Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2024

Đêm nhạc 'Bond Live in Vietnam'

 Bond là một ban nhạc gồm 2 thành viên đến từ Anh là Gay-Yee và Eos và 2 thành viên đến từ Úc là Haylie và Tania. Đây là Tứ tấu vĩ cầm thành công và bán chạy bản thu âm nhất của mọi thời đại với hơn 4 triệu bản thu âm. Bond đã 20 lần giành được đĩa vàng ở các nước khác nhau.

 
Ngày 5/10/2024 BOND đễn Việt Nam. Lần này  BOND mang thông điệp Hòa bình và nhân ái. Đêm nhạc  'Bond Live in Vietnam' sẽ diễn ra vào ngày 5/10, toàn bộ tiền bán vé sẽ được dành để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 vì đã tàn phá nặng nề đất nước này. Bạn bè quốc tế ủng hộ VN. Tỷ phú Ấn Độ Gotam Adani gửi tặng 1 triệu Đô; ông Phạm Nhật Vượng và công ty Vingroup góp 250 tỷ; đặc biệt GS TS Lê Ngọc Thạch ủng hộ 1 tỷ đồng từ lương hưu, tiền viết sách của mình; nhiều bạn bè âm nhạc; nhân dân cả nước; kiều bào ta ở nước ngoài cùng chung tay góp sức ủng hộ VN vượt qua bão lũ. Những tấm lòng vàng đúng thời điểm, còn quí hơn vàng, là kim cương đó bạn.

 
Cùng Thưởng thức BOND

https://youtu.be/HpYq1wzLVjU

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

Những bài tập thể dục phòng bệnh đột quỵ cực kì hiệu quả

                                                                      AN AN

Theo Trung tâm Thông tin Y khoa - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM, thường xuyên tập thể dục mang đến tác dụng tích cực trong việc hạn chế các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

Đi bộ thường xuyên và điều độ là một trong những bài tập hiệu quả phòng chống đột quỵ. Ảnh ghép: An An.

Tập thể dục hạn chế các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì, sử dụng thuốc lá, uống quá nhiều rượu… Ngoài ra, luyện tập thể dục còn làm tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C), góp phần cải thiện chức năng nội mô động mạch vành.

Dưới đây là 9 bài tập phòng chống đột quỵ, hỗ trợ ngừa bệnh dễ thực hiện, mời bạn cùng tham khảo:

1. Chạy bộ hoặc đi bộ

Chạy bộ, đi bộ khoảng 30 phút/ngày là cách hữu ích giúp đốt cháy mỡ thừa, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa các bệnh lý huyết áp, tim mạch, béo phì.

2. Bài tập giãn cơ

Bài tập thể dục chống đột quỵ này thực hiện bằng cách kéo giãn cơ bắp của thân người, chi dưới và trên.

Động tác rất đơn giản, bạn chỉ cần đứng tại chỗ kéo căng cơ chân, tay khoảng 30 giây/mỗi tư thế. Thường xuyên kéo giãn cơ giúp tăng cường sự linh hoạt của cơ xương khớp, góp phần tăng lưu thông máu, giúp mạch máu khỏe hơn.

3. Xoa bóp đầu và gáy

Bài tập này có tác dụng giúp các mạch máu vùng gáy, cổ khỏe mạnh, làm mềm hóa xơ cứng các mạch này này. Từ đó góp phần cải thiện quá trình lưu thông máu.

Tiến hành xoa 2 bàn tay vào nhau đến khi nóng lên rồi đặt 2 tay lên gáy sát vào phía cầu vai. Dùng tay massage, xoa bóp nhẹ nhàng đến khi gáy nóng lên và hơi đỏ.

Dùng đầu ngón tay massage nhẹ trán đến đỉnh đầu, sau đó di chuyển dần xuống gáy, lặp lại thao tác kể trên khoảng 30 lần. Bài tập này mang đến tác dụng thúc đẩy khí huyết.

4. Bài tập ở cổ

Bạn hãy ngồi thả lỏng rồi xoay cổ nhẹ nhàng từ trước ra sau và gập sang 2 bên. Đừng quên luân phiên đổi chiều, lặp lại động tác khoảng 3 - 5 lần. Bài tập ở cổ có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cũng như khả năng chịu áp lực của các thành mạch máu ở vùng cổ.

5. Tập vận động khớp vai

Bài tập này rất phù hợp với dân văn phòng và có thể thực hiện khoảng 2 lần/ngày. Đầu tiên, bạn cần thả lỏng vai, đặt hai bàn tay nhẹ nhàng lên cầu vai. Tiếp theo, tiến hành xoay bả vai theo hướng từ phía sau ra trước và ngược lại. Tác dụng của bài tập là làm giảm áp lực lên dây thần kinh và các mạch máu ở vùng vai.

6. Nhún vai

Nhún vai có thể giúp huyết quản, dây thần kinh, cơ bắp ở vai thư giãn, hoạt huyết thông mạch để cung cấp động lực cho lưu lượng máu tại động mạch cổ lưu thông đến não. Bạn hãy nhún vai lên xuống, mỗi lần tập kéo dài khoảng 4 - 8 phút.

7. Bài tập tăng sức bền cơ bắp

Những bài tập chống đột quỵ thông qua việc tăng sức bền cơ bắp có thể kể đến là tập tạ, căng lò xo hoặc dây thun… Những bài tập này giúp sức khỏe tổng thể cải thiện, ngừa bệnh tim mạch, béo phì, giảm cholesterol, từ đó hỗ trợ ngừa đột quỵ. Bạn nên thực hiện 2 – 3 lần/tuần, chia ra thành các bài tập nhỏ với thời gian luyện tập vừa sức.

Bài tập gia tăng sức bền cơ bắp như tập tạ góp phần giúp bạn ngăn ngừa bệnh đột quỵ

8. Lắc đầu

Phần đầu chuyển động phù hợp có thể góp phần làm gia tăng sức bền của mạch máu, mang đến lợi ích cho việc phòng chống đột quỵ.

Đầu tiên, bạn hãy ngồi thẳng, thư giãn phần cơ bắp vùng cổ, sau đó chuyển động đầu từ trái sang phải, trước ra sau, lặp lại động tác khoảng 30 - 50 lần. Bạn có thể thực hiện 3 lần/ngày với tốc độ chậm. Người bị huyết áp thấp có thể tập khi đang nằm ngửa.

9. Các hoạt động phối hợp

Yoga, thể dục nhịp điệu, đánh cầu lông, đá bóng… sẽ giúp làm gia tăng khả năng phối hợp giữa hoạt động của mắt với tay chân. Bạn có thể tập 2 - 3 buổi/tuần để cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai, nâng cao sức khỏe tổng thể, giảm bớt nguy cơ bị ngã, gia tăng độ an toàn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

 

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2024

Lý do Vitamin B cực kỳ cần thiết cho sức khoẻ con người

 Việc không nạp đủ Vitamin B có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo của cơ thể, khiến chúng ta có mức năng lượng thấp và cảm giác mệt mỏi về tinh thần và thể chất.

Vitamin B có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật. (Nguồn: Illuminatingyou)© Được Thế giới & Việt Nam cung cấp

Vitamin B có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật. (Nguồn: Illuminatingyou)

Bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc ít năng lượng hơn bình thường. Hoặc bạn đang trải qua một giai đoạn đặc biệt căng thẳng? Nếu đang trong tình trạng này, bạn có thể phải kiểm tra xem liệu cơ thể có nhận đủ Vitamin B từ chế độ ăn uống hay không?

Các Vitamin nhóm B bao gồm Vitamin B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B5 (axit pantothenic), B6 (pyridoxine), B7 (biotin), B9 (folate), và B12 (cobalamin).

Cyrus Luk, chuyên gia dinh dưỡng và thành viên ban điều hành của Hiệp hội Chuyên gia Dinh dưỡng Hong Kong, cho biết tám loại Vitamin nhóm B này phối hợp với nhau để giúp cơ thể hoạt động tối ưu. Vì vậy, tất cả chúng đều cần thiết cho sức khỏe tổng thể.

Cyrus Luk cho biết: “Các Vitamin B có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi mãn tính vì nhiều loại vitamin có liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng.”

Anh giải thích rằng việc không nạp đủ Vitamin B có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo của cơ thể, khiến chúng ta có mức năng lượng thấp và cảm giác mệt mỏi về tinh thần và thể chất.

Lợi ích của Vitamin B

Ba Vitamin B - B1, B6 và B12 - giúp não và hệ thần kinh của chúng ta khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, chất truyền tin hóa học của cơ thể.

Đó là lý do tại sao Cyrus Luk nói “việc hấp thụ không đủ vitamin B có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, sức khỏe tâm thần, cảm xúc và cách chúng ta quản lý căng thẳng.”

B6, B9 và B12 rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của chúng ta vì chúng có liên quan đến sự phân hủy homocysteine. Ở mức độ cao, axit amin này có thể làm hỏng lớp lót động mạch và "khuyến khích" đông máu - có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đau tim, đông máu và đột quỵ.

Việc không có đủ ba loại Vitamin B này cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu - lượng hồng cầu khỏe mạnh thấp - dẫn đến giảm lưu lượng ôxy đến các cơ quan.

Đối với phụ nữ, việc bổ sung Vitamin B9 đặc biệt quan trọng trước và trong khi mang thai. Nó giúp làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở não và cột sống của trẻ.

Hầu hết chúng ta đều nhận đủ Vitamin B thông qua chế độ ăn uống, vì chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau: rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt và các sản phẩm từ sữa. Nhiều loại thực phẩm còn được bổ sung thêm Vitamin B - bao gồm B12 - như ngũ cốc, bánh mỳ và mỳ ống.

Nhóm người thiếu Vitamin B

Theo nghiên cứu ở Mỹ, tình trạng thiếu Vitamin B ảnh hưởng đến ít nhất 3% những người ở độ tuổi 20-39, 4% những người ở độ tuổi 40-59 và 6% những người từ 60 tuổi trở lên.

Tiến sĩ Vanita Rahman, bác sĩ nội khoa kiêm chuyên gia dinh dưỡng và giám đốc phòng khám tại Trung tâm Y tế Barnard ở Washington cho biết một số nhóm người đặc biệt dễ bị thiếu hụt Vitamin B.

Tiến sĩ Rahman cho biết những người uống quá nhiều rượu có thể dễ bị thiếu B1. Người già, người ăn chay và những người dùng thuốc metformin - dùng để kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 - có thể bị thiếu B12.

Tiến sỹ Rahman giải thích một số người sản xuất ít axit dạ dày hơn khi về già và hấp thụ Vitamin B12 kém hiệu quả hơn bởi axit dạ dày cần thiết để giải phóng B12 từ thức ăn.

Vì B12 chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật nên những người theo chế độ ăn dựa trên thực vật có thể bị thiếu vitamin này.

Bạn có thể thiếu Vitamin B khi gặp tình trạng này

Chuyên gia dinh dưỡng Cyrus Luk nói: “Những người thiếu Vitamin B có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược hoặc cảm giác thiếu năng lượng lan tỏa."

“Họ cũng có thể bị tê hoặc cảm giác ngứa ran ở tay và chân, cùng với các cơ bị suy yếu. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, sự thiếu hụt Vitamin B có thể dẫn đến các vấn đề về nhận thức như lú lẫn, mất trí nhớ, trầm cảm và thậm chí là mất trí nhớ.”

Thực phẩm nào chứa Vitamin B?

Vitamin B có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Ví dụ đậu nành có chứa Vitamin B1, B3 và B7. Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp B1, B6 và B7 dồi dào. Nấm chứa B5; rong biển và natto (món ăn truyền thống của Nhật Bản được làm từ đậu tương lên men) có chứa B2; yến mạch có B1 và B5; gạo lứt có B3 và B6; và các loại rau lá xanh đậm như rau bina có B6.

Các sản phẩm từ động vật được coi là nguồn cung cấp Vitamin B tốt bao gồm nội tạng (B1, B3 và B12); hải sản (B3, B7 và B12); thịt nạc (B1, B3, B6, B7 và B12); và trứng (B3 và B12).

Vitamin B hấp thụ được từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật có tốt hơn các sản phẩm từ thực vật không?

Tiến sĩ Rahman cho biết không có đủ nghiên cứu để xác định điều này, mặc dù thực phẩm có nguồn gốc thực vật có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe: giúp giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giảm huyết áp và giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch.

Khi được lựa chọn giữa ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, chuyên gia Luk nói hãy chọn loại ngũ cốc nguyên hạt bởi ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều Vitamin B và nhiều chất xơ hơn.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024

MÙA THU THƯỞNG THỨC ÁNH TRĂNG

 Sonata Ánh Trăng cho Dương cầm số 14                       (Beethoven)

Ludwig van Beethoven viết bản sonata này dành cho cô học sinh dương cầm 17 tuổi của ông Gräfin Giulietta Guicciardi (1784–1856) vào năm 1801 và sau khi ông mất vài năm thì bản sonate được nhà phê bình âm nhạc Ludwig Rellstab đặt cho cái tên phổ biến như bây giờ, ông đã so sánh bản nhạc với ánh trăng trên hồ Lucerne.

Suốt cuộc đời Beethoven, bản Sonata Ánh trăng là bản nhạc viết cho đàn dương cầm nổi tiếng nhất của ông,  giá trị của nó thể hiện bởi sự tự do trong sáng tác và những cảm xúc kì diệu đầy lãng mạn.

Tác giảLudwig van Beethoven

Tác phẩm: Sonata piano số 14 giọng Đô thăng thứ, Op. 27 No. 2 “Ánh trăng”

Thời gian sáng tác: 1801

Đề tặng: nữ bá tước Giulietta Guicciardi

Tác phẩm gồm 3 chương:

I.            Adagio sostenuto

II.          Allegretto

III.        Presto agitato.

Piano Sonata số 14, về sau thường được gọi là Sonata “Ánh trăng”, được Beethoven thêm vào tiêu đề tác phẩm cụm từ “Quasi una fantasia” (trong tiếng Ý có nghĩa là “gần như một fantasy”), bởi nó không theo mẫu mực của sonata truyền thống trong đó chương đầu tiên thường ở thể sonata và những chương được bố trí tuần tự theo quy luật nhanh – chậm – nhanh.

 Gần 300 năm đã đi qua, sonate Ánh Trăng càng ngày càng bất tử.

Mùa Thu, ngắm cảnh trăng thanh bên cốc trà sen nổi tiếng Tây Hồ - Hà thành, các bạn sẽ có tâm hồn rộng mở, quên đi những vất vả đời thường, du dương về với gió ngàn để mãi mãi ngàn năm văn hiến.

Mời các bạn cùng thưởng thức:

 https://youtu.be/yMCQMmJ4l_s

 

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2024

Những loại sữa có thể giúp bạn giảm cholesterol LDL

                           NGỌC THÙY (THEO ONLYMYHEALTH)

Một trong những tác nhân gây ra bệnh tim là mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL - một loại cholesterol xấu đối với cơ thể. Dưới đây là những loại sữa có thể giúp bạn giúp giảm mức cholesterol LDL trong cơ thể.

Sữa đậu nành

Đậu nành có ít chất béo bão hòa và là một loại thực phẩm có tác dụng giúp làm giảm cholesterol hiệu quả. Ngoài ra, trong sữa đậu nành còn chứa hợp chất isoflavone và protein có thể làm giảm cholesterol LDL và nguy cơ xơ cứng động mạch.

Theo nghiên cứu của Trường Y Harvard, tại Hoa Kỳ cho thấy, trung bình tiêu thụ 25 gam protein đậu nành mỗi ngày trong thời gian sáu tuần đã làm giảm mức LDL khoảng 3% đến 4%, một con số nhỏ nhưng vẫn đáng kể.

Sữa yến mạch

Sữa yến mạch rất giàu beta-glucans, một loại chất xơ hòa tan giúp giữ mức cholesterol trong tầm kiểm soát và giảm đáng kể mức cholesterol LDL. Sữa yến mạch cũng ít chất béo bão hòa và cholesterol, khiến nó trở thành lựa chọn cho những ai muốn cải thiện sức khỏe tim mạch.

Sữa hạt lanh

Hạt lanh chứa nhiều axit alpha-linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol LDL. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia, tại Ấn Độ cho thấy, sữa hạt lanh cũng là một nguồn chất xơ, có thể giúp giảm mức cholesterol.

Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân là một lựa chọn tốt cho tim mạch vì nó không chứa cholesterol và ít chất béo bão hòa. Chất béo không bão hòa đơn trong hạnh nhân có liên quan đến sức khỏe tim mạch giúp giảm mức cholesterol LDL. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chọn sữa hạnh nhân không đường, vì đường có thể có tác dụng phụ đối với mức cholesterol trong cơ thể.

 

 

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2024

Những điều cần biết về cholesterol HDL (CHOLESTEROL TỐT)

                         THIỆN NHÂN (THEO ONLYMYHEALTH)

Cholesterol (HDL) là một loại cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (mỡ tốt), được tổng hợp tại gan, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cholesterol máu. Nếu chỉ số cholesterol (HDL) ở mức ổn định, sẽ giúp cơ thể loại bỏ mỡ thừa và mảng bám tích tụ trong động mạch. Sau đó, vận chuyển chúng tới gan để đào thải. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Cholesterol (HDL) cao sẽ hấp thụ chất béo dư thừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) là gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cholesterol di chuyển trong máu nhờ các protein gọi là lipoprotein. Chúng được phân loại thành loại cholesterol LDL và HDL.

Trong khi cholesterol (LDL) hay cholesterol “xấu” chiếm phần lớn lượng cholesterol trong cơ thể bạn, thì cholesterol (HDL) sẽ hấp thụ lượng cholesterol dư thừa trong máu và mang nó trở lại gan, nơi nó được bài tiết ra khỏi cơ thể.

Do đó, mức cholesterol (LDL) cao góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, trong khi mức cholesterol (HDL) cao sẽ hấp thụ chất béo dư thừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Vai trò của cholesterol (HDL) với sức khỏe tim mạch

Cholesterol (HDL) hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách hỗ trợ loại bỏ cholesterol dư thừa khỏi động mạch, từ đó làm giảm nguy cơ tích tụ mảng bám và tắc nghẽn. Hơn nữa, nó có chứa các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu và giảm nguy cơ tổn thương liên quan đến viêm.

Mức HDL bằng hoặc trên 60 miligam/dL (mg/dL) ở nam và nữ được cho là lượng cholesterol mong muốn trong cơ thể, trong khi mức cholesterol dưới 40 mg/dL ở nam và 50 mg/ dL ở phụ nữ được coi là rủi ro có thể mắc bệnh về tim mạch.

Cách tăng mức cholesterol (HDL)

-Hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe ít nhất 150 phút mỗi tuần.

-Tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo không bão hòa.

-Tăng lượng chất xơ hòa tan.

-Bổ sung nguồn axit béo omega-3.

-Giảm lượng carbohydrate tinh chế.

-Tiêu thụ rượu ở mức độ vừa phải.

-Bỏ hút thuốc vì nó làm giảm mức HDL trong cơ thể.

 

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2024

Người có lượng LDL cholesterol cao nên có bữa sáng thế nào?

                                                     Minh Nhật

Một bữa sáng đủ chất đạm, chất xơ và các chất béo lành mạnh có thể giúp lượng LDL cholesterol - một loại cholesterol xấu trong cơ thể ở mức thấp nhất có thể.

 


Bữa sáng cân bằng dinh dưỡng sẽ là hoàn hảo đối với người có lượng choresterol xấu ở mức cao hơn bình thường. (Nguồn: Getty Images)

Cholesterol là phần chất béo thiết yếu mà tế bào trong cơ thể chúng ta cần. Cholesterol được vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein - chất trung gian vận chuyển. Do đó có hai khái niệm, là LDL cholesterol và HDL cholesterol.

LDL cholesterol là thành phần “xấu” của cholesterol, khi LDL cholesterol tăng nhiều trong máu dẫn đến lắng đọng ở thành mạch, gây nên các mảng xơ vữa.

Mảng xơ vữa dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu, dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ... LDL cholesterol là cholesterol xấu, nên hạn chế ở mức thấp trong máu, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.

Những người có lượng cholesterol xấu ở mức cao không nên bỏ qua bữa sáng. Theo đó, bữa sáng của những người này cần tránh xa các thực phẩm như thịt xông khói, xúc xích, bơ. Đây là những chất béo bão hoà khiến cholesterol xấu ngày càng gia tăng. Thay vào đó, hãy lựa chọn một thực đơn bữa sáng với protein nạc, chất béo từ thực vật như quả bơ và các loại hạt.

Hãy nói lời tạm biệt với các loại carb tinh chế như các thực phẩm bánh mì trắng, bánh ngọt, ngũ cốc ngọt… bởi chúng khiến lượng đường trong máu tăng, gây nguy cơ liên quan đến bệnh tim. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ vào thực đơn bữa sáng là lời khuyên tốt nhất dành cho những người có lượng cholesterol đang ở mức cao hơn bình thường. Cùng với đó, nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói tiện lợi bởi chúng chứa các chất béo chuyển hoá làm tăng mức cholesterl xấu trong cơ thể.

Đặc biệt, chất xơ có tác dụng cao trong việc quản lý cholesterol LDL thông qua quá trình nối kết với các cholesterol và thải chúng ra khỏi cơ thể. Hãy đảm bảo rằng, bữa sáng cân bằng giữa trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, protein và chất béo lành mạnh sẽ là một bữa sáng hoàn hảo đối với người có lượng choresterol xấu ở mức cao hơn bình thường.

Ngoài ra, việc lặp đi lặp lại cùng một chế độ ăn sáng có thể dẫn đến thiếu hụt một số chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, hãy đa dạng hóa thói quen ăn để bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng hơn và bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Ưu tiên cân bằng protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, đồng thời tận hưởng hương vị lành mạnh của các bữa ăn chuẩn bị tại nhà. Sự thay đổi có ý thức sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng cholesterol và sức khỏe của mình.

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...