ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

CÁCH GIẢM AXIT URIC MÁU

 Cách giảm axit uric máu liên quan đến bệnh gút

 Hà Lê (Theo VFA)

Giảm cân là một cách hiệu quả giúp giảm axit uric. Đồ họa: Hương Giang© Lao Động

Axit uric máu tăng cao là mối nguy hiểm cho sức khỏe, liên quan mật thiết những cơn đau dữ dội cho người bị bệnh gút.

Axit uric trong cơ thể được lọc qua thận và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu hoặc mồ hôi.

Axit uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Nguồn gốc nội sinh là khi các tế bào chết đi, nhân của chúng bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Nguồn gốc ngoại sinh là khi axit uric được tạo thành từ sự chuyển hóa thức ăn hoặc các con đường chuyển hóa khác.

Các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng axít uric trong máu:

- Rối loạn chuyển hóa enzym dẫn đến suy giảm khả năng đào thải axít uric qua đường tiểu.

- Chế độ ăn mất cân bằng, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn, thực phẩm giàu chất đạm như thịt đỏ, hải sản,…

- Gút và các đợt gút cấp.

- Chức năng thận suy giảm làm mất dần khả năng loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.

- Bệnh ung thư như ung thư di căn, đa u tủy xương,… hoặc/và đang trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị. Những biện pháp này có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng làm tăng axit uric trong máu.

- Thiểu năng tuyến cận giáp hoặc bệnh đái tháo đường.

Cách giảm axit uric

Hạn chế thực phẩm giàu purin:

Cần lưu ý những thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: Thịt thú rừng, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, cá cơm, cá trích, trai, thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (kể cả thịt bê), nội tạng, thực phẩm và đồ uống có đường, rượu bia.

Một số thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải bao gồm: thịt nguội, giăm bông, thịt bò, thịt gia cầm, hàu, tôm, cua... nên ăn với mức độ có kiểm soát.

Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp bao gồm: Các sản phẩm sữa ít béo và không có chất béo; bơ đậu phộng và hầu hết các loại hạt; các loại trái cây và rau quả; cà phê; gạo nguyên hạt, bánh mì và khoai tây.

Tránh các loại thuốc làm tăng axit uric:

Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric (thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch, aspirin liều thấp).

Duy trì trọng lượng cơ thể:

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, đặc biệt là ở những người trẻ.

Tránh rượu và đồ uống có đường:

Uống nhiều rượu và đồ uống có đường liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh gút. Rượu và đồ uống có đường cũng bổ sung lượng calo không cần thiết vào chế độ ăn uống, gây tăng cân và các vấn đề trao đổi chất.

Bổ sung vitamin C:

Uống bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

CÁC MẸ CHÚ Ý

 5 loại quả nhiều chất đạm trẻ nên ăn thường xuyên

Các loại quả như chuối, nho, bơ chứa nhiều chất đạm, cần thiết để cơ thể trẻ xây dựng, duy trì cơ bắp và các mô.

Trẻ ăn ít chất đạm (protein) có thể không đạt tiềm năng tăng trưởng tối đa. Bé 1-3 tuổi nên tiêu thụ 13 g, bé 4-8 tuổi cần ít nhất 19 g, độ tuổi 9-13 tối thiểu là 34 g chất đạm mỗi ngày. Với thanh thiếu niên 14-18 tuổi, lượng chất đạm thay đổi theo giới tính, nam là 52 g và nữ cần 46 g.

Thực phẩm giàu chất đạm bao gồm thịt nạc, cá, gà tây, thịt gà, trứng... Đạm từ động vật có nhiều lợi ích giúp trẻ phát triển tối ưu. Bên cạnh đó, một số loại quả cũng bổ sung dưỡng chất này cho trẻ.

Chuối

Chuối có nhiều chất đạm được trẻ và người lớn yêu thích. Một quả chuối tươi cỡ trung bình (118 g) cung cấp 105 lượng calo, 27 g carbohydrate, 3 g chất xơ, 0,3 g chất béo, 1 g chất đạm. Quả này cũng giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu như mangan, kali, magiê, chất xơ, chất béo, vitamin C, B6... Thực phẩm có lượng kali cao cung cấp năng lượng cho cơ thể trong quá trình hoạt động thể chất.

Trẻ lớn có thể ăn chuối nguyên quả, kết hợp với sữa chua, tốt cho hệ tiêu hóa và bổ sung năng lượng. Món ăn dặm từ chuối kết hợp táo rất giàu vitamin và khoáng chất. Chuối kết hợp với bơ béo ngậy kích thích bé ăn ngon hơn, giúp tăng cân.

Chuối có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ. Ảnh: Dậu Đỗ© Được VnExpress cung cấp

Nho khô

Nho khô cung cấp một lượng chất đạm, trẻ có thể ăn theo nhiều cách khác nhau. Bé ăn các loại hạt kết hợp rất tốt cho sức khỏe hoặc thêm vào bột yến mạch, sữa chua.

Quả mọng

Tất cả quả mọng đều cung cấp nhiều chất đạm cho trẻ. Trong đó, mâm xôi có hàm lượng protein tương đối cao. Cha mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống của bé. Quả mâm xôi cũng chứa nhiều vitamin C và mangan. 100 g mâm xôi có 6,5 g chất xơ.

Quả bơ

100 g quả bơ bao gồm 101 kcal, 1,9 g chất đạm, 9,4 g lipid, 2,3 g glucid. Một số thành phần vitamin và khoáng chất có trong loại quả này như canxi, sắt, vitamin C, vitamin nhóm B.

Bơ dồi dào chất béo tốt, cụ thể là omega 3 nên cho trẻ ăn dặm với bơ giúp thúc đẩy não phát triển. Bé thông minh hơn, trí nhớ và khả năng tiếp thu cũng tốt hơn.

Trong các món từ bơ cho bé ăn dặm, bơ dầm sữa là đơn giản nhất, dễ thực hiện tại nhà. Mẹ có thể làm sinh tố bơ chuối cho trẻ. Chuối và bơ là hai loại quả thơm ngon, kết hợp với nhau tạo hương vị thơm ngon, mới mẻ cho bé phát triển vị giác.

Ổi

Ổi là một trong những loại quả có nhiều chất đạm nhất. Một quả cỡ vừa cung cấp hơn 4 g chất đạm. Ngoài ra, ổi còn giàu chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C và folate, chất xơ.

Vitamin C rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, hỗ trợ tăng trưởng và tái tạo tế bào cho trẻ. Vitamin này còn ngăn ngừa các bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.

Folate hữu ích cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh liên quan đến não và cột sống như chứng thiếu máu não.

Lê Nguyễn (Theo Parent, Economic Times)

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

HÃY CHÚ TRỌNG BỮA SÁNG

 Ăn sáng bằng xôi, bún hay phở là tốt nhất?

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên và cũng quan trọng nhất trong ngày. Đồ ăn cho bữa sáng của người Việt cực kỳ phong phú, đa dạng, có thể nói là hiếm có nền văn hóa ẩm thực nào sánh bằng. Mọi người có thể lựa chọn từ món khô cho đến món nước, món mặn hay món ngọt; phổ biến nhất có thể kể đến là xôi, bún, phở hay bánh mỳ.

Cùng vì có quá nhiều lựa chọn nên câu hỏi sáng ăn xôi hay bún, phở... là tốt nhất được đặt ra. 

Sáng ăn xôi hay bún, phở là tốt nhất?

Xét về thú vui ẩm thực, ăn món nào tốt nhất tùy thuộc vào khẩu vị và cả điều kiện của từng người. Ăn thứ gì, ăn ra sao, ăn thế nào là đủ..., bạn có thể tùy theo sở thích, thời gian và cả túi tiền để lựa chọn.

Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi sáng ăn xôi hay bún, phở là tốt nhất đối với sức khỏe, chúng ta cần xét trên khía cạnh dinh dưỡng để đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của từng món.

Trong đó, xôi được chế biến từ gạo nếp, thành phần chính là tinh bột, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể để làm việc, học tập, đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất xơ. Tuy nhiên, đây là món nên hạn chế đối với  người thừa cân, béo phì, bị tiểu đường, đang có vết thương mưng mủ hay mới hồi phục bệnh.

Sáng ăn xôi hay bún, phở là tốt nhất? (Ảnh minh họa)© Được VTC cung cấp

Theo đánh giá của TS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) trên VnExpress, năng lượng của một bát phở ngang với lượng cơm bữa chính, thích hợp để ăn vào bữa sáng.  Một bát phở bò có khoảng 140gr bánh phở, 100gr thịt bò, cung cấp 350-400 Kcal, thành phần dinh dưỡng chính gồm protein, tinh bột, chất béo. Món này ít chất xơ và khá nhiều muối.

Tương tự, các món bún, miến cũng cung cấp tinh bột, đạm, chất béo với mức độ cân đối tùy loại. Có món nhiều chất béo như bún riêu, bún vịt - ngan, có món ít béo như bún ốc. Có những món cung cấp nhiều rau ăn kèm. Nhìn chung các món này đều chứa lượng muối khá lớn.

Vậy sáng ăn xôi hay bún, phở là tốt nhất? Theo Tiến sỹ dinh dưỡng Từ Ngữ (Hội Dinh dưỡng Việt Nam), món nào cũng không đảm bảo sự cân đối các chất. Chẳng hạn, xôi xéo tuy có protein, lipid từ đậu xanh, mỡ và hành phi nhưng rất ít; thành phần chính là gluxit.

Trong khi đó, các loại phở, bún (như bún chả, bún cá…) giàu protein hơn xôi nhưng lại không nhiều chất xơ và vitamin. Một bát bún sẽ cân đối dinh dưỡng hơn một gói xôi, nhưng xét tiêu chí no bụng thì bún có thể không bằng xôi.

TS Từ Ngữ cho rằng, bữa sáng cần cân đối về các thành phần dinh dưỡng, phải có tinh bột (gluxit), đạm (protein). Không nên vì muốn giảm cân mà cắt bỏ tinh bột vì nó rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngoài ra, bạn cần bổ sung rau xanh. 

Bạn có thể khắc phục khuyết điểm của mỗi món ăn sáng, chẳng hạn như với món xôi, bạn có thể ăn thêm giò chả, thịt, ruốc, trứng và dưa góp, rau thơm. Nếu không thể cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng trong một bữa sáng, bạn nên thay đổi món ăn theo từng bữa để chúng bổ sung cho nhau thay vì ăn mãi một món. Thực đơn bữa sáng của người Việt rất đa dạng nên bạn hoàn toàn có thể làm được điều này.

Với những người thích ăn phở vào bữa sáng, BS Nguyễn Trọng Hưng lưu ý rằng việc thường xuyên ăn món này có thể dẫn đến thiếu chất xơ, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây táo bón, lượng muối lại cao, gần 4gr. Trong khi đó theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người một ngày chỉ nên bổ sung 5gr muối. Thói quen ăn mặn gây nhiều bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tim mạch, sỏi thận, loãng xương...

Còn miến thì sao?

Miến chứa hàm lượng carbohydrate caogiàu chất xơ và protein. Tuy nhiên, lượng calo trong miến được coi là rỗng, do đó miến hầu như không có giá trị dinh dưỡng.

Một số thành phần dinh dưỡng trong miến có thể kể đến như:

·         Hàm lượng năng lượng: 330.5 kcal.

·         Protein: 10.5 g.

·         Carbohydrate: 82.5 g.

·         Chất xơ: 2.5 g.

·         Canxi: 2 mg.

Miến là thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate cao, giàu chất xơ và protein

 Ăn sáng thế nào cho đúng cách?

Để cơ thể khoẻ mạnh, bạn nhất định phải có một bữa sáng hoàn hảo. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một bữa sáng chuẩn phải cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất, nghĩa là chúng ta vẫn phải ăn đủ bốn nhóm thực phẩm: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Thời gian ăn sáng không nên quá sớm cũng không nên quá muộn, tốt nhất trong khoảng 7-8h. Bữa ăn sáng nên cách thời gian thức dậy khoảng 30 phút. Trước khi ăn, nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.

Tôi ăn sáng thế nào?

Bữa sáng quan trọng để tăng cường  sức khỏe. Trên đát nước Việt Nam, sản phẩm nông nghiệp trù mật khắp mọi miền tổ quốc. Các loại hoa quả làm lợi sức khỏe, cam quýt, chuối, dâu ta dâu tây, việt quất, dưa lê, dưa hấu…dét-se các món ăn sáng trên. Cũng có hôm chỉ một gói lương khô quân đội, một bát nếp cẩm sữa chua, đủ một bữa sáng ngon lành, lại không làm tăng cân nữa. Thật đa tiện.

Chúc các bạn lựa chọn bữa sáng  phù hợp, đúng khẩu vị.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

LỢI ÍCH TỪ CỦ CẢI

 Ăn nửa cân rau này tốt hơn cả 10 củ nhân sâm, nhưng người Việt lại vứt đi

Củ cải là loại củ vô cùng bổ dưỡng, đa phần mọi người chỉ dùng phần củ mà bỏ đi phần lá xanh bên trên.

Ít ai biết được rằng phần lá đi là kho tàng dinh dưỡng, chứa hàm lượng canxi cao, cứ 100 gam lá rau củ cải có chứa 150 đến 350mg canxi.

Hàm lượng canxi của nó được xếp vào hàng tốt nhất trong số các loại rau, vượt qua cả sữa và đậu nành.

Thứ lá mà mọi người hay vứt đi không ngờ lại có nhiều tác dụng như vậy (Nguồn: Sohu)© Được VTC cung cấp

Ngoài ra, lá củ cải còn rất giàu vitamin K cần thiết cho quá trình hình thành xương, giúp việc bổ sung canxi hiệu quả hơn, được mệnh danh là “viên canxi tự nhiên”. Ăn lá củ cải thường xuyên giúp phòng ngừa loãng xương.

Lá củ cải có tính ấm, điều này khiến nó giá trị trong số các loại rau lá xanh. Nguyên nhân, không có nhiều loại rau lá xanh có tính ấm, các loại rau có tính ấm và không gây kích ứng lại càng hiếm hơn.

Hàm lượng β-carotene trong lá củ cải cũng rất cao. Beta-carotene trong cơ thể có thể chuyển hóa thành vitamin A, có lợi cho thị giác, da và niêm mạc. Ăn thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh quáng gà, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và duy trì làn da mềm mại.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, lá củ cải tác dụng bồi bổ dạ dày, tiêu hóa thức ăn, nhuận tràng, trị kiết lỵ. Những thành phần dinh dưỡng có trong lá củ cải còn có tác dụng hạ huyết áp, giúp tiêu đờm, giảm ho, hạ khí. Vì vậy, nếu bạn gặp loại lá này, hãy tận dụng và ăn nó đừng vứt đi.

Một số món ăn được làm từ lá củ cải bạn có thể tham khảo dưới đây.

+ Lá củ cải xào nấm hương

+ Lá củ cải xào thịt lợn

+ Nộm lá củ cải

Lá củ cải tốt nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn loại lá này. Những người gặp vấn đề rối loạn tuyến giáp, người đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì không nên ăn loại lá này.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024

RƯỢU ĐINH LĂNG - NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý

 Đinh lăng là một trong những thảo dược được sử dụng nhiều trong Đông y. Đặc biệt, củ của loại cây này chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi sức khỏe như axit amin, vitamin B, saponin, glucozit.

Củ đinh lăng tươi thường được dùng để ngâm rượu. Rượu đinh lăng được biết đến với một số lợi ích như nâng cao sức khỏe, độ dẻo dai và có tăng sức đề kháng cho người sử dụng, giúp giải tỏa mệt mỏi, giảm căng thẳng và cải thiện chứng mất ngủ. 

Bên cạnh những lợi ích kể trên, rượu đinh lăng cũng có nhiều tác hại nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách. Dưới đây là các tác hại của rượu đinh lăng mà bạn cần lưu ý. 

Tác hại của rượu đinh lăng

Rối loạn nhịp tim

Trong rễ cây đinh lăng có chất saponin. Chất này khiến hồng cầu bị vỡ. Vì vậy, nếu uống quá nhiều rượu đinh lăng sẽ dẫn tới nhịp tim tăng cao, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập loạn xạ.

Do đó, những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch cần hạn chế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng loại rượu này.

Sử dụng rượu đinh lăng nhiều hoặc không đúng cách sẽ gây hại cho sức khoẻ (Ảnh: vietmec)© Được VTC cung cấp

Da xanh xao, hại gan

Trong đinh lăng có một chất gọi là Flavonoid. Chất này tuy nhiều tác dụng với sức khỏe như chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư nhưng nếu sử dụng nhiều có thể khiến da bị xanh xao, thiếu sức sống, đặc biệt là ở những người gan kém. Khi gan bị ảnh hưởng, biểu hiện đầu tiên sẽ là vàng da, da xanh tái.

Do vậy, những người đang có bệnh gan nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn dùng rượu đinh lăng để điều trị những chứng bệnh khác.

Gây hoa mắt, chóng mặt

Chất ”Ancaloit” trong cây đinh lăng là thủ phạm khiến người dùng cảm thấy hoa mắt chóng mặt nếu uống nhiều.

Vì thế, những người bị rối loạn tiền đình, huyết áp thấp cần lưu ý khi uống để tránh tác hại của rượu đinh lăng với cơ thể.

Gây xung huyết

Chiết xuất của đinh lăng trở thành chất độc nếu sử dụng quá liều. Theo kết quả thử nghiệm trên chuột, liều gây độc LD50 của cây đinh lăng là 32,9g/kg. Do đó, nếu dung nạp vào cơ thể quá liều rượu ngâm đinh lăng có thể gây tích tụ độc tố trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng xung huyết ở các cơ quan nội tạng như tim, gan, dạ dày, ruột.

Đau bao tử

Rượu đinh lăng nếu uống nhiều sẽ gây hại cho dạ dày tương tự như những loại rượu khác.

Những người đang gặp các vấn đề về dạ dày không nên sử dụng rượu này vì sẽ làm cho tổn thương lâu lành hơn, thậm chí các vết loét sẽ lan rộng hơn.

Phòng tránh tác hại của rượu đinh lăng

Tuy là bài thuốc tốt nhưng đinh lăng ngâm rượu cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu không được sử dụng hợp lý. Để tránh những tác hại của rượu đinh lăng, bạn nên lưu ý:

  • Dù sử dụng rượu đinh lăng với mục đích trị bệnh cũng không nên uống nhiều, chỉ sử dụng từ 1-2 chén nhỏ/ngày, bệnh đã khỏi thì không nên sử dụng tiếp.
  • Người bị bệnh gan không nên sử dụng rượu ngâm củ đinh lăng.
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không nên uống.
  • Không sử dụng rượu đinh lăng thay cho những loại rượu thông thường khác.

 RƯỢU NÀO CŨNG THẾ: ĐÃ RƯỢU BIA, KHÔNG LÁI XE!

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

Những người không nên ăn lá lốt

 Ngoài là rau ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Tuy tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một số người được khuyến cáo không nên ăn loại rau này. Dưới đây là những người không nên ăn lá lốt.

Tác dụng của lá lốt

Lá lốt là loại rau quen thuộc trong nhân dân thường dùng để ăn sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...

Lá lốt tốt nhưng có những người không nên ăn lá lốt© Được VTC cung cấp

Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt

Chữa ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.

Viêm tinh hoàn: Lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.

Chữa đau nhức xương khớp khi lạnh: Nhờ có vị cay, tính ấm nên lá lốt chữa trị đau nhức xương khớp rất tốt. Dùng 50 đến 70g lá lốt + 100gr thịt bò đem rửa và xắt mỏng, tẩm ướp gia vị theo khẩu vị rồi cùng cùng lá lốt. Ăn 2 – ba lần/ tuần.

Nếu chán ăn bạn cũng có thể sắc thuốc uống với một số vị thuốc khác nữa với công thức như sau: 15gr rau lốt + 15 gr rễ cây bưởi, xắt nhỏ, sao vàng+ 15gr rễ ngòi voi+ 15g rễ cây cỏ xước + 600ml nước sạch. Đun thuốc sệt lại còn 200 ml, một ngày uống ba lượt, 1 tuần uống sẽ khỏi bệnh. 20 g lá lốt + 12 gram thiên nhiên kiện + 16 gram gai tầm xoang + 400ml nước sạch. Sắc đặc lại còn 100ml nước thuốc, 1 tuần uống với nhiều lần uống trong ngày/ 1 ngày. Thái nhỏ 5 tới mười lá lốt mang phơi khô hay 15 – 30 lá rau lốt tươi sắc nước rồi uống 1 ngày 2 – ba lượt, uống liên tiếp trong 1 tuần.

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

Chữa viêm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.

Những người không nên ăn lá lốt

Để áp dụng “món ăn bài thuốc", nhiều bà nội trợ đã chú ý đưa lá lốt vào thực đơn hàng ngày với mong muốn trị bệnh không dùng thuốc. Tuy nhiên, lá lốt cũng như bất kỳ vị thuốc nào, đều cần phải dùng đúng liều lượng. Nếu lạm dụng, đôi khi thuốc bổ cũng có thể thành… thuốc độc.

Vì vậy, khi ăn lá lốt cần phải tùy thuốc vào cơ địa và thể trạng của từng người. Với những người đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón (biểu hiện lợi hàm sưng đỏ; lưỡi khô; môi nẻ; đi tiêu khó khăn, nóng bức trong người…) thì không nên dùng lá lốt.

Với người bình thường, một ngày chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt/người.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho vấn đề "Những người không nên ăn lá lốt" rồi phải không.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN CHUỐI

Chuối là loại quả rẻ tiền nhưng rất bổ dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn chuối. Dưới đây là những người không nên ăn chuối:

Người bị đau dạ dày

Mặc dù chuối thường dễ tiêu hóa nhưng không phải ai cũng có thể dung nạp được. Chuối chứa nhiều đường fructose, sorbitol và chất xơ hòa tan, không tốt cho những người đang có vấn đề về đường tiêu hóa.

Với một số người, chuối có thể gây đầy hơi do lượng chất xơ hòa tan và một loại rượu đường tự nhiên trong chuối. Mặc dù chất xơ hòa tan cần thiết trong chế độ ăn uống, nhưng quá nhiều có thể gây ra cảm giác đầy hơi ngay sau đó.

Bởi vậy, bạn hãy cân nhắc hạn chế khẩu phần của mình. Ví dụ, thay vì ăn một hoặc nhiều quả chuối mỗi ngày, hãy bắt đầu bằng cách ăn nửa quả để xem các triệu chứng của bạn có thuyên giảm không.

Báo Vietnamnet dẫn nguồn tờ Verywellhealthy cho biết, nếu ăn chuối chưa chín, bạn dễ bị khó chịu ở dạ dày. Chuối còn xanh chứa một lượng lớn tinh bột kháng, ăn nhiều gây ra cảm giác chướng bụng.

Người bị suy thận

Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, khi bị suy thận, việc lựa chọn những thực phẩm nạp vào cơ thể là vấn đề mà người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm áp lực lên thận và phòng tránh những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chuối rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp đối với bệnh nhân suy thận bởi hàm lượng kali rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận của bệnh nhân. Nếu sử dụng quá nhiều chuối, bệnh nhân có nguy cơ tăng kali trong máu.

Chuối tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được© Được VTC cung cấp

Người đang trong kỳ kinh nguyệt

Báo Lao động dẫn nguồn tờ Eatthis cho biết, đối với các bạn nữ đang trong kỳ kinh nguyệt nên hạn chế ăn chuối, lê, dưa hấu và các loại trái cây có tính lạnh, để tránh tình trạng máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến quá trình thải máu kinh nguyệt.

Người đang giảm cân

Hàm lượng chất xơ trong chuối có thể giúp no lâu và giảm cân, nhưng nếu quá lạm dụng loại trái cây này, sẽ dẫn tới phản tác dụng.

Cụ thể, chuối chứa một lượng lớn carbohydrate và calo, khi ăn quá nhiều, sẽ có tác dụng ngược lại. Bởi lượng đường cao trong chuối sẽ dẫn tới tăng cân và nếu bạn định ăn một nhiều loại trái cây này, số cân nặng của bạn chắc chắn sẽ tăng thêm.