Thứ Năm, 5 tháng 9, 2024

MÙA THU THƯỞNG THỨC ÁNH TRĂNG

 Sonata Ánh Trăng cho Dương cầm số 14                       (Beethoven)

Ludwig van Beethoven viết bản sonata này dành cho cô học sinh dương cầm 17 tuổi của ông Gräfin Giulietta Guicciardi (1784–1856) vào năm 1801 và sau khi ông mất vài năm thì bản sonate được nhà phê bình âm nhạc Ludwig Rellstab đặt cho cái tên phổ biến như bây giờ, ông đã so sánh bản nhạc với ánh trăng trên hồ Lucerne.

Suốt cuộc đời Beethoven, bản Sonata Ánh trăng là bản nhạc viết cho đàn dương cầm nổi tiếng nhất của ông,  giá trị của nó thể hiện bởi sự tự do trong sáng tác và những cảm xúc kì diệu đầy lãng mạn.

Tác giảLudwig van Beethoven

Tác phẩm: Sonata piano số 14 giọng Đô thăng thứ, Op. 27 No. 2 “Ánh trăng”

Thời gian sáng tác: 1801

Đề tặng: nữ bá tước Giulietta Guicciardi

Tác phẩm gồm 3 chương:

I.            Adagio sostenuto

II.          Allegretto

III.        Presto agitato.

Piano Sonata số 14, về sau thường được gọi là Sonata “Ánh trăng”, được Beethoven thêm vào tiêu đề tác phẩm cụm từ “Quasi una fantasia” (trong tiếng Ý có nghĩa là “gần như một fantasy”), bởi nó không theo mẫu mực của sonata truyền thống trong đó chương đầu tiên thường ở thể sonata và những chương được bố trí tuần tự theo quy luật nhanh – chậm – nhanh.

 Gần 300 năm đã đi qua, sonate Ánh Trăng càng ngày càng bất tử.

Mùa Thu, ngắm cảnh trăng thanh bên cốc trà sen nổi tiếng Tây Hồ - Hà thành, các bạn sẽ có tâm hồn rộng mở, quên đi những vất vả đời thường, du dương về với gió ngàn để mãi mãi ngàn năm văn hiến.

Mời các bạn cùng thưởng thức:

 https://youtu.be/yMCQMmJ4l_s

 

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2024

Những loại sữa có thể giúp bạn giảm cholesterol LDL

                           NGỌC THÙY (THEO ONLYMYHEALTH)

Một trong những tác nhân gây ra bệnh tim là mức cholesterol cao, đặc biệt là cholesterol LDL - một loại cholesterol xấu đối với cơ thể. Dưới đây là những loại sữa có thể giúp bạn giúp giảm mức cholesterol LDL trong cơ thể.

Sữa đậu nành

Đậu nành có ít chất béo bão hòa và là một loại thực phẩm có tác dụng giúp làm giảm cholesterol hiệu quả. Ngoài ra, trong sữa đậu nành còn chứa hợp chất isoflavone và protein có thể làm giảm cholesterol LDL và nguy cơ xơ cứng động mạch.

Theo nghiên cứu của Trường Y Harvard, tại Hoa Kỳ cho thấy, trung bình tiêu thụ 25 gam protein đậu nành mỗi ngày trong thời gian sáu tuần đã làm giảm mức LDL khoảng 3% đến 4%, một con số nhỏ nhưng vẫn đáng kể.

Sữa yến mạch

Sữa yến mạch rất giàu beta-glucans, một loại chất xơ hòa tan giúp giữ mức cholesterol trong tầm kiểm soát và giảm đáng kể mức cholesterol LDL. Sữa yến mạch cũng ít chất béo bão hòa và cholesterol, khiến nó trở thành lựa chọn cho những ai muốn cải thiện sức khỏe tim mạch.

Sữa hạt lanh

Hạt lanh chứa nhiều axit alpha-linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol LDL. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia, tại Ấn Độ cho thấy, sữa hạt lanh cũng là một nguồn chất xơ, có thể giúp giảm mức cholesterol.

Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân là một lựa chọn tốt cho tim mạch vì nó không chứa cholesterol và ít chất béo bão hòa. Chất béo không bão hòa đơn trong hạnh nhân có liên quan đến sức khỏe tim mạch giúp giảm mức cholesterol LDL. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chọn sữa hạnh nhân không đường, vì đường có thể có tác dụng phụ đối với mức cholesterol trong cơ thể.

 

 

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2024

Những điều cần biết về cholesterol HDL (CHOLESTEROL TỐT)

                         THIỆN NHÂN (THEO ONLYMYHEALTH)

Cholesterol (HDL) là một loại cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (mỡ tốt), được tổng hợp tại gan, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cholesterol máu. Nếu chỉ số cholesterol (HDL) ở mức ổn định, sẽ giúp cơ thể loại bỏ mỡ thừa và mảng bám tích tụ trong động mạch. Sau đó, vận chuyển chúng tới gan để đào thải. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Cholesterol (HDL) cao sẽ hấp thụ chất béo dư thừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) là gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cholesterol di chuyển trong máu nhờ các protein gọi là lipoprotein. Chúng được phân loại thành loại cholesterol LDL và HDL.

Trong khi cholesterol (LDL) hay cholesterol “xấu” chiếm phần lớn lượng cholesterol trong cơ thể bạn, thì cholesterol (HDL) sẽ hấp thụ lượng cholesterol dư thừa trong máu và mang nó trở lại gan, nơi nó được bài tiết ra khỏi cơ thể.

Do đó, mức cholesterol (LDL) cao góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, trong khi mức cholesterol (HDL) cao sẽ hấp thụ chất béo dư thừa và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Vai trò của cholesterol (HDL) với sức khỏe tim mạch

Cholesterol (HDL) hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách hỗ trợ loại bỏ cholesterol dư thừa khỏi động mạch, từ đó làm giảm nguy cơ tích tụ mảng bám và tắc nghẽn. Hơn nữa, nó có chứa các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu và giảm nguy cơ tổn thương liên quan đến viêm.

Mức HDL bằng hoặc trên 60 miligam/dL (mg/dL) ở nam và nữ được cho là lượng cholesterol mong muốn trong cơ thể, trong khi mức cholesterol dưới 40 mg/dL ở nam và 50 mg/ dL ở phụ nữ được coi là rủi ro có thể mắc bệnh về tim mạch.

Cách tăng mức cholesterol (HDL)

-Hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe ít nhất 150 phút mỗi tuần.

-Tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo không bão hòa.

-Tăng lượng chất xơ hòa tan.

-Bổ sung nguồn axit béo omega-3.

-Giảm lượng carbohydrate tinh chế.

-Tiêu thụ rượu ở mức độ vừa phải.

-Bỏ hút thuốc vì nó làm giảm mức HDL trong cơ thể.

 

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2024

Người có lượng LDL cholesterol cao nên có bữa sáng thế nào?

                                                     Minh Nhật

Một bữa sáng đủ chất đạm, chất xơ và các chất béo lành mạnh có thể giúp lượng LDL cholesterol - một loại cholesterol xấu trong cơ thể ở mức thấp nhất có thể.

 


Bữa sáng cân bằng dinh dưỡng sẽ là hoàn hảo đối với người có lượng choresterol xấu ở mức cao hơn bình thường. (Nguồn: Getty Images)

Cholesterol là phần chất béo thiết yếu mà tế bào trong cơ thể chúng ta cần. Cholesterol được vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein - chất trung gian vận chuyển. Do đó có hai khái niệm, là LDL cholesterol và HDL cholesterol.

LDL cholesterol là thành phần “xấu” của cholesterol, khi LDL cholesterol tăng nhiều trong máu dẫn đến lắng đọng ở thành mạch, gây nên các mảng xơ vữa.

Mảng xơ vữa dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu, dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ... LDL cholesterol là cholesterol xấu, nên hạn chế ở mức thấp trong máu, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.

Những người có lượng cholesterol xấu ở mức cao không nên bỏ qua bữa sáng. Theo đó, bữa sáng của những người này cần tránh xa các thực phẩm như thịt xông khói, xúc xích, bơ. Đây là những chất béo bão hoà khiến cholesterol xấu ngày càng gia tăng. Thay vào đó, hãy lựa chọn một thực đơn bữa sáng với protein nạc, chất béo từ thực vật như quả bơ và các loại hạt.

Hãy nói lời tạm biệt với các loại carb tinh chế như các thực phẩm bánh mì trắng, bánh ngọt, ngũ cốc ngọt… bởi chúng khiến lượng đường trong máu tăng, gây nguy cơ liên quan đến bệnh tim. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ vào thực đơn bữa sáng là lời khuyên tốt nhất dành cho những người có lượng cholesterol đang ở mức cao hơn bình thường. Cùng với đó, nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói tiện lợi bởi chúng chứa các chất béo chuyển hoá làm tăng mức cholesterl xấu trong cơ thể.

Đặc biệt, chất xơ có tác dụng cao trong việc quản lý cholesterol LDL thông qua quá trình nối kết với các cholesterol và thải chúng ra khỏi cơ thể. Hãy đảm bảo rằng, bữa sáng cân bằng giữa trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, protein và chất béo lành mạnh sẽ là một bữa sáng hoàn hảo đối với người có lượng choresterol xấu ở mức cao hơn bình thường.

Ngoài ra, việc lặp đi lặp lại cùng một chế độ ăn sáng có thể dẫn đến thiếu hụt một số chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, hãy đa dạng hóa thói quen ăn để bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng hơn và bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Ưu tiên cân bằng protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, đồng thời tận hưởng hương vị lành mạnh của các bữa ăn chuẩn bị tại nhà. Sự thay đổi có ý thức sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng cholesterol và sức khỏe của mình.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024

6 trường hợp người cao tuổi không nên uống sữa

                        HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Trong một số trường hợp người cao tuổi không nên uống sữa. Đồ họa: Hạ Mây© Lao Động

Sữa rất giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, cũng như giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và iốt. Tuy nhiên, với một số trường hợp người cao tuổi - uống sữa lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sức khỏe.

Người không dung nạp lactose

Một số người cao tuổi không dung nạp lactose thì không nên uống sữa. Hàm lượng lactose trong sữa cao nhưng phải được phân hủy thành galactose và glucose dưới tác dụng của axit lactobionic trong đường tiêu hóa mới được cơ thể hấp thụ.

Nếu thiếu axit lactobionic, đau bụng và tiêu chảy sẽ xảy ra sau khi uống sữa. Đối với người lớn tuổi, nếu nặng có thể bị viêm mũi, hen suyễn hoặc nổi mề đay.

Những người có triệu chứng chướng bụng, xì hơi nhiều, đau bụng

Những người cao tuổi có các triệu chứng này không nên uống sữa vì sẽ khiến các triệu chứng trầm trọng hơn.

Bệnh nhân sau phẫu thuật bụng

Người cao tuổi thường bị đầy hơi sau phẫu thuật bụng. Sữa chứa nhiều chất béo và casein, khó tiêu hóa trong đường tiêu hóa. Sau khi lên men, có thể sinh ra khí, khiến tình trạng đầy hơi trầm trọng hơn và không có lợi cho bệnh nhân.

Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Mặc dù sữa có thể làm giảm sự kích ứng của axit dạ dày trên bề mặt vết loét nhưng nó có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa tiết ra một lượng lớn axit dạ dày, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh nhân viêm túi mật và viêm tụy

Quá trình tiêu hóa chất béo trong sữa cần có sự tham gia của mật và lipase tuyến tụy. Uống sữa sẽ làm tăng gánh nặng cho túi mật và tuyến tụy, từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh nhân viêm thực quản trào ngược

Viêm thực quản trào ngược là do sự co bóp của cơ thắt thực quản dưới giảm và sự trào ngược của dịch dạ dày, tá tràng vào thực quản. Các nghiên cứu đã khẳng định, sữa chứa chất béo có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của cơ thắt thực quản dưới, từ đó làm tăng trào ngược dịch dạ dày hoặc dịch ruột và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm thực quản.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

4 bộ phận bẩn nhất của con gà, chứa đầy ký sinh trùng nhưng nhiều người vẫn ăn

 Thịt gà là món ngon trên bàn ăn với giá thành dễ chịu, không quá đắt đỏ lại có nhiều cách chế biến đa dạng. Nhưng bạn có biết rằng, ở một số bộ phận của gà lại tiềm ẩn khá nhiều ký sinh trùng. Nếu vô tình ăn nhiều sẽ rất hại cho cơ thể nên cần chú ý tránh động đũa khi ăn.

Phao câu gà

Báo VietNamNet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 cho biết, phao câu giống như kho chứa vi khuẩn, nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào.

Phao câu cũng là nơi chứa lượng mỡ và cholesterol có thể gây hại cho sức khỏe, tuyệt đối không tốt với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, rối loạn máu mỡ.

Đầu gà

Theo bác sĩ Vũ, đầu gà là nơi tập trung nhiều chất độc hại, không nên ăn thường xuyên. Đầu gà chứa nhiều cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đầu gà còn chứa nhiều vi khuẩn, virus, không tốt cho sức khỏe.

Phao câu và đầu gà là hai bộ phận nên hạn chế ăn© Được VTC cung cấp

Da gà

Nhiều người cho rằng da gà nhiều collagen, ăn vào có thể giúp da dẻ đẹp hơn. Thực chất collagen trong da gà rất ít, có thể bỏ qua vì đây là phần chứa nhiều chất béo nhất của con gà. Thêm nữa, trên da gà còn ẩn chứa rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn, ăn nhiều sẽ không tốt cho cơ thể.

Phổi gà

Rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn trú ngụ trong phổi gà, ngay cả khi nó đã được làm chín ở nhiệt độ cao. Khi bạn ăn vào thì cơ thể sẽ sinh ra cảm giác khó chịu, bứt rứt hoặc một số người lại chẳng thấy có phản ứng gì ở bên ngoài.

Do bộ phận này thuộc hệ hô hấp của gà nên là nơi chứa đựng rất nhiều chất độc và vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.

Vì vậy, tốt nhất thì bạn vẫn nên loại bỏ bộ phận này khi ăn để ngăn ngừa những rủi ro xấu cho sức khỏe.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2024

Những người không nên uống nước mía

 Công dụng và liều dùng của mía

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi nêu, nước mía tác dụng tiêu đờm, hết khát, bổ dưỡng. Mía còn là nguyên liệu chế đường, mật dùng làm thực phẩm và chế thuốc, chế rượu.

Đơn thuốc có nước mía

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời DS. Đỗ Bảo cho biết, một số bài thuốc chữa bệnh từ mía như sau:

Chữa nôn: Nước mía 7 chén, nước gừng 1 chén. Hòa vào nhau và nhấp dần ít một, chữa ăn vào nôn ra, hoặc sáng ăn chiều nôn, tối ăn sáng nôn.

An thai: Mầm mía 12g, củ gai 8g, ích mẫu 6g, củ ấu 4g, sa nhân 2g. Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc nước uống, chia làm 2 lần trong ngày.

Chữa bệnh khí hư ở phụ nữ: Lá mía 30g, lá huyết dụ 30g, rễ mò trắng 80g, hoa mò đỏ 20g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.

Chảy máu cam trong kỳ kinh nguyệt: Nước mía 250ml, nước ngó sen 250ml, nước sinh địa tươi 50ml. Trộn đều, chia uống trong ngày.

Nóng trong, chữa ho do nhiệt: Nước mía 200ml, gạo tẻ 100g, thêm nước vừa đủ nấu thành cháo, ăn trong ngày, ăn liền trong 7-10 ngày.

Điều trị chứng vị nhiệt, miệng đắng, kém ăn, đại tiện táo: Nước mía 50ml, mật ong 30g, trộn đều, chia uống 2 lần trong ngày, uống lúc đói bụng.

Chữa khô miệng, nôn khan liên tục: Nước mía 100ml, hâm nóng lên uống, ngày 3 lần.

Tiểu tiện bất lợi, tiểu buốt, tiểu ra máu: Mía tươi 500g, ép lấy nước cốt; ngó sen 500g, thái nhỏ, ngâm trong nước mía nhiều giờ, chắt lấy nước; chia 3 lần uống trong ngày.

Cảm nắng, sốt, miệng khát, tiểu tiện sẻn đỏ: Nước mía, nước dưa hấu, mỗi thứ khoảng 120ml, trộn đều uống. Dùng trong trường hợp

Chữa ho khi lên sởi: Mía vỏ đỏ (bỏ vỏ và đốt) 40-60g, củ mã thầy (gọt bỏ vỏ) 40-60g, sắc lấy nước, chia uống trong ngày.

Mía là thức uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè.© Được VTC News cung cấp

Những người không nên uống nước mía

Nước mía tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể uống được.

Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền - trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, những người dưới đây không nên uống nước mía hoặc không uống quá nhiều để đảm bảo sức khỏe.

Người có hệ tiêu hóa kém: Do tính hàn lương và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư hàn có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên uống nước mía thường xuyên. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.

Người đang sử dụng thuốc: không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu để tránh gây tương tác thuốc.

Người mắc bệnh tiểu đường.

Người đang ăn kiêng, muốn giảm cân cần uống nước mía có chừng mực vì nước mía nhiều năng lượng. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.

Phụ nữ mang thai cũng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ, nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm.

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...