rau má nếu dùng sai cách.

Tác hại của rau má nếu dùng sai cách

Rau má được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Loại rau này vừa là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính, vì thế, nếu lạm dụng dùng rau má quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn.

Gây sảy thai

Phụ nữ đang mang thai nên tránh ăn hoặc uống nước rau má bởi các chất trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai vô cùng nguy hiểm. Hơn nữa, phụ nữ dùng rau má trong thời gian dài cũng có thể làm giảm khả năng mang thai.

Tăng lượng đường trong máu

Nhiều người thường uống nước rau má như một giải pháp giúp giải nhiệt cơ thể mùa hè. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều rau má sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Rau má rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích, nhưng nếu dùng sai cách rau má rất có hại cho sức khỏe.© Được VTC cung cấp

Rau má có khả năng làm lượng cholesterol và lượng đường trong máu tăng cao, nên những người bị tiểu đường và có cholesterol cao tốt nhất không nên ăn nhiều rau má.

Nhức đầu

Một trong những tác hại của rau má là chúng có thể gây nhức đầu. Việc uống lạm dụng nước rau má để giải nhiệt, có thể khiến bạn bị nhức đầu, chóng mặt, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Vì thế, dù có yêu thích rau má bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều.

Tiêu chảy

Rau má là loại rau tính hàn, công dụng giải nhiệt, do đó nếu sử dụng nhiều sẽ rất dễ gây ra tình trạng đầy bụng và gây tiêu chảy. Những người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng sẽ càng dễ bị tiêu chảy.

Do đó, để hạn chế gặp phải tác hại của rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.

Dưới đây là những điều cần tránh khi dùng rau má

Không dùng liên tục quá 1 tháng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má. Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục dùng thì nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.

Không dùng nhiều trước và trong khi mang thai

Các chuyên gia khuyên phụ nữ dự định mang thai và đang mang thai nên tránh ăn rau má, bởi chị em sử dụng lâu ngày sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Ngoài ra các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng rau má.

Không dùng cho người bị tiểu đường

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Nhiều người cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt trong mùa hè, nên ngày nào cũng ăn loại rau này, hoặc ép lấy nước uống. Nhưng việc dùng quá nhiều như vậy sẽ làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.

Không dùng khi bị tiêu chảy

Rau má là loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt. Nhưng đồng thời, sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.

Không dùng để tránh làm giảm tác dụng của thuốc

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Trên đây là những tác hại của rau má nếu dùng sai cách.


Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023

Mang họa vì nghe "bác sĩ TikTok" chích máu đầu ngón tay chữa đột quỵ

 VOV.VN - Bác sĩ cảnh báo hiểm họa từ phương pháp chích vào 10 đầu ngón tay giúp bệnh nhân đột quỵ tỉnh lại đang lan truyền trên mạng xã hội TikTok.

Người dùng mạng xã hội TikTok đang truyền tai nhau về cách cấp cứu người bị đột quỵ: "Hãy đặt người bệnh nằm yên, sau đó lấy mũi kim tiêm hoặc kim khâu hơ nóng, chích vào 10 đầu ngón tay và nặn máu ra, dần dần người bệnh sẽ tỉnh lại…”. 

Nhiều trường hợp "gánh hoạ" vì nghe theo mách bảo từ mạng xã hội. (Ảnh: BSCC)

Không ít người làm theo hướng dẫn trên của “bác sĩ Tik Tok” và gánh hậu quả khôn lường. Hôm qua (25/4)  Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) tiếp nhận người bệnh 60 tuổi (trú tại Đông Triều) bị đột quỵ nhồi máu não với các dấu hiệu như nói khó, tê yếu nửa người trái.

Người vợ đã dùng vật nhọn chích vào toàn bộ các đầu ngón tay, ngón chân của chồng, sau đó nặn máu với hy vọng chồng sẽ ổn hơn. Sau chích máu 20 phút, anh được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện.

Tháng 3/2023, khoa Bệnh lý mạch máu não - Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cũng tiếp nhận trường hợp người đàn ông 60 tuổi (ngụ Bình Dương) bị đột quỵ. Người bệnh liệt nửa người phải, gia đình tham khảo thông tin trên mạng và làm theo bằng cách lấy lưỡi lam cắt sâu các đầu ngón tay bên bị liệt.

Tình trạng không cải thiện, gia đình đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu. Kết quả, người đàn ông đột quỵ nhồi máu não bán cầu trái do tắc động mạch não giữa.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng – Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai, đột quỵ não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và nguyên nhân chính gây tàn tật ở người trưởng thành.

Trong đột quỵ, thời gian là não, càng mất nhiều thời gian, càng mất nhiều tế bào não. Cụ thể, cứ mỗi phút trôi qua, chúng ta mất hơn 1,9 triệu neuron và 13,8 tỷ synap thần kinh. Người bệnh càng đến sớm bao nhiêu thì cơ hội hồi phục càng cao bấy nhiêu.

Nếu được điều trị trong vòng 90 phút từ lúc khởi phát, thì cứ khoảng 3 người được điều trị tái tưới máu, thì 1 người sẽ trở lại cuộc sống hoàn toàn bình thường. Nếu tiết kiệm mỗi 15 phút, thì cơ hội người bệnh có cuộc sống tự lập tăng thêm 4%. Do đó để không để mất thời gian, chúng ta phải khẩn trương đưa người bệnh tới cơ sở y tế điều trị đột quỵ, càng mất thời gian, người thân chúng ta càng có nguy cơ tử vong.

“Ngày nay, công nghệ phát triển mạnh mẽ nên mỗi người cần trang bị kiến thức cơ bản về sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt và thu nhận kiến thức đúng. Trong quá trình cứu chữa, các bác sĩ gặp rất nhiều trường hợp người thân hiểu lầm về cách cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não, gây ra những điều tiếc nuối cho chính người thân của mình” – Bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Những hiểu lầm tai hại thường gặp về đột quỵ não:

- Người bệnh cần nằm bất động tại giường sẽ tự khỏi bệnh

- Chích nặn máu ở các đầu ngón tay, ngón chân

- Rạch nặn máu rái tai hai bên

- Bôi vôi dưới lòng bàn chân 2 bên.

Những việc làm trên gây mất thời gian không đáng có, làm chậm trễ việc đưa người bệnh tới cơ sở y tế, giảm cơ hội hồi phục của người bệnh. Hành động chích rạch, nặn máu là cực kỳ nguy hiểm. Vì nếu người bệnh nhồi máu não cấp đến viện trong giờ vàng sẽ được điều trị tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết, điều này sẽ gây ra tình trạng chảy máu khó cầm, gây hại cho người bệnh./.

An Bình/VTC News



‘Giờ vàng’ trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ

 Khung giờ vàng trong đột quỵ thường được hiểu là thời gian để thực hiện tái thông cho các trường hợp nhồi máu não kể từ khi bệnh nhân khởi phát đột quỵ.

Theo các khuyến cáo ở Việt Nam cũng như trên thế giới, thời gian vàng cho cấp cứu điều trị là nằm trong khoảng từ 3 - 4,5 tiếng kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Người nhà cần ghi nhớ thời điểm này để thông tin lại cho bác sĩ. Các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ bao gồm yếu liệt chi, nói đớ, nói ngọng, khó nói, méo miệng, lệch một bên mặt, đau đầu, choáng váng…

BS.CKII Kiều Mạnh Hà, Chủ nhiệm Khoa Thần kinh Bệnh viện Quân y 7A, TP.HCM cho biết: “Khi đột quỵ xảy ra, việc can thiệp cấp cứu cần phải tận dụng sớm từng phút giây. Tuy nhiên, hiện nay có đến khoảng 70% trường hợp bị đột quỵ không được cấp cứu kịp thời trong khung "giờ vàng". Trong đó, gần một nửa tử vong và số còn lại phải chịu nhiều di chứng nghiêm trọng”.

Phim chụp CT của bệnh nhân Nguyễn Văn Anh, 35 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM. (Ảnh BVCC)© Được VTC cung cấp

BS Mạnh Hà chia sẻ về trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Anh, 35 tuổi (ngụ quận 8) đã hồi phục gần như hoàn toàn sau 7 ngày điều trị tại bệnh viện.

Bệnh nhân có thể trạng béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu không điều trị thường xuyên, được các bác sĩ Bệnh viện Quân y 7A, TP.HCM thăm khám và chụp CT sọ não chẩn đoán xuất huyết khối não đồi thị phải.

"Lúc 22h bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tê và yếu nửa người trái, khoảng 22h30 bệnh nhân đã được người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời. Tại bệnh viện, các bác sĩ tiến hành điều trị tích cực, kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, nhiệt độ, để lại di chứng là tê bì nhẹ ở tay trái", BS Mạnh Hà nói.

Khi người bệnh được đưa đến cấp cứu đột quỵ trong "giờ vàng", tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các kỹ thuật hiệu quả, hiện đại, gồm: Dùng thuốc tiêu sợi huyết bằng đường tĩnh mạch (rTPA), can thiệp mạch lấy huyết khối, nút tắc mạch máu não bị vỡ, phẫu thuật…

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bệnh nhân khi có dấu hiệu đột quỵ không đến cơ sở y tế ngay mà ở nhà tự điều trị.

Trường hợp bệnh nhân Trần Thị Nhi, 43 tuổi (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM), không ghi nhận tiền căn bệnh, tuy nhiên sau 2 tuần điều trị và xuất viện để lại di chứng rất nặng nề. 

Theo các bác sĩ, cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt, giúp người bệnh nâng cao khả năng sống sót và phục hồi hiệu quả, sớm trở lại cuộc sống bình thường. (Ảnh minh họa)© Được VTC cung cấp

BS Mạnh Hà cho biết thêm, trước 1 ngày nhập viện, bệnh nhân đột ngột thấy tê và yếu nhẹ tay khoảng 15 phút nhưng đã tự phục hồi. Bệnh nhân chủ quan không thăm khám. Ngày hôm sau, lúc đang làm việc đột ngột thấy yếu nửa người phải kèm méo miệng. Bệnh nhân được người thân đưa vào nhà cho uống nước đường, chích máu đầu ngón tay… sau nửa ngày bệnh nhân mới được gia đình đưa tới bệnh viện.

Sau khi thăm khám và chụp CT, bác sĩ kết luận bệnh nhân nhồi máu não diện rộng có chuyển dạng xuất huyết giờ thứ 11 nên không còn chỉ định tái thông.

Theo BS Mạnh Hà, nếu bệnh nhân tới bệnh viện thăm khám khi có biểu hiện tê và yếu nhẹ tay phải từ ngày hôm trước, các bác sĩ đã có thể điều trị dự phòng đột quỵ cho bệnh nhân hiệu quả hơn. 

"Cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt, giúp người bệnh nâng cao khả năng sống sót và phục hồi hiệu quả, sớm trở lại cuộc sống bình thường", BS Mạnh Hà nói.

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi hay đối tượng nào. Tuy nhiên, BS Mạnh Hà cho biết, 80% các ca đột quỵ có thể phòng ngừa được thông qua việc chủ động tầm soát đột quỵ từ sớm; cần xây dựng lối sống khoa học và nếu bệnh nhân được đưa tới cơ sở y tế cấp cứu trong khung giờ vàng thì tỷ lệ tử vong thấp, ít để lại di chứng sau điều trị.

“Tuyệt đối không được uống bất cứ thuốc gì, kể cả nước vì nguy cơ cao bị sặc, gây nghẹt đường thở; không thực hiện trói tay, chân hoặc sử dụng ngáng miệng bệnh nhân khi bệnh nhân bị co giật; không tự ý cho người bệnh đột quỵ sử dụng thuốc hạ huyết áp tại nhà; không cạo gió và đặc biệt không được dùng các biện pháp dân gian như chích máu, ấn nhân trung, xoa dầu, bóp cao”, BS Mạnh Hà đưa ra lời khuyên. 


 

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Thời gian duy trì uống tinh bột nghệ để cải thiện sức khoẻ

 
Đồ hoạ: Văn Thắng© Lao Động

Tinh bột nghệ được cho là loại hương liệu có nhiều công dụng trong làm đẹp và sức khỏe con người. Thế nhưng, uống tinh bột nghệ bao lâu để có tác dụng cải thiện sức khỏe là băn khoăn của rất nhiều người.

Tinh bột nghệ là sản phẩm được chiết xuất từ củ nghệ tươi. Củ nghệ sau khi bỏ vỏ sẽ được xay nhuyễn thành hỗn hợp mịn, vắt liên tục để có nước cốt. Trải qua vài lần lắng lọc, nước cốt sẽ xuất hiện phần tinh bột phía dưới đáy, sấy khô là có thể thu lại được tinh bột nghệ nguyên chất. Tinh bột nghệ này còn hàm lượng Curcumin rất cao.

1. Tác dụng của tinh bột nghệ

1.1 Chữa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

Trong tinh bột nghệ có chứa Curcumin, một loại chất ức chế vi khuẩn Helicobacter Pylori gây viêm loét dạ dày.

Cơ chế hoạt động của chất Curcumin sẽ khiến cho tế bào niêm mạc dạ dày tăng sản xuất các chất nhầy mucin, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác dụng của các men tiêu hoá và axit. Từ đó sẽ giảm nguy cơ vết loét lan rộng và ăn sâu hơn.

1.2 Cải thiện bệnh viêm khớp

Theo nhiều nghiên cứu mà Tạp chí sức khoẻ Mỹ Healthline tổng hợp, tinh bột nghệ có chứa hàm lượng cao các thành phần chống viêm và kháng khuẩn cực mạnh, có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm khớp và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp.

1.3 Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Tinh bột nghệ giúp giảm đáng kể Cholesterol và chất béo bão hoà, cải thiện chức năng tim mạch và nồng độ Lipid trong máu. 

1.4 Tăng cường khả năng miễn dịch

Tinh bột nghệ có chứa hoạt chất Lipopolysaccharide giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, kháng virus, kháng viêm, kháng khuẩn và kháng nấm.

1.5 Làm chậm quá trình lão hóa

Tinh bột nghệ góp phần tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, thúc đầy việc phát triển của các tế bào của cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa, tăng sinh collagen làm đẹp da.

Ngoài các công dụng nổi bật nêu trên, tinh bột nghệ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như: Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Kiểm soát bệnh tiểu đường, Phòng ngừa bệnh ung bướu, làm đẹp da,...

2. Uống tinh bột nghệ trong bao lâu là hợp lý

Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và nhu cầu của mỗi người, thời gian sử dụng tinh bột nghệ sẽ khác nhau.

2.1 Đối với người đau dạ dày

Những người bị bệnh đau dạ dày dùng tinh bột nghệ đều đặn trong vòng  3 - 6 tháng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Cách sử dụng khá đơn giản, cứ 2 thìa cà phê tinh bột sẽ pha với 200ml nước ấm hoặc cũng có thể sử dụng các dạng bào chế thành viên.

2.2 Người giảm cân

Đối với người đang trong quá trình giảm cân, để tinh bột nghệ mang lại hiệu quả cao thì nên sử dụng tinh bột nghệ sau bữa sáng khoảng 15 phút. Vào những buổi trưa và buổi tối, liều lượng giảm lại khoảng 30%. Nếu sử dụng tinh bột đều đặn trong 3 tháng sẽ có được sự cải thiện rõ ràng.

2.3 Người bị ung thư

Bởi có chứa Curcumin có khả năng ức chế quá trình di căn của các tế bào ung thư nên tinh bột nghệ có thể hỗ trợ quá trình chữa trị ung thư hiệu quả. Đồng thời, cũng làm giảm ảnh hưởng của việc xạ trị và hoá trị lên cơ thể bệnh nhân, giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, theo Healthline.

Để uống, người bệnh dùng 1-2 thìa cà phê tinh bột nghệ hoà với 100ml - 200ml nước lọc, (nước chanh hoặc sữa tươi) và 1 thìa mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần trước hoặc sau bữa ăn chính, duy trì khoảng 4 - 6 tháng. 

Ngoài ra, đối với những người cơ thể khỏe mạnh, muốn giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, có thể uống tinh bột nghệ 2 lần mỗi ngày trong vòng 6 tháng. 

Thanh Vân (Theo Healthline) 

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

CÒN THÙ HẬN ĐẾN BAO GIỜ?

 

Đã 48 năm đi qua, chúng tôi gọi ngày 30-4 là ngày chiến thắng, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, còn các bạn, gọi là NGÀY QUỐC HẬN. Chiến tranh đã phân chúng ta thành 2 phía. Chiến tranh cũng băm nát đất nước này. Nỗi khổ đau thương do chiến tranh tàn phá không chỉ ở những ngôi nhà bị phá hủy, Xí nghiệp, nhà máy, công trường…thiêu rụi mà tư tưởng còn ngăn cách chúng ta ở hai đầu xa lạ. Các bạn đã chĩa súng vào chúng tôi, đem bom cháy rải khắp đất nước này, 1972 còn rải thảm B52… Hàng triệu người hy sinh để có được NGÀY CHIẾN THÁNG. Đất nước trọn niềm vui, không một ngày tắm máu, không một ngày trả thù. Hai thế hệ đã đi qua, 30-4 Ngày QUỐC HẬN. Các bạn HẬN THÙ LÂU THẾ? Đã đến lúc Hòa hợp DÂN TỘC để cùng phát triển. Một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng. Có tôi, có bạn trên cùng một con đường. Con đường ấy là Tổ Quốc Việt Nam!  

MN Vu Tien Chu · Chiều Biên Khu của Châu Ngân & Tuấn Khanh. Với Minh Ngân & Ngọc Hà.