HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)
Chế độ ăn uống có thể làm tăng axit uric. Đồ hoạ: Hạ Mây© Lao ĐộngNồng độ axit uric trong máu có liên quan chặt chẽ đến thói quen sinh hoạt của chúng ta. Nếu bạn đã hạn chế thực phẩm có hàm lượng purine cao và uống rượu nhưng mức axit uric vẫn không thể hạ xuống, điều đó có thể liên quan đến một số chế độ ăn uống.
1.Chế độ ăn nhiều calo
Đối với những người có lượng axit uric cao, việc chỉ tập trung vào hạn chế thực phẩm chứa purine và rượu, bia trong chế độ ăn hàng ngày là chưa đủ mà lượng calo trong chế độ ăn của chúng ta cũng rất quan trọng.
Một chế độ ăn nhiều calo sẽ dẫn đến lượng tiêu thụ hàng ngày của chúng ta tăng, về lâu dài sẽ béo phì. Béo phì có thể gây kháng insulin, suy giảm dung nạp glucose, tăng tiết hormone vỏ thượng thận... Hàng loạt yếu tố này sẽ làm giảm quá trình đào thải axit uric và tăng chuyển hóa purine, lượng axit uric tự nhiên sẽ cao.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng cân là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh gút. Trong khi giảm cân có thể kiểm soát nồng độ axit uric và giảm tần suất các cơn gút cấp tính. Vì vậy, những người có lượng axit uric cao nên lựa chọn chế độ ăn ít calo và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
2.Chế độ ăn nhiều đường fructose
Giống như glucose, fructose có công thức hóa học riêng, điểm khác biệt là độ ngọt của nó gấp đôi glucose nên được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong lĩnh vực đồ uống, thực phẩm. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy trong một số loại trái cây và mật ong.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi cơ thể chuyển hóa fructose sẽ gây ra và kích thích sự hình thành axit uric thông qua một loạt các phản ứng, điều này cũng làm tăng hàm lượng axit uric nội sinh.
Ngoài ra, fructose còn ức chế sự bài tiết axit uric qua thận khiến nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét