Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024

MÙA THU THƯỞNG THỨC ÁNH TRĂNG

 Sonata Ánh Trăng cho Dương cầm số 14                       (Beethoven)

Ludwig van Beethoven viết bản sonata này dành cho cô học sinh dương cầm 17 tuổi của ông Gräfin Giulietta Guicciardi (1784–1856) vào năm 1801 và sau khi ông mất vài năm thì bản sonate được nhà phê bình âm nhạc Ludwig Rellstab đặt cho cái tên phổ biến như bây giờ, ông đã so sánh bản nhạc với ánh trăng trên hồ Lucerne.

Suốt cuộc đời Beethoven, bản Sonata Ánh trăng là bản nhạc viết cho đàn dương cầm nổi tiếng nhất của ông,  giá trị của nó thể hiện bởi sự tự do trong sáng tác và những cảm xúc kì diệu đầy lãng mạn.

Tác giảLudwig van Beethoven

Tác phẩm: Sonata piano số 14 giọng Đô thăng thứ, Op. 27 No. 2 “Ánh trăng”

Thời gian sáng tác: 1801

Đề tặng: nữ bá tước Giulietta Guicciardi

Tác phẩm gồm 3 chương:

I.            Adagio sostenuto

II.          Allegretto

III.        Presto agitato.

Piano Sonata số 14, về sau thường được gọi là Sonata “Ánh trăng”, được Beethoven thêm vào tiêu đề tác phẩm cụm từ “Quasi una fantasia” (trong tiếng Ý có nghĩa là “gần như một fantasy”), bởi nó không theo mẫu mực của sonata truyền thống trong đó chương đầu tiên thường ở thể sonata và những chương được bố trí tuần tự theo quy luật nhanh – chậm – nhanh.

 Gần 300 năm đã đi qua, sonate Ánh Trăng càng ngày càng bất tử.

Mùa Thu, ngắm cảnh trăng thanh bên cốc trà sen nổi tiếng Tây Hồ - Hà thành, các bạn sẽ có tâm hồn rộng mở, quên đi những vất vả đời thường, du dương về với gió ngàn để mãi mãi ngàn năm văn hiến.

Mời các bạn cùng thưởng thức:

https://youtu.be/Pf8d5xLvpIg
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TRỘN DẦU GÍO VỚI B1 VÀ NHỮNG LỢI ÍCH

Trộn dầu gió với vitamin B1 có tác dụng gì?   (VTC News) -  Kết hợp dầu gió với vitamin B1 là mẹo hay không nhiều người biết đến, tuy đơ...