Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2023

Bí quyết ‘6 chữ T’ giúp bác sĩ 90 tuổi nuôi dưỡng thận khoẻ mạnh

Hoàng Anh Nhu (Huang Ying Ru) là bác sĩ trong lĩnh vực y học cổ truyền Trung Quốc, rất giỏi chữa các bệnh về thận, lá lách, phổi. 

Khi nói về kinh nghiệm nuôi dưỡng thận khỏe mạnh, ông đã đúc kết ra bí quyết gồm 6 chữ T. 

Thường xuyên bảo vệ đôi chân

Lòng bàn chân của chúng ta có huyệt Dũng Tuyền, huyệt này có thể thông kinh thận. Nếu không chú ý giữ ấm, thận dễ bị khí lạnh tấn công. Đặc biệt là đối với phụ nữ, bàn chân lạnh dễ gây ra đau bụng kinh.

Vì vậy, bảo vệ và giữ ấm cho chân là rất quan trọng. Bảo vệ chân tức là đang bảo vệ thận. Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân mỗi ngày bằng thảo dược để loại bỏ cảm lạnh trong cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, tác động tốt đến sức khỏe của thận.

Sở hữu thận khỏe là mong muốn của nhiều người. (Nguồn: Sohu)© Được VTC cung cấp

Thường xuyên đi đại tiện

Khi bạn lâu ngày không đi đại tiện, chất thải tắc nghẽn sẽ tích tụ độc tố trong ruột, dễ bị táo bón. Theo các kết quả nghiên cứu, người thường xuyên bị táo bón rất dễ xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tức ngực, khó thở.

Bị táo bón trong thời gian dài sẽ gây hại cho thận. Khi đại tiện khó khăn, bạn có thể xoa bóp vùng thận để kích thích khí thận, tăng tốc độ đại tiện, hoặc cũng có thể xoa bóp dạ dày theo chiều kim đồng hồ để tăng nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Thường xuyên bổ sung đủ nước cho cơ thể

Uống ít nước dẫn tới cơ thể không đủ nước, bài tiết nước tiểu ít, lắng đọng các chất thải, dễ gây ra sỏi thận. Thận cần nước để duy trì hoạt động bình thường của mình, nếu uống không đủ nước có thể gây tổn thương thận.

Tuy nhiên, uống nước cũng cần đúng cách. Nên bổ sung nước dựa theo thể trạng của bản thân, không nên để tới lúc khát mới uống, tránh uống quá nhiều gây dư thừa nước cũng sẽ làm hại tới thận. Khi uống cũng nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ.

Thường xuyên đi tiểu tiện

Nước tiểu trong bàng quang quá nhiều sẽ gây kích thích thần kinh. Không đi tiểu kịp thời, thường xuyên nhịn tiểu, về lâu dài sẽ gây hại tới thận, dễ bị suy thận. Vì vậy, muốn nuôi dưỡng thận khỏe mạnh thì không nên nhịn tiểu, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu.

Thường xuyên massage

Trên cơ thể có rất nhiều huyệt có thể khai thông kinh thận như huyệt thái kê, huyệt dũng tuyền, huyệt thận du, huyệt quan nguyên, huyệt mệnh môn, huyệt khí hải. Massage thường xuyên những huyệt này có rất nhiều lợi ích cho thận.

Tránh ăn nhiều muối

Như chúng ta đã biết, thận có chức năng điều hòa huyết áp, duy trì cân bằng axit-bazơ, thải độc. Thường xuyên ăn những thức ăn có nhiều muối sẽ gây hại cho thận, dẫn tới các bệnh về thận. Muối là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận, thận nhiễm mỡ và làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim.


 


Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023

DƯA HẤU - NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

 15 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA DƯA HẤU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những trái dưa hấu ngon ngọt, tươi mát. Ngoài việc là một loại hoa quả hấp dẫn ra, dưa hấu còn có những tác dụng tích cực bất ngờ cho sức khỏe mà không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là 15  lợi ích của dưa hấu đối với sức khỏe của con người.

Thành phần dinh dưỡng của dưa hấu

Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus, là một loại thực vật thuộc họ bầu bí, vỏ cứng, chứa nhiều nước, có nguồn gốc từ miền nam Châu Phi. Dưa hấu được được nhiều người ưa chuộng bởi tính ngọt mát và nhiều nước, đồng thời còn giúp cung cấp nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng cho cơ thể.

Trong 100g dưa hấu có các thành phần dinh dưỡng như:

Nước – 95.5 g                     Năng lượng – 16 KCal

Chất đạm – 2.3 g                 Chất béo – 0.2 g

Chất xơ – 0.5 g                    Canxi – 8 mg

Magie 15 – mg                     Kali – 187 mg

Đồng – 80 mg                      Vitamin C – 7 mg

Vitamin B2 – 0.04 mg          Vitamin E –  0.05 mg

                         Vitamin K – 0.1 µg

15 lợi ích của dưa hấu đối với sức khỏe

1.Cung cấp nước cho cơ thể

Nước là thành phần chiếm tới 95% quả dưa hấu. Chính vì vậy, bổ sung dưa hấu sẽ giúp giữ nước cho cơ thể và duy trì nồng độ điện giải. Ăn dưa hấu thường xuyên có thể giảm các triệu chứng mất nước sau khi vận động mạnh, luyện tập thể thao như chuột rút, mệt mỏi, choáng…

2.Chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể

Dưa hấu có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn ngừa mức độ ảnh hưởng của gốc tự do, làm chậm quá trình thoái hóa và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Có thể kể đến một số chất chống oxy hóa có trong dưa hấu, như:

– Vitamin C: Giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra.

– Lycopene: Giúp bảo vệ tế bào võng mạc và thần kinh khỏi tác động của gốc tự do.

– Carotenoit: Là hợp chất thực vật bao gồm beta-carotene và alpha-carotene, khi được dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành vitamin A.

– Cucurbitacin E: Có tác dụng kiểm soát phản ứng viêm trong cơ thể.

Dưa hấu có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa

3.Phòng ngừa ung thư

Lycopene trong dưa hấu có thể phòng ngừa bệnh ung thư – đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.

Hợp chất này làm giảm nguy cơ phát triển tế bào ung thư bằng cách giảm tăng trưởng IGF. Trong đó, IGF tăng cao là một trong những nguyên nhân kích thích tế bào phát triển bất thường và có nguy cơ chuyển biến thành tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, dưa hấu có chứa Cucurbitacin E – hợp chất có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u và ngăn ngừa hiện tượng di căn của tế bào ung thư.

4.Phòng ngừa bệnh lý tim mạch

Cholesterol cao là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, suy tim… Vì vậy, bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin và hợp chất chống oxy hóa có thể làm giảm hàm lượng cholesterol cơ thể và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Bên cạnh đó, Lycopene trong dưa hấu có thể làm giảm độ dày và cứng ở thành động mạch. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ xơ cứng động mạch và hình thành cục máu đông. Citrulline kích thích tăng nồng độ oxit nitric trong cơ thể – thành phần giúp giãn nở mạch máu và điều hòa huyết áp.

5.Ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng

Thành phần Lycopene trong dưa cũng xuất hiện trong một số phần của mắt để chống viêm nhiễm và kích ứng oxy hóa cho mắt. Lycopene cũng có vai trò như một hợp chất chống oxy hóa và chống viêm có thể giúp ngăn ngừa và làm chậm bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

6.Hỗ trợ giảm cân

Nếu bạn đang gặp vấn đè về cân nặng, thì dưa hấu có thể là loại thực phẩm lí tưởng giúp bạn có được vóc dáng như mong muốn.

Dưa hấu có thể là loại thực phẩm lí tưởng giúp bạn có được vóc dáng như mong muốn

Loại trái cây này giúp bạn nạp ít calo vì hơn 90% thành phần của nó là nước giúp tăng tốc độ trao đổi chất, loại bỏ độc tố và chất béo ra khỏi có thể. Ăn dưa hấu còn giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.

7.Giúp giảm hiện tượng viêm

Dưa hấu giúp làm giảm viêm hiệu quả vì chúng chứa nhiều vitamin C và lycopene. Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 cho thấy, bổ sung dưa hấu vào chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm nguy cơ viêm và kiểm soát các triệu chứng đau nhức ở khớp.

Bên cạnh đó, lycopene và vitamin C trong còn làm chậm quá trình lão hóa, ức chế hiện tượng thoái hóa mô sụn ở bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính.

8.Giảm đau nhức cơ bắp

Citrulline là một axit amin có khả năng giảm đau nhức cơ bắp và có tác dụng sản sinh oxit nitric – thành phần giúp giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu đến các chi.

Bổ sung citrulline thường xuyên có thể tăng sức bền và hiệu suất hoạt động của cơ bắp. Hơn nữa thành phần này còn giúp giảm đau nhức cơ sau khi tập thể dục và lao động nặng nhọc.

9.Hỗ trợ tiêu hóa

Nhờ vào hàm lượng nước và chất xơ dồi dào mà dưa hấu là một trong những thực phẩm có khả năng tăng cường nhu động của cơ quan tiêu hóa.

Lượng nước trong dưa hấu có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, từ đó giảm nguy cơ đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng và buồn nôn sau ăn. Bên cạnh đó, lượng nước và chất xơ này có thể giữ độ ẩm và tăng thể tích phân. Từ đó làm giảm nguy cơ táo bón và giúp bạn dễ dàng hơn khi đi đại tiện.

Nhờ vào hàm lượng nước và chất xơ dồi dào mà dưa hấu  có khả năng tăng cường nhu động của cơ quan tiêu hóa

10.Tốt cho bà bầu

Với tác dụng giảm ợ nóng cùng các triệu chứng ốm nghén, dưa hấu còn chứa rất nhiều khoáng chất giúp ngăn ngừa chuột rút và đau nhức cơ – tình trạng mà bà bầu thường xuyên gặp phải khi mang thai. Do đó, bà bầu có thể bổ sung dưa hấu vào chế độ ăn uống hàng ngày.

11.Ngăn ngừa hen suyễn

Lycopene là chất chống oxy hóa quan trọng giúp có thể phản ứng lại cảm csum, cảm lạnh và làm giảm cơn hen suyễn. Trong khi đó, Lycopene lại có rất nhiều trong dưa hấu. Vì vậy, bệnh nhân hen suyễn có thể ăn dưa hấu để hỗ trợ việc thở đúng cách mà không cần hít từng hơi trong cơn hoảng loạn đối với những người mắc hen suyễn.

12.Tốt cho da và tóc

Hàm lượng nước dồi dào trong dưa hấu có thể duy trì độ ẩm lý tưởng cho làn da. Từ đó giúp duy trì làn da ẩm mượt, mịn màng và hạn chế nguy cơ bong tróc, thô ráp.

Hơn nữa loại quả này còn chứa vitamin A, giúp tóc mọc nhanh, cải thiện tình trạng chẻ ngọn và gãy rụng, tẩy tế bào chết trên bề mặt, tái tạo các mô da mới. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, bổ sung vitamin A thường xuyên có thể giúp trẻ hóa làn da và giảm thiểu số lượng nếp nhăn trên khuôn mặt.

Trong khi đó, vitamin C kích thích cơ thể tạo ra collagen – một loại protein có khả năng nâng đỡ mô da, duy trì độ chắc khỏe cho mái tóc và hạn chế nguy cơ hình thành nếp nhăn.

13.Tăng chất lượng và số lượng tinh trùng

Dưa hấu và hạt dưa hấu đều chứa một lượng kẽm dồi dào. Trong khi đó, kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp và tinh hoàn. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm có thể cải thiện nồng độ hormone testosterone và tăng số lượng, chất lượng tinh trùng.

Vì vậy nam giới cần bổ sung dưa hấu từ 2 – 3 lần/ tuần để tăng cường chức năng sinh lý và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thường gặp như xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương…

Dưa hấu và hạt dưa hấu đều chứa một lượng kẽm dồi dào

14.Hạt dưa hấu giúp ngăn ngừa thiếu máu

Trung bình, vài hạt dưa hấu có thể cung cấp đến 0.29mg sắt tương đương với 1.6% nhu cầu hằng ngày. Vì vậy bổ sung hạt dưa hấu mỗi ngày có thể tăng sản sinh hồng cầu và giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.

15.Miễn dịch, hồi phục vết thương và bảo vệ tế bào

Hàm lượng vitamin C trong dưa hấu rất cao, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách duy trì sự ôxy hóa khử toàn vẹn của tế bào, giúp bảo vệ chúng khỏi các hoạt chất ôxy hóa khác gây tổn thương tế bào. Nhiều nghiên cứu khoa học còn khẳng định vai trò của vitamin C trong quá trình hồi phục vết thương, rằng vitamin C là thiết yếu cho việc hình thành nên các mô kết nối.

CÁCH CHỌN DƯA HẤU NGON

– Dưa có mảng vàng: Dưa hấu ngon sẽ không xanh đều mà có một mảng màu vàng.

– Dưa không quá bóng: Những quả dưa quá bóng bẩy có thể chưa chín.

– Dưa chắc tay: Gõ tay thử lên vỏ trái dưa, nếu lớp vỏ chắc tay và có độ nảy thì đây là quả dưa ngon.

– Dưa nặng tay: Bạn hãy chọn những quả dưa nặng nhất so với những quả dưa cùng cỡ vì những nó sẽ có nhiều nước hơn.

– Dưa tròn đều: Dưa hấu có thể có hình tròn hoặc hình bầu dục. Bạn có thể chọn một trong hai dáng trên nhưng hãy tránh những trái dưa có những vết lồi lõm không đều.

– Dưa có các đốm đen: Những đốm đen trên vỏ dưa là đường trong dưa chảy ra ngoài. Dưa hấu có nhiều đốm này sẽ rất ngọt.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

KIÊNG KỴ VÀ LƯU Ý KHI ĂN DƯA HẤU

Ăn quá nhiều dưa hấu có thể gây đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu, hạ huyết áp quá mức,…

  • Ăn dưa hấu quá nhiều có thể gây kích thích đường tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn…
  • Dưa hấu chứa hàm lượng kali khá cao vì vậy bổ sung loại quả này với liều lượng cao có thể làm tăng kali máu (biểu hiện: nhịp tim bất thường, hạ huyết áp,…).
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng thận không nên ăn quá nhiều dưa hấu. Bởi loại trái cây này chứa nhiều nước và có thể tăng đào thải đường qua nước tiểu.
  • Citrulline trong dưa hấu có tác dụng giãn mạch và điều hòa huyết áp. Tuy nhiên bổ sung quá nhiều dưa hấu có thể làm giảm huyết áp đột ngột (choáng đầu, ngất xỉu, mệt mỏi, đuối sức,…).
  • Các nghiên cứu cho thấy, hợp chất thực vật trong dưa hấu có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên trên thực tế, nghiên cứu này chỉ mới dừng ở mức sơ bộ, vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung dưa hấu vào chế độ dinh dưỡng.

Dưa hấu chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần chỉ nên bổ sung dưa hấu từ 2 – 3 lần/ tuần để tránh các rủi ro và tác dụng không mong muốn. Bên cạnh đó, nên kết hợp với các loại thực phẩm khác nhằm đa dạng thành phần dinh dưỡng và tác động toàn diện đến sức khỏe.

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA DƯA HẤU.

https://youtu.be/sgisuavMFiU

 

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

THẢI ĐỘC ĐƯỜNG RUỘT THANH LỌC CƠ THỂ

  Hãy uống 1 thìa mật ong vào đúng thời điểm

Theo quan niệm Đông y, mật ong là món ăn đặc biệt, vừa là thực phẩm vừa là thuốc với nhiều cách sử dụng và tác dụng khác nhau.

Vào mùa lạnh, mật ong trở thành món "bảo bối" trong mọi gia đình. Để biết sử dụng mật ong đúng cách, lựa chọn thời điểm uống là vô cùng quan trọng. Mỗi thời điểm uống khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Sau đây là những lưu ý bạn cần biết để tận dụng tối đa công dụng của mật ong.

1. Rửa ruột, thải độc: Uống mật ong vào buổi sáng

Thường xuyên uống nước mật ong vào buổi sáng bạn sẽ cảm thấy một sự thay đổi quan trọng nhất đó chính là đi đại tiện đều đặn hơn, ít nhất là một ngày một lần, rất đều đặn, tạo thành một thói quen. Đây cũng chính là cách mà cơ thể có thể loại bỏ chất thải tốt nhất.

Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy pha một cốc nước mật ong ấm để uống có lợi cho việc làm sạch đường ruột, loại bỏ "rác" trong cơ thể một cách hiệu quả.

Mật ong cũng là thực phẩm có thể bổ sung năng lượng cao gấp 5 lần sữa, có thể nâng cao thể chất ngay trong một khoảng thời gian ngắn, loại bỏ mệt mỏi và cảm giác đói, khiến tinh thần phấn chấn hơn.

Mỗi sáng chỉ cần uống 1 thìa mật ong pha vào nước ấm.

Lưu ý: Uống mật ong khi đói bụng rất dễ làm cho dạ dày tăng tính axit hơn, người có vấn đề và dạ dày thì phải uống cùng với nước ấm khoảng 30 độ, nếu không sẽ dẫn đến tiêu chảy, viêm dạ dày.

2. Để ngăn chặn axit dạ dày, giảm dạ dày bị kích thích: Uống mật ong trước khi ăn

Mật ong có tác động quan trọng trong việc tiết acid dạ dày, có tác dụng điều tiết acid dạ dày quá nhiều hoặc quá ít, đóng một vai trò điều tiết trong việc bình thường hóa hoạt động bài tiết acid dạ dày.

Trước khi ăn khoảng 90 phút, bạn có thể pha 1 nửa cốc nước mật ong để uống, không những có thể điều tiết acid dạ dày mà còn làm giảm sự kích thích của thức ăn vào niêm mạc dạ dày.

3. Để hỗ trợ tiêu hóa tốt: Uống mật ong sau khi ăn

Mật vai trò điều tiết chức năng hoạt động của dạ dày, có thể giúp dạ dày bài tiết acid bình thường. Sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn no, chức năng tiêu hoá dạ dày dễ bị suy giảm, ruột non bị suy nhược. Việc tăng cường nhu động ruột bằng cách uống mật ong, có thể thúc đẩy sự tiết axit dạ dày, có thể rút ngắn đáng kể thời gian của đại tiện, loại bỏ tình trạng đầy bụng sau bữa ăn.

Sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng, bạn có thể pha một cốc nước mật ong để uống.

4. Bổ sung năng lượng: Uống mật ong vào buổi chiều

Vào khoảng 3-4 giờ chiều, tức là ở giữa 2 bữa ăn, là thời gian bạn cảm thấy năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất trong ngày, cảm giác đói sẽ tăng lên rất cao. Đây chính là lúc bạn có thể pha một cốc nước mật ong uống sẽ giúp cho não bộ giảm bớt mệt mỏi, tinh thần tỉnh táo, bổ sung đường vào máu sẽ giúp bạn tiếp tục công việc với nhiều năng lượng hơn.

Đồng thời, bạn cũng có thể trộn mật ong với sữa chua, nước hoa quả và rau, để giúp cơ thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

5. Làm dịu thần kinh: Uống mật ong trước khi đi ngủ

Đông y có câu nói nổi tiếng "Sáng súc nước muối, tối uống mật ong", ý nói rằng đây là 2 thói quen rất có lợi cho sức khỏe nếu biết cách áp dụng đúng và kiên trì.

Mật ong có chứa đường glucose, vitamin có thể điều chỉnh chức năng hệ thần kinh, giảm căng thẳng thần kinh, thúc đẩy giấc ngủ, và không có phản ứng phụ. Một tách nước mật ong trước khi đi ngủ có thể giúp bạn giảm bớt cảm xúc và cải thiện chất lượng giấc ngủ, rơi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.

Trước khi ngủ, pha một thìa mật ong vào một cốc nước lọc bình thường để uống.

*Theo Health/Sohu

 

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023

LỢI ÍCH BẤT NGỜ TỪ CÀ CHUA ĐỐI VỚI BỆNH ĐỘT QUỴ

Mối liên hệ bất ngờ giữa cà chua và đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng xảy ra khi nguồn máu tới não bị cắt đột ngột. Có 2 dạng đột quỵ thường gặp là đột quỵ do xuất huyết não và đột quỵ do tắc mạch máu não.

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm ttoàn thế giới có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ, 5 triệu người tử vong và 5 triệu người chịu thương tật vĩnh viễn do đột quỵ.

Mặc dù vậy, đột ngụy có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Một nghiên cứu của Đại học miền Đông Phần Lan cho thấy, thường xuyên ăn cà chua có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Lycopene, một hợp chất chống oxy hóa trong cà chua, được cho là có thể mang lại tác dụng này.

Tiến sĩ Jouni Karppi, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết, kết quả của nghiên cứu càng khẳng định lợi ích của việc tăng cường trái cây, rau củ vào chế độ ăn để phòng tránh nguy cơ đột quỵ. Do đó, tốt hơn hết mọi người nên ăn nhiều hơn 5 phần trái cây, rau củ mỗi ngày.

Tiêu thụ cà chua và các sản phẩm từ cà chua có thể giúp phòng ngừa đột quỵ. (Ảnh: Getty)© Được VTC cung cấp

Cà chua giúp giảm 55% nguy cơ đột quỵ

Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học theo dõi nồng độ lycopene trong máu của 1.031 nam giới có độ tuổi từ 46-65 ở Phần Lan. Trong suốt 12 năm theo dõi, 76 người bị đột quỵ.

Sau khi xem xét các yếu tố như tuổi tác, chỉ số khối cơ thể, thói quen hút thuốc, mức huyết áp và cholesterol, các nhà khoa học nhận thấy những người nồng độ lycopene trong máu cao nhất có nguy cơ thiếu máu cục bộ thấp hơn 59%. Nguy cơ mắc đột quỵ ở những người này cũng thấp hơn 55% so với nhóm mức lycopene thấp nhất.

Trong các thực phẩm chứa lycopene, cà chua đứng hàng đầu. Theo đó, lượng lycopene trong 100g cà chua khô là 45,9mg; trong cà chua xay nhuyễn là 21,8g. Trong khi đó, ở cùng 100g trọng lượng thực phẩm, lượng lycopene trong cà chua tươi chỉ là 3mg; ổi hồng 5,2mg; dưa hấu 4,5mg và quả đu đủ là 1,8mg.

Tác dụng khác của cà chua

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ngoài việc ngăn ngừa đột quỵ, lycopene trong cà chua còn giúp giảm lượng cholesterol có hại, chống viêm và chống oxy hóa. Vì thế, ăn cà chua thường xuyên có thể giúp bảo vệ mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, cuối cùng giúp hệ tim mạch khỏe mạnh hơn.

Lượng lycopene trong cà chua khô cao nhất. (Ảnh: Pinterest)© Được VTC cung cấp

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Các nghiên cứu quan sát chứng minh mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà chua với việc giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư dạ dày.

Theo các nhà khoa học, nhờ nồng độ chất chống oxy hóa cao nên cà chua có thể mang lại lợi ích này.

Điều hòa huyết áp

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ. Nghiên cứu của Đại học miền Đông Phần Lan ở trên cũng cho thấy cà chua giúp giảm huyết áp nhờ chứa lượng kali dồi dào.

Theo Hiệp hội Huyết áp Anh, kali giúp điều tiết lượng chất lỏng trong cơ thể, ngăn ngừa việc tích tụ chất lỏng – một tình trạng gây tăng huyết áp.

Vì thế, ăn nhiều thực phẩm có chứa kali là cách đơn giản để cân bằng huyết áp, phòng ngừa đột quỵ.

Một lưu ý quan trọng: Ăn cà chua chín có nhiều lợi ích, nhưng nếu ăn cà chua xanh lại có hại cho sức khỏe! 

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

Dưa hấu mát lành nhưng 5 nhóm người này nên tránh xa

 Dưa hấu là loại quả chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B6, C kali lycopene và citrulline. Tuy nhiên không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt và không phải ai cũng biết ăn dưa hấu đúng cách. Vậy, ai không nên ăn dưa hấu?

Ai không nên ăn dưa hấu?

1. Người có đường ruột yếu

Đối với những người bị chứng rối loạn tiêu hóa nếu ăn dưa hấu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ như trướng bụng, đầy hơi.

Nguyên nhân là dưa hấu chứa chất chống ôxy hóa lycopene, với những người có đường ruột yếu sẽ gây đầy hơi và khó tiêu, thậm chí là cả buồn nôn.

Ai không nên ăn dưa hấu là băn khoăn của nhiều người© Được VTC cung cấp

2. Người bị viêm loét dạ dày

Việc ăn dưa hấu sẽ làm cho cơ thể bài tiết nước tiểu nhanh hơn do đây là loại quả mọng nước.

Vì vậy, với những người bị viêm loét dạ dày khi ăn dưa hấu sẽ dẫn tới việc bài tiết quá nhiều và nhanh cũng làm mất đi lượng nước cần thiết. Điều đó sẽ làm các vết viêm loét rất khó hồi phục.

3. Người thận yếu

Việc ăn dưa hấu sẽ khiến thận phải hoạt động với tần suất cao vì lượng nước nạp vào cơ thể nhiều. Đối với người thận yếu khi ăn dưa hấu có thể gây tổn thương thận.

Thậm chí, khi ăn quá nhiều dưa hấu sẽ gây giảm lượng đường trong máu, dẫn đến rối loạn sản xuất insulin, gây hại thận.

4. Người bị cao huyết áp

Dưa hấu có tác dụng hạ huyết áp nhanh nên rất tốt cho người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều loại quả này dẫn tới huyết áp hạ quá mức, sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

5. Người đang giảm cân

Trong dưa hấu có một hàm lượng đường rất lớn, dễ chuyển đổi thành chất béo. Do đó, với những người đang có kế hoạch giảm cân không nên ăn loại quả này vì nó có thể làm tăng cân.

Những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu

1. Không ăn dưa hấu nhiều vào buổi tối

Buổi tối, quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn bình thường, do đó, bạn nên tránh xa các thực phẩm có nhiều đường và axit. Trong khi đó, dưa hấu lại là loại quả chứa nhiều đường, không tốt cho hệ tiêu hóa, gây tăng cân khi ăn vào buổi tối.

Ngoài ra, tỷ lệ nước lớn trong dưa hấu có thể khiến bạn đi vệ sinh vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ thiếu ngủ và mệt mỏi vào hôm sau.

2. Bỏ hạt dưa hấu khi ăn

Nhiều người có thói quen bỏ hạt dưa mà không biết rằng đã bỏ lỡ rất nhiều axit cần thiết cho cơ thể như: tryptophan giúp dễ ngủ, glutamic tăng cường hoạt động trí não và lysine giúp cơ thể hấp thu canxi, hỗ trợ hình thành collagen tốt cho xương khớp.

Đặc biệt, hàm lượng lycopene và vitamin trong hạt dưa còn có tác dụng làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới và duy trì hệ thần kinh, có lợi cho đời sống tình dục.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ai không nên ăn dưa hấu?" rồi phải không?

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

ĂN MẬN TẾT ĐOAN NGỌ

 Lợi ích của quả mận với bệnh tiểu đường có thể bạn chưa biết

Câu chuyện của tác giả Hương Lê 

Ảnh: Phương Thuý© Lao Động

Mận có hương vị thơm ngon, là loại trái cây bổ dưỡng, chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ. Người tiểu đường có thể thêm mận vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Theo Healthy Living, mận là loại quả không có chất béo, ít calo và carbs tự nhiên, ngoài ra còn cung cấp một lượng vitamin C dồi dào.

Mà vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng, giúp phòng ngừa bệnh tật. Một khẩu phần mận có 13 gam đường. Mặc dù có hàm lượng đường và carb cao nhưng mận có chỉ số đường huyết là 14, thuộc dạng thấp.

 Điều này có nghĩa là mận chỉ làm tăng lượng đường trong máu một chút. Ngoài việc giữ cho lượng đường trong máu gần với mức bình thường, việc bổ sung nhiều thực phẩm có hàm lượng đường huyết thấp như mận vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn dễ dàng kiểm soát cân nặng.

Khi nói đến chế độ ăn kiêng và bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải chú ý đến hàm lượng carb trong thực phẩm. Khi được tiêu hóa, carbs biến thành đường. Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu, bạn nên ăn một lượng carb nhất quán hàng ngày và từ bữa ăn này sang bữa ăn khác.

Theo Sugarfit, mận rất lí tưởng cho bệnh tiểu đường vì chúng có chỉ số đường huyết thấp và giải phóng carbs chậm, có thể kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Quả mận chứa nhiều khoáng chất và vitamin, đồng thời chúng cũng rất giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Nếu bạn bị tiểu đường, các chuyên gia khuyên bạn nên đưa những thực phẩm lành mạnh như vậy vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Hơn nữa, mận có chất xơ là prebiotic. Những chất xơ thực vật đặc biệt này giúp nuôi dưỡng vi khuẩn sinh học tốt cho đường ruột. Kết quả là, đường ruột có sự cân bằng thích hợp của vi khuẩn, giúp điều trị và tránh bệnh tiểu đường loại 2 một cách hiệu quả.

Mận đặc biệt giàu chất chống oxy hóa polyphenol có thể làm giảm viêm và bảo vệ tế bào của bạn khỏi các gốc tự do. Anthocyanin - một loại polyphenol, là một trong những chất chống oxy hóa tích cực nhất giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Ngoài ra quả mận còn một số lợi ích khác như:

Kiểm soát huyết áp hiệu quả: Hàm lượng kali trong mận giúp bạn kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả, loại bỏ natri và giảm căng thẳng trong thành mạch máu.

Tiêu thụ mận có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các tình trạng suy nhược xương. Vì mận giàu chất chống oxy hóa và giảm viêm nên mận rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường để duy trì sức khỏe của xương.

Các chất dinh dưỡng và chất phytochemical trong mận có thể làm giảm viêm, nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch. Canxi có trong mận giúp đông máu một cách tự nhiên. Chúng cũng rất giàu Vitamin C, rất cần thiết cho một trái tim khỏe mạnh.

Tuy nhiên theo Pharmeasy, việc tiêu thụ nhiều mận cũng có thể đem lại những tác hại.

Những người bị táo bón uống nhiều nước ép mận có thể gặp các vấn đề tiêu hóa quá mức như đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.

Mọi người cũng có thể gặp phản ứng dị ứng khi ăn mận. Mận chứa một thành phần được coi là chất gây dị ứng tiềm ẩn cho thấy phản ứng dị ứng đặc hiệu với globulin miễn dịch E (IgE).

Mận có chứa nhiều chất oxalate, có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Đặc biệt, những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.

Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt,... Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên ăn mận vì dễ bị nóng, phát ban, không tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.


Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2023

TẢN MAN VỀ QUẢ VẢI QUÊ EM 1

 Vải là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng và những lời đồn vô căn cứ

Câu chuyện của tác giả Thùy Linh 

Mùa vải chín cùng với nhiều thông tin về việc ăn vải nóng, dễ nổi mụn hay những câu hỏi như có thể ăn tối đa bao nhiêu quả vải, ăn quả vải có tốt không, ăn quả vải có thể mắc viêm não Nhật Bản hay không... đang được người dân quan tâm.

Một loại quả quý, giàu giá trị dinh dưỡng

Cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng của quả vải, BS. Tạ Tùng Duy - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - cho biết, quả vải bao gồm chủ yếu là nước (82%) và carbs (16.5%). Trong 100 gram quả vải thiều tươi có các chất dinh dưỡng: Calo: 66; Carbs: 16.5 gram; Chất đạm: 0.8 gram; Đường: 15.2 gam; Chất béo: 0.4 gam; Chất xơ: 1.3 gram. Quả vải rất giàu vitamin C, và các loại khoáng chất như kali, đồng... Mùa vải thường kéo dài trong hơn một tháng, thường bắt đầu từ giữa tháng 5 tới giữa tháng đến đầu tháng 7. Và từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 là thời điểm chính để thu hoạch trong năm.

Quả vải giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải ăn vải nhiều sẽ tốt. Theo BS Duy, đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày. Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn; không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, "say vải", ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.

Lớp màng trắng của quả vải không chứa bất cứ chất dinh dưỡng nào. Lớp màng này không mang lại tác dụng cho cơ thể hay hạn chế nóng trong.

Nước ép hoa quả thiếu chất xơ và có nhiều đường, năng lượng hơn so với trái cây tươi nguyên chất. Vì vậy, ăn quả tươi sẽ tốt hơn là uống nước ép.

Theo kinh nghiệm của chuyên gia, muốn mua được vải tươi, ngon, nên chọn những chùm quả có phần cành dẻo và lá còn tươi. Vỏ quả vải có màu sắc đỏ hồng, không có các đốm nâu đen, phần gai trên vỏ của quả nhẵn, nở to chứng tỏ quả đã chín. Quả vải mọng nước, chín là quả khi dùng tay ấn nhẹ thấy quả mềm căng mọng và có độ đàn hồi, có mùi thơm của vải, không bị chảy nước hay có vị chua.

Vải là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng và những lời đồn vô căn cứ© Getty

Bác lời đồn ăn vải có thể mắc viêm não Nhật Bản

Cứ đến mùa vải là tin đồn ăn vải có thể bị viêm não Nhật Bản lại xuất hiện. Theo chuyên gia, đây chỉ là tin đồn suy đoán, không có căn cứ khoa học.

"Những suy diễn này bắt nguồn từ sự trùng lặp thời điểm mùa vải và mùa bệnh viêm não Nhật Bản. Mùa vải thường diễn ra vào tháng 6-7 trùng hợp vào tháng cao điểm nguy cơ dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản" - TS.BS Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Khoa Côn trùng - Viện Sốt rét Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương lí giải.

“Việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản” - ông khẳng định.

TS Dũng cho biết, viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương hệ thần kinh trung ương. Ổ chứa virus viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên là các loài sống hoang dã như chim, một số loài bò sát và các loài động vật có xương sống - nơi virus nhân lên, lưu trữ lâu dài trong tự nhiên và phát tán tới vật nuôi gần người, đặc biệt là lợn, sau đó đến trâu, bò, ngựa, dê… và từ đó truyền sang người. Bệnh Viêm não Nhật Bản không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt.

Những đối tượng nên kiêng hoặc hạn chế ăn vải

Quả vải tuy có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng có một số đối tượng nên kiêng hoặc hạn chế ăn loại quả này. Theo bác sĩ Duy khuyến cáo, những người mắc bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn quả vải.

"Trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza, nếu ăn nhiều lượng lớn một lúc từ  quả vải tươi có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucoza tăng đột biến, dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người bị đái tháo đường" - bác sĩ Duy nói.

Tiếp đó, những người có cơ địa dị ứng nên hạn chế ăn quả vải. Người đang bị sốt hoặc người nổi nhiều mụn nhọt không nên ăn nhiều vải. Vải là loại quả có tính nóng vì thế khi ăn nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng.

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...