Cách giảm axit uric máu liên quan đến bệnh gút
Hà Lê (Theo VFA)
Giảm cân là một cách hiệu quả giúp giảm axit uric. Đồ họa: Hương Giang© Lao Động
Axit uric máu tăng cao là mối nguy hiểm cho sức
khỏe, liên quan mật thiết những cơn đau dữ dội cho người bị bệnh gút.
Axit uric trong cơ thể được lọc qua thận và đào thải ra ngoài
theo đường nước tiểu hoặc mồ hôi.
Axit uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Nguồn gốc nội
sinh là khi các tế bào chết đi, nhân của chúng bị phá hủy và chuyển hóa thành
axit uric. Nguồn gốc ngoại sinh là khi axit uric được tạo thành từ sự chuyển
hóa thức ăn hoặc các con đường chuyển hóa khác.
Các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng axít
uric trong máu:
- Rối loạn chuyển hóa enzym dẫn đến suy giảm khả năng đào thải
axít uric qua đường tiểu.
- Chế độ ăn mất cân bằng, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn,
thực phẩm giàu chất đạm như thịt đỏ, hải sản,…
- Gút và các đợt gút cấp.
- Chức năng thận suy giảm làm mất dần khả năng loại bỏ axit uric
ra khỏi cơ thể.
- Bệnh ung thư như ung thư di căn, đa u tủy xương,… hoặc/và đang
trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị. Những biện pháp này có
tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng làm tăng axit uric trong
máu.
- Thiểu năng tuyến cận giáp hoặc bệnh đái tháo đường.
Cách giảm axit uric
Hạn chế thực phẩm giàu purin:
Cần lưu ý những thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: Thịt
thú rừng, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, cá cơm, cá trích, trai, thịt xông
khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (kể cả thịt bê), nội tạng, thực phẩm và đồ
uống có đường, rượu bia.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải bao gồm: thịt
nguội, giăm bông, thịt bò, thịt gia cầm, hàu, tôm, cua... nên ăn với mức độ có
kiểm soát.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp bao gồm: Các sản phẩm
sữa ít béo và không có chất béo; bơ đậu phộng và hầu hết các loại hạt; các loại
trái cây và rau quả; cà phê; gạo nguyên hạt, bánh mì và khoai tây.
Tránh các loại thuốc làm tăng axit uric:
Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric (thuốc lợi tiểu,
thuốc ức chế miễn dịch, aspirin liều thấp).
Duy trì trọng lượng cơ thể:
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, đặc biệt là ở những người
trẻ.
Tránh rượu và đồ uống có đường:
Uống nhiều rượu và đồ uống có đường liên quan đến tăng nguy cơ
phát triển bệnh gút. Rượu và đồ uống có đường cũng bổ sung lượng calo không cần
thiết vào chế độ ăn uống, gây tăng cân và các vấn đề trao đổi chất.
Bổ sung vitamin C:
Uống bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút.