Ngoài là rau ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Tuy tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một số người được khuyến cáo không nên ăn loại rau này. Dưới đây là những người không nên ăn lá lốt.
Tác dụng của lá lốt
Lá lốt là loại rau quen thuộc trong nhân dân thường dùng để ăn
sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau
ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay
sấy khô.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng
khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị
nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh),
hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các
chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn
nhọt lâu liền miệng...
Lá lốt tốt nhưng có những người không nên ăn lá lốt© Được VTC cung cấp
Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt
Chữa ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g cho vào 1 lít nước đun
sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai
bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.
Viêm tinh hoàn: Lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch
linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo
(chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong
ngày.
Chữa đau nhức xương khớp khi lạnh: Nhờ có vị cay, tính ấm nên lá lốt chữa
trị đau nhức xương khớp rất tốt. Dùng 50 đến 70g lá lốt + 100gr thịt bò đem rửa
và xắt mỏng, tẩm ướp gia vị theo khẩu vị rồi cùng cùng lá lốt. Ăn 2 – ba lần/
tuần.
Nếu chán ăn bạn cũng có thể sắc thuốc uống với một số vị thuốc
khác nữa với công thức như sau: 15gr rau lốt + 15 gr rễ cây bưởi, xắt nhỏ, sao vàng+ 15gr
rễ ngòi voi+ 15g rễ cây cỏ xước + 600ml nước sạch. Đun thuốc sệt lại còn 200
ml, một ngày uống ba lượt, 1 tuần uống sẽ khỏi bệnh. 20 g lá lốt + 12 gram
thiên nhiên kiện + 16 gram gai tầm xoang + 400ml nước sạch. Sắc đặc lại còn
100ml nước thuốc, 1 tuần uống với nhiều lần uống trong ngày/ 1 ngày. Thái nhỏ 5
tới mười lá lốt mang phơi khô hay 15 – 30 lá rau lốt tươi sắc nước rồi uống 1
ngày 2 – ba lượt, uống liên tiếp trong 1 tuần.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml.
Uống trong ngày khi còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2
ngày.
Chữa viêm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn
chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu
riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm
đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
Những người không nên ăn lá lốt
Để áp dụng “món ăn bài thuốc", nhiều bà nội trợ đã chú ý
đưa lá lốt vào thực đơn hàng ngày với mong muốn trị bệnh không dùng thuốc. Tuy
nhiên, lá lốt cũng như bất kỳ vị thuốc nào, đều cần phải dùng đúng liều lượng.
Nếu lạm dụng, đôi khi thuốc bổ cũng có thể thành… thuốc độc.
Vì vậy, khi ăn lá lốt cần phải tùy thuốc vào cơ địa và thể trạng
của từng người. Với những người đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón (biểu
hiện lợi hàm sưng đỏ; lưỡi khô; môi nẻ; đi tiêu khó khăn, nóng bức trong
người…) thì không nên dùng lá lốt.
Với người bình thường, một ngày chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá
lốt/người.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho vấn đề
"Những người không nên ăn lá lốt" rồi phải không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét