Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

Chế độ ăn cho người cần kiểm soát lượng axit uric trong máu

                       HÀ LÊ (THEO CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM - BỘ Y TẾ)

Nếu lượng axit uric cao trong máu có thể gây bệnh gout và để giúp kiểm soát tốt, bạn cần theo dõi lượng thực phẩm ăn uống của bạn hàng ngày. Ăn uống lành mạnh và có thể dùng thuốc thích hợp sẽ giúp bạn đạt được mức axit uric cần mong muốn.

Nước có tính kiềm phù hợp với người có axit uric cao. Đồ hoạ: Hạ Mây

1.Táo

Táo rất giàu axit malic, sẽ giúp trung hòa axit uric. Điều này giúp giảm nhẹ cho những bệnh nhân đang bị lượng axit uric cao trong máu.

2.Giấm táo

Uống giấm táo cũng có lợi cho những người bị axit uric cao. Bạn có thể thêm 3 thìa cà phê giấm vào 1 cốc nước. Uống giấm táo giúp điều trị tình trạng axit uric cao.

3.Nước ép đậu Pháp

Uống nước ép chiết xuất từ đậu Pháp là một phương pháp điều trị bệnh gút tại nhà hiệu quả. Bạn nên uống nước trái cây lành mạnh này 2 lần/ngày vì nó giúp cải thiện tốt lượng axit uric cao trong máu.

4.Nước

Nước giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, bao gồm cả axit uric dư thừa. Vì vậy, hãy uống ít nhất 8-9 ly nước mỗi ngày.

5.Quả Cherry

Loại quả này có chứa chất kháng viêm, giúp giảm nồng độ axit uric, ngăn chặn axit uric kết tinh và lắng đọng trong các khớp. Một lý do nữa là loại quả này còn giúp trung hòa axit và giúp giảm viêm, đau.

6.Loại quả mọng

Ăn các loại quả mọng, đặc biệt là dâu tây và việt quất. Chúng cũng là một loại quả giúp khác viêm và giảm lượng axit uric.

7.Nước ép rau tươi

Nước ép cà rốt, củ dền, dưa chuột rất tốt và là phương thức hữu hiệu giảm lượng axit uric trong máu.

8.Sản phẩm sữa ít béo

Bạn nên dùng các sản phẩm sữa ít béo trong chế độ ăn uống của bạn, thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm lượng axit uric trong máu

9.Thực phẩm giàu vitamin C

Ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin C là một cách khác để duy trì lượng axit uric. Những thực phẩm này giúp phân hủy axit uric và đào thải nó ra khỏi cơ thể. Bao gồm các loại thực phẩm như kiwi, ổi, cam, chanh, cà chua và các loại rau lá xanh khác.

10.Dầu ô liu

Nấu thức ăn với dầu ô liu, đây là một thực phẩm lành mạnh vì dầu này các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

11.Hạt cần tây

Một trong những biện pháp phổ biến nhất tại nhà để điều trị nồng độ axit uric cao là ăn hạt cần tây.

12.Đậu Pinto

Đậu Pinto chứa nhiều axit folic giúp hạ axit uric một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể ăn hạt hướng dương và đậu lăng để giảm nguy cơ lượng axit uric cao trong máu.

13.Thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Chúng hấp thụ axit uric từ máu và giúp đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua thận. Nếu bạn đã được chẩn đoán có axit uric cao, hãy tăng cường tiêu thụ các chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống như yến mạch, táo, cam, bông cải xanh, lê, dâu tây, quả việt quất, dưa chuột, cần tây, cà rốt và lúa mạch.

14.Chuối

Ăn chuối rất tốt trong việc giảm nồng độ axit uric dư thừa.

15.Trà xanh

Một cách khác để điều trị axit uric cao là uống trà xanh mỗi ngày. Điều này giúp kiểm soát tình trạng tăng axit uric và cũng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gút.

Uống nước trà xanh thường xuyên có thể hỗ trợ giảm chỉ số axit uric trong máu. Đồ hoạ: Phương Anh

16.Các loại hạt

Ăn các loại hạt có tính kiềm cao và chúng cũng thực sự giúp cải thiện lượng axit uric trong máu của bạn.

17.Cà chua, dưa chuột và bông cải xanh

Ăn cà chua, dưa chuột và bông cải xanh trước khi bắt đầu bữa ăn. Đây là cách tốt nhất để có thể ngăn ngừa sự hình thành axit uric cao trong máu của bạn. Bản chất kiềm của chúng rất hữu ích để duy trì cân bằng axit uric trong máu.

18.Omega 3

Bổ sung axit béo omega 3. Bạn có thể ăn hạt lanh, cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và quả óc chó vì chúng giúp giảm sưng và viêm.

 

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

NƯỚC ÉP LOẠI BỎ AXIT URIC

 5 loại nước ép loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể, tốt cho người bị gout

HỒNG DIỆP (THEO BOLD SKY) 

Nồng độ axit uric cao là nguyên nhân gây ra bệnh gout và các cơn đau gout cấp. Lưu ngay 5 loại nước ép này để loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.

5 loại nước ép loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể, tốt cho người bị gout. Đồ hoạ: Hồng Diệp.

1. Nước ép dứa

Nước ép dứa giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể vì nó có chứa một loại enzyme gọi là bromelain. Nước ép này làm giảm đau và viêm khớp do tích tụ axit uric. Các enzyme có trong dứa hòa tan axit uric và loại bỏ nó khỏi cơ thể qua nước tiểu.

2. Nước ép cà rốt và dưa chuột

Làm nước ép từ 2 củ cà rốt, 1 quả dưa chuột và 8 miếng cần tây, uống vào buổi sáng để loại bỏ axit uric khỏi cơ thể. Đây là một thức uống rất sảng khoái và sẽ giữ cho bạn đủ nước trong ngày. Duy trì thức uống này trong ít nhất 15 đến 20 ngày để loại bỏ tất cả axit uric ra khỏi cơ thể.

3. Nước gừng

Nghiền vài lát gừng và đun sôi, để nguội rồi uống. Hoặc bạn có thể trộn với một ít mật ong để tăng hương vị. Thức uống này làm giảm đau và viêm khớp ở những nơi tích tụ axit uric.

4. Nước ép táo

Nước ép táo giúp trung hòa axit uric trong cơ thể, do đó giúp giảm đau và viêm khớp. Táo cũng chứa axit malic, có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Do đó, bạn hãy uống nước ép táo mỗi ngày để giảm các triệu chứng của bệnh gout.

5. Nước uống nghệ và dứa

Làm nước ép từ nửa quả dứa và thêm 2 thìa cà phê bột nghệ, 3 thìa cà phê bột gừng vào chung với nhau. Uống nước ép này hàng ngày trước khi đi ngủ để giảm đau và sưng tấy do bệnh gout gây ra

 

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2024

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Người Việt Nam tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương từ bao giờ?

Hằng năm cứ đến ngày 10/3 Âm lịch, nghi lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tiến hành ở Phú Thọ, nơi phát tích của vương triều và cũng là kinh đô của nước Văn Lang xưa. Đây là quốc giỗ được tổ chức trọng thể, mọi người dân đều hướng tới. Nhiều gia đình cũng làm mâm cỗ cúng vua Hùng tại nhà mình như một hình thức tưởng nhớ công ơn tổ tiên và hướng về cội nguồn.

Theo truyền thuyết, triều đại Hùng Vương có 18 đời vua. Theo Ngọc phả Hùng Vương được biên soạn thời Lê, vua Hùng đầu tiên là Kinh Dương Vương, đời thứ hai là Lạc Long Quân. Trong khi đó, truyện Con rồng cháu Tiên lại coi con trai trưởng của Lạc Long Quân - Âu Cơ mới là Hùng Vương đời thứ nhất, còn các ngài Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân là tổ tiên của các vua Hùng.

Hằng năm, người Việt dành một ngày để tưởng nhớ các vua Hùng bằng nghi lễ giỗ Tổ. Bạn có biết lễ giỗ tổ Hùng Vương có từ bao giờ (Ảnh: VinWonders)© Được VTC News cung cấp

Dù ai là vua Hùng đầu tiên thì triều đại này cũng có nhiều người nối nhau trị vì. Vậy giỗ Tổ Hùng Vương cụ thể là giỗ ai? Ngày 10/3 Âm lịch có phải là ngày mất của một vị vua Hùng cụ thể nào đó?

Không thể có câu trả lời chính xác, vì thông tin về triều đại này chủ yếu nằm trong huyền sử, khó xác thực về chi tiết. Về logic thì Kinh Dương Vương thực sự là tổ của các vị vua Hùng nên giỗ Tổ Hùng Vương có thể là giỗ ngài. Đây cũng có thể là ngày giỗ vị vua Hùng đầu tiên (Kinh Dương Vương hoặc cháu nội ngài).

Tuy nhiên, thông tin trên tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940), đang được đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng lại cho thấy có thể chúng ta vẫn làm lễ theo ngày giỗ của vị vua Hùng cuối cùng.

Bia viết: “Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ Lễ ấn định ngày mồng 10 tháng Ba hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”.

Tuy không có câu trả lời chính xác về việc 10/3 là ngày giỗ vị vua Hùng nào nhưng dựa vào nghiên cứu lịch sử, chúng ta có thể biết được một cách tương đối lễ giỗ Tổ Hùng Vương có từ bao giờ.

Một số tài liệu lịch sử cho biết, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".

Các vương triều sau này cũng luôn khẳng định vai trò các vua Hùng trong việc xây dựng giang sơn. Hằng năm, người Việt dành một ngày để tưởng nhớ các vua Hùng bằng nghi lễ giỗ Tổ.

Xa xưa, người dân đến đền Hùng lễ bái vào bất cứ thời điểm nào mà họ cho là ngày tốt và có khả năng thu xếp, không cố định vào một ngày nào, nhưng đông nhất vẫn là mùa xuân, mùa thu.

Lễ cúng Tổ ở địa phương được cử hành vào ngày 12/3 Âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ, thường con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày (11/3) chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc. 

Cứ như vậy, việc lễ bái, giỗ Tổ diễn ra quanh năm, vừa tốn kém vừa thiếu sự đồng bộ, thống nhất, kém hiệu quả trong việc cố kết lòng dân. Để khắc phục điều này, năm 1917, thời vua Khải Định, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 Âm lịch hàng năm làm ngày cúng vua Hùng của cả nước.  Từ đó, cứ vào mùng 10 tháng Ba, nhân dân các nơi đều hướng về vùng Tổ - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tưởng niệm các vị vua Hùng. Ngày này được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Hiện nay, ngày giỗ Tổ Hùng Vương cũng là quốc giỗ, một trong những ngày lễ quan trọng của đất nước. 

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

CÁCH GIẢM AXIT URIC MÁU

 Cách giảm axit uric máu liên quan đến bệnh gút

 Hà Lê (Theo VFA)

Giảm cân là một cách hiệu quả giúp giảm axit uric. Đồ họa: Hương Giang© Lao Động

Axit uric máu tăng cao là mối nguy hiểm cho sức khỏe, liên quan mật thiết những cơn đau dữ dội cho người bị bệnh gút.

Axit uric trong cơ thể được lọc qua thận và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu hoặc mồ hôi.

Axit uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Nguồn gốc nội sinh là khi các tế bào chết đi, nhân của chúng bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Nguồn gốc ngoại sinh là khi axit uric được tạo thành từ sự chuyển hóa thức ăn hoặc các con đường chuyển hóa khác.

Các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng axít uric trong máu:

- Rối loạn chuyển hóa enzym dẫn đến suy giảm khả năng đào thải axít uric qua đường tiểu.

- Chế độ ăn mất cân bằng, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn, thực phẩm giàu chất đạm như thịt đỏ, hải sản,…

- Gút và các đợt gút cấp.

- Chức năng thận suy giảm làm mất dần khả năng loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.

- Bệnh ung thư như ung thư di căn, đa u tủy xương,… hoặc/và đang trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị. Những biện pháp này có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng làm tăng axit uric trong máu.

- Thiểu năng tuyến cận giáp hoặc bệnh đái tháo đường.

Cách giảm axit uric

Hạn chế thực phẩm giàu purin:

Cần lưu ý những thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: Thịt thú rừng, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, cá cơm, cá trích, trai, thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (kể cả thịt bê), nội tạng, thực phẩm và đồ uống có đường, rượu bia.

Một số thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải bao gồm: thịt nguội, giăm bông, thịt bò, thịt gia cầm, hàu, tôm, cua... nên ăn với mức độ có kiểm soát.

Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp bao gồm: Các sản phẩm sữa ít béo và không có chất béo; bơ đậu phộng và hầu hết các loại hạt; các loại trái cây và rau quả; cà phê; gạo nguyên hạt, bánh mì và khoai tây.

Tránh các loại thuốc làm tăng axit uric:

Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric (thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch, aspirin liều thấp).

Duy trì trọng lượng cơ thể:

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, đặc biệt là ở những người trẻ.

Tránh rượu và đồ uống có đường:

Uống nhiều rượu và đồ uống có đường liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh gút. Rượu và đồ uống có đường cũng bổ sung lượng calo không cần thiết vào chế độ ăn uống, gây tăng cân và các vấn đề trao đổi chất.

Bổ sung vitamin C:

Uống bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

CÁC MẸ CHÚ Ý

 5 loại quả nhiều chất đạm trẻ nên ăn thường xuyên

Các loại quả như chuối, nho, bơ chứa nhiều chất đạm, cần thiết để cơ thể trẻ xây dựng, duy trì cơ bắp và các mô.

Trẻ ăn ít chất đạm (protein) có thể không đạt tiềm năng tăng trưởng tối đa. Bé 1-3 tuổi nên tiêu thụ 13 g, bé 4-8 tuổi cần ít nhất 19 g, độ tuổi 9-13 tối thiểu là 34 g chất đạm mỗi ngày. Với thanh thiếu niên 14-18 tuổi, lượng chất đạm thay đổi theo giới tính, nam là 52 g và nữ cần 46 g.

Thực phẩm giàu chất đạm bao gồm thịt nạc, cá, gà tây, thịt gà, trứng... Đạm từ động vật có nhiều lợi ích giúp trẻ phát triển tối ưu. Bên cạnh đó, một số loại quả cũng bổ sung dưỡng chất này cho trẻ.

Chuối

Chuối có nhiều chất đạm được trẻ và người lớn yêu thích. Một quả chuối tươi cỡ trung bình (118 g) cung cấp 105 lượng calo, 27 g carbohydrate, 3 g chất xơ, 0,3 g chất béo, 1 g chất đạm. Quả này cũng giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu như mangan, kali, magiê, chất xơ, chất béo, vitamin C, B6... Thực phẩm có lượng kali cao cung cấp năng lượng cho cơ thể trong quá trình hoạt động thể chất.

Trẻ lớn có thể ăn chuối nguyên quả, kết hợp với sữa chua, tốt cho hệ tiêu hóa và bổ sung năng lượng. Món ăn dặm từ chuối kết hợp táo rất giàu vitamin và khoáng chất. Chuối kết hợp với bơ béo ngậy kích thích bé ăn ngon hơn, giúp tăng cân.

Chuối có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ. Ảnh: Dậu Đỗ© Được VnExpress cung cấp

Nho khô

Nho khô cung cấp một lượng chất đạm, trẻ có thể ăn theo nhiều cách khác nhau. Bé ăn các loại hạt kết hợp rất tốt cho sức khỏe hoặc thêm vào bột yến mạch, sữa chua.

Quả mọng

Tất cả quả mọng đều cung cấp nhiều chất đạm cho trẻ. Trong đó, mâm xôi có hàm lượng protein tương đối cao. Cha mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống của bé. Quả mâm xôi cũng chứa nhiều vitamin C và mangan. 100 g mâm xôi có 6,5 g chất xơ.

Quả bơ

100 g quả bơ bao gồm 101 kcal, 1,9 g chất đạm, 9,4 g lipid, 2,3 g glucid. Một số thành phần vitamin và khoáng chất có trong loại quả này như canxi, sắt, vitamin C, vitamin nhóm B.

Bơ dồi dào chất béo tốt, cụ thể là omega 3 nên cho trẻ ăn dặm với bơ giúp thúc đẩy não phát triển. Bé thông minh hơn, trí nhớ và khả năng tiếp thu cũng tốt hơn.

Trong các món từ bơ cho bé ăn dặm, bơ dầm sữa là đơn giản nhất, dễ thực hiện tại nhà. Mẹ có thể làm sinh tố bơ chuối cho trẻ. Chuối và bơ là hai loại quả thơm ngon, kết hợp với nhau tạo hương vị thơm ngon, mới mẻ cho bé phát triển vị giác.

Ổi

Ổi là một trong những loại quả có nhiều chất đạm nhất. Một quả cỡ vừa cung cấp hơn 4 g chất đạm. Ngoài ra, ổi còn giàu chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C và folate, chất xơ.

Vitamin C rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, hỗ trợ tăng trưởng và tái tạo tế bào cho trẻ. Vitamin này còn ngăn ngừa các bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.

Folate hữu ích cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh liên quan đến não và cột sống như chứng thiếu máu não.

Lê Nguyễn (Theo Parent, Economic Times)

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

HÃY CHÚ TRỌNG BỮA SÁNG

 Ăn sáng bằng xôi, bún hay phở là tốt nhất?

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên và cũng quan trọng nhất trong ngày. Đồ ăn cho bữa sáng của người Việt cực kỳ phong phú, đa dạng, có thể nói là hiếm có nền văn hóa ẩm thực nào sánh bằng. Mọi người có thể lựa chọn từ món khô cho đến món nước, món mặn hay món ngọt; phổ biến nhất có thể kể đến là xôi, bún, phở hay bánh mỳ.

Cùng vì có quá nhiều lựa chọn nên câu hỏi sáng ăn xôi hay bún, phở... là tốt nhất được đặt ra. 

Sáng ăn xôi hay bún, phở là tốt nhất?

Xét về thú vui ẩm thực, ăn món nào tốt nhất tùy thuộc vào khẩu vị và cả điều kiện của từng người. Ăn thứ gì, ăn ra sao, ăn thế nào là đủ..., bạn có thể tùy theo sở thích, thời gian và cả túi tiền để lựa chọn.

Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi sáng ăn xôi hay bún, phở là tốt nhất đối với sức khỏe, chúng ta cần xét trên khía cạnh dinh dưỡng để đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của từng món.

Trong đó, xôi được chế biến từ gạo nếp, thành phần chính là tinh bột, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể để làm việc, học tập, đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất xơ. Tuy nhiên, đây là món nên hạn chế đối với  người thừa cân, béo phì, bị tiểu đường, đang có vết thương mưng mủ hay mới hồi phục bệnh.

Sáng ăn xôi hay bún, phở là tốt nhất? (Ảnh minh họa)© Được VTC cung cấp

Theo đánh giá của TS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) trên VnExpress, năng lượng của một bát phở ngang với lượng cơm bữa chính, thích hợp để ăn vào bữa sáng.  Một bát phở bò có khoảng 140gr bánh phở, 100gr thịt bò, cung cấp 350-400 Kcal, thành phần dinh dưỡng chính gồm protein, tinh bột, chất béo. Món này ít chất xơ và khá nhiều muối.

Tương tự, các món bún, miến cũng cung cấp tinh bột, đạm, chất béo với mức độ cân đối tùy loại. Có món nhiều chất béo như bún riêu, bún vịt - ngan, có món ít béo như bún ốc. Có những món cung cấp nhiều rau ăn kèm. Nhìn chung các món này đều chứa lượng muối khá lớn.

Vậy sáng ăn xôi hay bún, phở là tốt nhất? Theo Tiến sỹ dinh dưỡng Từ Ngữ (Hội Dinh dưỡng Việt Nam), món nào cũng không đảm bảo sự cân đối các chất. Chẳng hạn, xôi xéo tuy có protein, lipid từ đậu xanh, mỡ và hành phi nhưng rất ít; thành phần chính là gluxit.

Trong khi đó, các loại phở, bún (như bún chả, bún cá…) giàu protein hơn xôi nhưng lại không nhiều chất xơ và vitamin. Một bát bún sẽ cân đối dinh dưỡng hơn một gói xôi, nhưng xét tiêu chí no bụng thì bún có thể không bằng xôi.

TS Từ Ngữ cho rằng, bữa sáng cần cân đối về các thành phần dinh dưỡng, phải có tinh bột (gluxit), đạm (protein). Không nên vì muốn giảm cân mà cắt bỏ tinh bột vì nó rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngoài ra, bạn cần bổ sung rau xanh. 

Bạn có thể khắc phục khuyết điểm của mỗi món ăn sáng, chẳng hạn như với món xôi, bạn có thể ăn thêm giò chả, thịt, ruốc, trứng và dưa góp, rau thơm. Nếu không thể cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng trong một bữa sáng, bạn nên thay đổi món ăn theo từng bữa để chúng bổ sung cho nhau thay vì ăn mãi một món. Thực đơn bữa sáng của người Việt rất đa dạng nên bạn hoàn toàn có thể làm được điều này.

Với những người thích ăn phở vào bữa sáng, BS Nguyễn Trọng Hưng lưu ý rằng việc thường xuyên ăn món này có thể dẫn đến thiếu chất xơ, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây táo bón, lượng muối lại cao, gần 4gr. Trong khi đó theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người một ngày chỉ nên bổ sung 5gr muối. Thói quen ăn mặn gây nhiều bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tim mạch, sỏi thận, loãng xương...

Còn miến thì sao?

Miến chứa hàm lượng carbohydrate caogiàu chất xơ và protein. Tuy nhiên, lượng calo trong miến được coi là rỗng, do đó miến hầu như không có giá trị dinh dưỡng.

Một số thành phần dinh dưỡng trong miến có thể kể đến như:

·         Hàm lượng năng lượng: 330.5 kcal.

·         Protein: 10.5 g.

·         Carbohydrate: 82.5 g.

·         Chất xơ: 2.5 g.

·         Canxi: 2 mg.

Miến là thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate cao, giàu chất xơ và protein

 Ăn sáng thế nào cho đúng cách?

Để cơ thể khoẻ mạnh, bạn nhất định phải có một bữa sáng hoàn hảo. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một bữa sáng chuẩn phải cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất, nghĩa là chúng ta vẫn phải ăn đủ bốn nhóm thực phẩm: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Thời gian ăn sáng không nên quá sớm cũng không nên quá muộn, tốt nhất trong khoảng 7-8h. Bữa ăn sáng nên cách thời gian thức dậy khoảng 30 phút. Trước khi ăn, nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.

Tôi ăn sáng thế nào?

Bữa sáng quan trọng để tăng cường  sức khỏe. Trên đát nước Việt Nam, sản phẩm nông nghiệp trù mật khắp mọi miền tổ quốc. Các loại hoa quả làm lợi sức khỏe, cam quýt, chuối, dâu ta dâu tây, việt quất, dưa lê, dưa hấu…dét-se các món ăn sáng trên. Cũng có hôm chỉ một gói lương khô quân đội, một bát nếp cẩm sữa chua, đủ một bữa sáng ngon lành, lại không làm tăng cân nữa. Thật đa tiện.

Chúc các bạn lựa chọn bữa sáng  phù hợp, đúng khẩu vị.

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...