Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

BÀI THUỐC 18 - Cây cần tây

I. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
Cây cần tây là thảo dược thân thảo có tác dụng thanh lọc máu, bồi bổ hệ thống thần kinh và cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra Cần tây khi dùng ngoài da có thể điều trị vết thương, trị mụn nhọt, ung thư, nứt nẻ da.

Toàn thân Cần tây: Rễ, củ, quả được chưng cất thành tinh dầu, làm gia vị và để làm thuốc điều trị bệnh.
Cần tây xuất xứ từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cần tây được trồng lâu đời tại các nước phương tây để ăn kèm và điều trị bệnh cao huyết áp.
Hiện tại, cần tây được trồng nhiều ở nước ta, cho thu hoạch quanh năm, thường dùng để ăn sống, ép nước hoặc chế biến kèm các món ăn khác.
Trong cây Cần tây có đến 90,5% là nước. Các thành phần hóa học khác bao gồm:
  • Hợp chất Nitơ: 1,95%
  • Chất béo: 0,07%
  • Xenluloza: 1,15%
  • Chất tro, vitamin A, B, C và khoáng chất như Mg, Mn, Fe, Cu, K, Ca, Tyrosin, Cholin, Axit Glutamic: 1,13%
Sau khi chưng cất thì lượng tinh dầu thu được là 2 – 3%. Tinh dầu không có màu, rất loãng, mùi thơm đặc trưng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu bao gồm:
  • Cacbua Tecpen
  • D – Limonen,
  • Giaiacola
  • Silinen
  • Anhydrit secdanoi
  • Lacton Sednolit
  • Sesquitecpen Stinben
II. Vị thuốc Cần tây
Rễ, thân, củ và lá Cần tây đều có tác dụng điều trị bệnh
Cần tây có vị chát, mùi nồng.
Tác dụng dược lý:
  • Cần tây chứa nhiều Canxi, sắt, Phospho, giàu Protid có thể tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ trí não.
  • Cần tây vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, điều trị nhiều đàm, đầy ngực, lao hạch,…
  • Hóa chất lưu hóa trong Cần tây có thể tiêu diệt vi khuẩn bao gồm cả các loại vi khuẩn biến đổi gây sâu răng.
  • Cần tây giúp làm giảm hàm lượng Coletxtêrôn có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ huyết áp, điều trị thiếu máu.
  • Cảm cúm ăn Cần tây nóng có thể cải thiện các triệu chứng.
Chủ trị:
  • Điều trị suy nhược cơ thể do lao lực quá mức.
  • Chữa trị suy thượng thận, tiêu hóa kém.
  • Hỗ trợ cần bằng trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, thiếu khoáng chất.
  • Chữa tràng nhạc (ho lao), thấp khớp, thống phong.
  • Điều trị sỏi niệu đạo, sỏi thận, viêm đường tiết niệu.
  • Hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về phổi, suy giảm chức năng gan, vàng da, thừa cân béo phì.
  • Dùng ngoài da điều trị các vết thương, mụn nhọt, ung thư, khô nứt nẻ da.
III. Cách dùng – Liều lượng
Cách dùng:
  • Ăn sống
  • Ép nước
  • Xào, nấu chín (tiêu hóa dễ dàng hơn)
  • Chiết dịch từ thân câu hoặc hãm lá uống như nước trà
  • Chiết xuất lấy tinh dầu
  • Nước sắc Cần tây có thể dùng ngâm rửa điều trị tay, chân, da nứt nẻ
  • Dùng ngoài thì lấy dịch lá súc miệng, rửa miệng hoặc thoa đắp ngoài da
Liều dùng: Mỗi ngày dùng một cây Cần tây sắc nước uống hoặc ăn sống.
IV. Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Cần tây

Sử dụng Cần tây thường xuyên có thể phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý
1. Trị chứng huyết áp cao
Để điều trị chứng cao huyết áp, dùng 50 g cây Cần tây (cả thân và lá) sắc với 3 bát nước con với lửa nhỏ. Khi cạn còn 1 chén là dùng được, chia thành 3 lần, uống trong ngày.
Nước sắc Cần tây có thể tăng tuần hoàn máu, bổ não. Ngoài ra, hoạt chất Apigenin có tác dụng điều hòa huyết áp và tăng sự co giãn của mạch máu. Điều này giúp khí huyết lưu thông tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp.
2. Chữa mỡ trong máu cao
Dùng Cần tây và Táo đen phân lượng bằng nhau sắc nước uống hàng ngày, có thể dùng thay nước. Hoặc người bệnh cũng có thể sử dụng nước ép cây Cần tây để sử dụng hàng ngày.
Thời gian sử dụng từ 30 – 45 ngày là mỡ trong máu sẽ giảm rõ rệt. Hàm lượng Magnesium và sắt trong Cần tây có thể làm giảm lượng mỡ trong máu rất tốt. Ngoài ra, sử dụng thường xuyên có thể điều trị chứng thiếu máu, xuất huyết,…
3. Trị bệnh đi tiểu nước đục
Rễ Cần tây cắt sát phần gốc, đường kính 2 cm, mang đi rửa sạch, đun nhỏ lửa cùng 500 ml nước sạch. Đun đến khi cạn còn 200 ml là dùng được.
Uống khi đói vào buổi sáng và tối. Sử dụng liên tục trong 3 – 7 ngày, nước tiểu sẽ trong trở lại như bình thường.
4. Trị bệnh gout, nhiễm trùng máu, phong thấp
Chất kiềm có trong cây Cần tây có thể trung hòa Axit trong máu. Do đó, thường xuyên bổ sung cần tây có thể hạn chế và điều trị các chứng bệnh Gout, nhiễm trùng máu và phong thấp ra mồ hôi tay chân.
Người bệnh có thể bổ sung cần tây vào công thức nấu ăn hoặc ép nước dùng uống mỗi ngày.
5. Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao
Cần tây chứa nhiều Canxi, magie, Vitamin K có thể giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ làm tăng chiều cao hiệu quả. Bên cạnh đó, trong Cần tây có chứa hoạt chất kháng viêm tự nhiên Polyacetylene giúp điều trị viêm xương khớp.
Bổ sung Cần tây vào bữa ăn hàng ngày, ép nước uống hoặc sử dụng tinh chất cần tây thường xuyên để hỗ trợ các vấn đề xương khớp.
6. Bệnh đường hô hấp
Người có vấn đề về đường hô hấp có thể dùng hạt Cần tây để sắc lấy nước uống. Ngoài ra, nước sắc hạt Cần tây còn hỗ trợ điều trị bệnh suyễn, lao phổi, viêm màng phổi, viêm phế quản,…
7. Chữa mất ngủ
Trong cây Cần tây có chứa chất kiềm có thể làm giảm căng thẳng và làm dịu các dây thần kinh. Vì vậy sử dụng Cần tây thường xuyên có thể hỗ trợ người dùng có giấc ngủ sâu và ổn định hơn.
Trong bữa cơm tối, có thể sử dụng các món ăn có chứa Cần tây hoặc dùng một cốc nước ép Cần tây tươi để hỗ trợ giấc ngủ.
8. Ngừa sỏi thận
Thường xuyên sử dụng Cân tây có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận.
Sở dĩ Cần tây có tác dụng như vậy vì chúng có chứa những chất độc nhất vô nhị
9. Giảm hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể
Khả năng giảm cholesterol làm Cần tây trở nên hữu ích trong việc cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch. Cần tây chứa một loại hợp chất độc nhất vô nhị gọi là 3-n-butylphthalide (tên viết tắt là BuPh) có công dụng giảm lượng lipid máu (hay còn gọi là mỡ máu) trong cơ thể.
10. Giảm viêm
Cần tây chứa các chất chống oxy hóa và polysaccharide (một loại phân tử carbohydrate) được biết có tác dụng như chất kháng viêm, đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid và polyphenol. Những chất này hỗ trợ sức khỏe toàn diện, đặc biệt cho người lớn tuổi, bằng cách chống lại các tác hại của gốc tự do (hay còn gọi là mất cân bằng oxy hóa) làm cơ thể bị viêm. Viêm nhiễm thường là nguyên nhân của bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, viêm khớp…
11. Hỗ trợ giảm cân
Cần tây đặc biệt ít calo và là thực phẩm quý giá giúp bạn giảm cân. Nó giúp cơ thể điều chỉnh trao đổi chất béo lipid, giàu dinh dưỡng và rất ít calo. Điều này là quý giá với những người béo phì, thừa cân, đặc biệt với các chị em phụ nữ quá béo. Ăn thực phẩm này giúp giảm cân đáng kể.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn khẳng định rằng ăn Cần tây thường xuyên sẽ bảo vệ được lá gan của chúng ta ngày càng khỏe mạnh.
12. Giúp gan hoạt động tốt hơn
Gan là cơ quan quan trọng hàng đầu trong việc bài độc cho cơ thể. Bạn sẽ gặp ngay các vấn đề về da, về thân nhiệt nếu gan hoạt động không tốt. Các chất dinh dưỡng trong Cần tây giúp tăng quá trình bài độc, giảm được triệu chứng men gan tăng cao, thanh lọc, mát gan. Bạn có thể sử dụng nước ép Cần tây hay đơn giản dùng Cần tây trong các món ăn để bảo vệ sức khỏe lá gan của mình.
13. Nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh về mắt
Bạn có biết tinh chất có trong Cần tây khi chuyển dạng chiết xuất được sử dụng để tra mắt hàng ngày có thể giúp quá trình điều trị các bệnh về mắt hiệu quả hơn? Nghiên cứu chỉ ra mỗi ngày bạn sử dụng loại thuốc nhỏ mắt có chất trong Cần tây sẽ giảm nguy cơ mắc đục thủy tinh thể, phòng chống thoái hóa hoàng điểm.
14. Chống lão hóa
Việc giữ gìn vẻ đẹp, sự trẻ trung ở bất kỳ đối tượng nào, nhóm độ tuổi từ trung niên luôn được mọi người quan tâm. Tận dụng những tác dụng của Cần tây trong việc ngăn ngừa, hạn chế quá trình lão hóa là điều bạn nên áp dụng.
Sử dụng nước ép Cần tây thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì được vẻ trẻ trung nhờ chất chống oxy hóa kèm theo lượng vitamin K dồi dào. Ngoài ra, việc tiếp nạp lượng nước lớn đó sẽ giúp da tăng độ đàn hồi, mềm mại và tươi sáng hơn.
V. Lưu ý khi sử dụng cây Cần tây
Theo y học cổ truyền, Cần tây vị ngọt, đắng, tính mát có thể ích khó, lợi tỳ, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, giảm ho,… Tuy nhiên, để sử dụng Cần tây đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên lưu ý:
  • Cần tây xung khắc với dưa chuột. Do đó, không dùng hai sản phẩm này cùng nhau.
  • Hải sản như sò lông, nghêu, hàu có tính hàn. Do đó, kết hợp chung dễ làm cơ thể bị lạnh, thiếu dương khí, gây ra một số bệnh lý.
  • Thịt thỏ dùng kèm Cần tây có thể gây rụng tóc.
Một số đối tượng không nên dùng Cần tây:
  • Người huyết áp thấp không nên dùng Cần tây thường xuyên.
  • Người có bệnh ngoài da sử dụng Cần tay có thể gây ngứa, lở loét, vẩy nến.
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Cần tây có thể gây ra tình trạng lưu thai ngoài ý muốn.
  • Người hư tỳ nhược dùng Cần tây có thể làm tổn thương trung dương, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thông tin về cây Cần tây trong bài viết này được tập hợp từ Cây thuốc Việt Nam, Thuốc dân tộc và nhiều trang WEB có liên quan. Người dùng quan tâm, vui lòng trao đổi thêm với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn. Trân trọng cảm ơn.
Mời xem V-Clip  https://bit.ly/2Te4WDY



Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

BÀI THUỐC SỐ 13 - QUẢ SUNG


Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...


1. Bài thuốc chữa viêm họng từ quả sung
Cách 1: Chuẩn bị một ít quả sung tươi. Đem sung sấy khô, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng một ít bột, thổi trực tiếp vào cổ họng.
Cách 2: Gọt vỏ sung tươi, sau đó thái phiến và sắc lấy nước. Cho đường phèn vào nước sắc, đun lửa nhỏ và cô thành cao. Mỗi lần dùng 1 ít cao ngậm cho đến khi tan hoàn toàn.
2. Bài thuốc từ quả sung điều trị hen phế quản
Chuẩn bị: Một lượng sung tươi vừa đủ.
Thực hiện: Đem sung rửa sạch, sau đó để ráo, giã nát và ép lấy nước uống. Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi hẳn.
3. Dùng sung trị rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư nhược
Chuẩn bị: Sung tươi 30g.
Thực hiện: Rửa sạch sung, sau đó thái nhỏ và sao hơi cháy. Mỗi ngày dùng 10g hãm với nước sôi trong 20 phút, thêm 1 ít đường phèn và dùng uống thay cho nước trà.
4. Chữa táo bón bằng quả sung
 Cách 1: Dùng 9g sung tươi và sắc uống hàng ngày.
Cách 2: Ăn từ 3 – 5 quả sung chín/ ngày.
Cách 3: Chuẩn bị 10 quả sung tươi, rửa sạch và chẻ đôi. Làm sạch 1 đoạn ruột heo, sau đó thái nhỏ và trộn đều với sung. Đem hầm trong nhiều giờ cho mềm, thêm gia vị và ăn hết trong ngày.
5. Trị sản phụ thiếu sữa bằng quả sung tươi
Chuẩn bị: Móng lợn 500g và sung tươi 130g.
Thực hiện: Đem rửa sạch, chặt nhỏ móng lợn và chẻ đôi quả sung. Cho vào nồi, thêm nước và hầm thật nhừ. Khi ăn, nêm nếm gia vị vừa phải.
6. Bài thuốc trị lở loét và mụn nhọt bằng sung
Chuẩn bị: Một ít sung chín.
Thực hiện: Đem sao khô quả sung, tán bột mịn và rắc lên vết loét. Đồng thời nên sắc quả sung tươi và ngâm rửa vùng da tổn thương trong 20 phút.
7. Giảm đau đầu bằng nhựa từ quả sung
Chuẩn bị: Nhựa lấy từ quả sung hoặc lá.
Thực hiện: Phết nhựa lên giấy và dán trực tiếp lên 2 bên huyệt Thái dương.
8. Dùng quả sung chữa ho khan không kèm đờm
Chuẩn bị: 50 – 100g sung chín tươi và 50 – 100g gạo.
Thực hiện: Sung gọt bỏ vỏ và nấu với gạo thành cháo. Chia thành nhiều lần ăn và dùng hết trong ngày.
9. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng sung khô
Chuẩn bị: Một ít sung sao khô
Thực hiện: Đem sung tán bột và cất vào hũ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần sử dụng 6 – 9g uống cùng với nước ấm.
10. Chữa chứng sa đì sau sinh
Chuẩn bị: Tiểu hồi hương 9g và 2 quả sung chín
Thực hiện: Đem sắc uống.
11. Bài thuốc chữa viêm khớp
Cách 1: Dùng sung tươi hầm với thịt lợn nạc, ăn hết trong ngày.
Cách 2: Hoặc dùng 2 – 3 quả sung tươi, thái nhỏ và chiên với trừng gà.
12. Dùng quả sung hỗ trợ điều trị các bệnh sinh lý
Chuẩn bị: 2 – 3 quả sung và 1 ít sữa.
Thực hiện: Chẻ đôi quả sung và ngâm với sữa qua đêm. Sáng hôm sau, ăn cả nước và cái.
13. Bài thuốc trị ung thư phổi từ quả sung xanh
Chuẩn bị: Chè xanh 10g và quả sung xanh 20 quả.
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi nước đun trong 20 phút. Dùng nước uống thay trà liên tục trong nhiều tháng.
14. Chữa khàn tiếng, mất giọng với quả sung
Chuẩn bị: 20g quả sung và một ít mật ong/ đường phèn.
Thực hiện: Sắc quả sung với nước, sau đó thêm mật ong/ đường phèn vào và dùng uống trong ngày.
15. Chữa trĩ bằng bài thuốc xông từ quả sung
Chuẩn bị: 10 – 20 quả sung.
Thực hiện: Đem sung đun với 2 lít nước, sau đó dùng để xông và rửa hậu môn. Thực hiện từ 3 – 5 liệu trình (mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày)
16. Chữa hen suyễn với mủ từ quả sung
Chuẩn bị: Vài quả sung xanh
Thực hiện: Chẻ quả sung và lấy mủ, đem hòa với mật ong và uống trước khi ngủ.
17. Bài thuốc trị sỏi gan và sỏi mật
Chuẩn bị: 50 – 60g quả sung khô.
Thực hiện: Đem sung sắc với 4 bát nước, còn 1 bát và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 2 – 3 tháng để đạt được kết quả tốt.
18.Tốt cho tim mạch
Quả sung có lượng không nhỏ chất như: phenol, omega 3, omega 6. Đây là những axit béo có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Lá sung còn có tác động đáng kể tới những chất béo trung tính trong cơ thể giúp ngăn ngừa những bệnh về tim mạch. Sử dụng quả sung và lá sung giúp cải thiện sức khỏe của hệ tim mạch đáng kể.
19. Ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của Đại học bang Colorado (Mỹ) những dưỡng chất có trong quả sung như: coumarin, pectin, beta-carotene, đồng, sắt, kẽm, vitamin A, C, E, K, … giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, nên hạn chế mắc các bệnh tiểu đường, ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng quả sung
Khi sử dụng quả sung, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
Sung có tác dụng hoạt huyết nên cần tránh dùng cho phụ nữ mới mang thai. Sử dụng sung trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai.
Những người bị dị ứng với mủ cao su có thể dị ứng với mủ bên trong quả sung. Do đó bạn nên cân nhắc trước khi dùng sung để điều trị.
Dược liệu này chứa nhiều vitamin K có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu. Vì vậy cần tránh dùng khi đang điều trị bằng thuốc chống đông máu như warfarin.
Ăn quá nhiều sung có thể gây tiêu chảy và phân lỏng.
Quả sung đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên trước khi dùng dược liệu này để chữa bệnh, bạn nên tham vấn bác sĩ để giảm các rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Xin giới thiệu cùng các bạn những cách chữa bệnh bằng quả sung đặc thù nhất:
a) Cách chữa đau dạ dày bằng quả sung khô
Bài thuốc số 1:
Bên cạnh việc sử dụng quả sung tươi để chữa bệnh dạ dày thì quả sung khô cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự, thông qua một số cách như sau:
Cách 1: Sử dụng quả sung khô ngâm nước
Lấy 2-3 quả sung đã sấy khô cho vào ly nước rồi ngâm qua đêm đến sáng hôm sau.
Dùng nước này để uống trước khi ăn sáng, còn quả sung khô để ăn.
Cứ áp dụng và lặp đi lặp lại cách này mỗi ngày trong 2-3 tháng thì sẽ có kết quả tốt.
Cách 2: Kết hợp quả sung khô với dầu ô liu
Cho khoảng 30-40 quả sung khô đã sấy vào lọ thủy tinh có nắp đậy, rồi đổ dầu ô liu vào cho đến khi ngập mặt quả sung.
Đóng kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng mát và ngâm trong khoảng thời gian 40 ngày.
Sau thời gian trên, đem ra ăn trước mỗi bữa ăn mỗi lần 2-3 quả.
Có thể nói, đây là bài thuốc tự nhiên và an toàn, rất tốt cho sức khỏe của người bệnh bị đau dạ dày.
Bài thuốc số 2: Chữa đau dạ dày bằng bột sung
Nguyên liệu cần có là 1kg quả sung tươi. Nhớ nên chọn quả to, đều, không bị sâu và không móp méo.
Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên đem rửa sạch rồi ngâm với nước để làm trắng quả sung cũng như bỏ bớt nhựa.
Tiếp theo cho vào một cái rổ, để ráo, phơi khô, tán thành bột và cho vào hũ thủy tinh đậy kín, dùng dần dần.
Mỗi ngày, bệnh nhân nên sử dụng từ 2-3 thìa bột sung hòa với 350ml nước, khuấy đều rồi uống đều đặn 2-3 lần trong một ngày trước bữa ăn khoảng 20 phút sẽ thấy tình trạng bệnh được thuyên giảm rõ rệt.
Ưu điểm:
– Vô cùng an toàn cho bệnh nhân.
– Có tác dụng làm thuyên giảm bệnh đau dạ dày trong giai đoạn đầu tiên khi bệnh còn nhẹ nhàng.
– Nguyên liệu dễ tìm kiếm, ít tốn kém chi phí, cách làm lại đơn giản dễ áp dụng.
* Nhược điểm:
– Mang lại hiệu quả tác dụng chậm nên đòi hỏi cần phải có thời gian và thật sự kiên trì.
– Hiệu quả của phương pháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
– Không mang lại công dụng cho các trường hợp bị bệnh nặng.
-- Khi trị dạ dày bằng quả sung, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, cũng như các loại hoa quả, trái cây chua như cam, chanh, dứa… lúc đói. Không thức khuya, làm việc căng thẳng, mệt mỏi… vì đây là những nguyên nhân khiến cho bệnh dạ dày nặng thêm.
Có thể thấy, quả sung là một trong những phương thuốc chữa bệnh dạ dày khá hiệu nghiêm.

b) Xông nước quả sung chữa bệnh trĩ
Dùng nước ngâm rửa hậu môn sẽ giúp búi trĩ co lên nhanh hơn, đồng thời giúp chống viêm và khử trùng hiệu quả.
Bạn cần chuẩn bị:
20 quả sung tươi (nếu có thì dùng sung khô).
Một nắm lá sung tươi, lá ngải diệp, lá rau cúc tần.
Hai lát nghệ tươi.
Một thìa cà phê muối tinh.
Cách làm như sau:
Cho tất cả quả sung, lá sung, lá ngải, cúc tần, nghệ vào trong nồi, thêm nước lọc sau đó đun sôi.
Thêm muối vào và khuấy cho tan hết.
Nhân lúc nước còn nóng, dùng hơi bốc ra để xông vùng bị ảnh hưởng trong năm phút.
Đến khi nước thuốc còn ấm thì sử dụng để ngâm rửa hậu môn.
Nếu có thời gian, bạn hãy sử dụng cách này mỗi ngày.
Chú ý: Quả sung có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì thế nếu bạn đang có bệnh tiểu đường mà lại dùng quả sung trị bệnh trĩ, bạn nên kiểm tra và theo dõi lượng đường trong máu thật sát sao.
Có một số các báo cáo cho rằng quả sung có thể kiểm soát lượng đường trong và sau khi làm phẫu thuật. Vì thế, nếu bạn có lịch phẫu thuật, hãy ngừng dùng quả sung như thuốc trước đó 14 ngày.
c) Quả sung còn có những tác dụng tuyệt vời với chúng ta, đặc biệt với chị em phụ nữ
Giúp làn da tươi sáng hơn
Lấy khoảng 4-5 quả sung chín và ép lấy nước. Sau đó pha thêm 1 chén sữa tươi để uống mỗi ngày. Chỉ sau vài tuần bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ với làn da của mình. Làn da trở nên tươi sáng và tràn đầy sức sống.
Quả sung có tác dụng làm đẹp khiến nhiều người bất ngờ
 Tác dụng ngừa mụn
Ăn quả sung là 1 cách giúp ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả. Bởi quả sung chứa những khoáng chất có tính kiềm, giúp cân bằng độ pH cho cơ thể, giúp hạn chế tình trạng mọc mụn trứng cá. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều bởi nó dễ làm hạ chỉ số đường huyết của cơ thể.
 Ngăn ngừa tình trạng lão hóa da
Rất ít người biết tới tác dụng này của quả sung. Ngoài việc ngăn ngừa một số bệnh thì quả sung còn ngăn ngừa tình trạng lão hóa da bởi những hàm lượng dinh dưỡng mà sung cung cấp có tác dụng cải thiện sắc tố da, ngăn ngừa quá trình lão hóa từ sâu bên trong da.
Quả sung có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, vì vậy bạn cần bổ sung loại quả này vào thực đơn với một số lượng phù hợp ngay hôm nay.

d) Cách ngâm rượu sung khô đơn giản
Nguyên liệu ngâm rượu trái sung
---  3 kg sung tươi (hoặc 1 kg sung khô)
---  3 lít rượu trắng 35 đến 45 độ
---   Bình thủy tinh ngâm rượu
 Rượu để ngâm sung tốt nhất là rượu nếp cái, như vậy rượu sung sẽ tốt và ngon hơn.
Bước 1: Chuẩn bị sung để ngâm rượu
- Trái sung khô luôn thì sẽ nhanh hơn, nhưng nếu ta có trái sung tươi thì cũng không sao, chỉ cần chuyển từ khô sang tươi là được.
-  Trái sung tươi, bạn rửa sạch để ráo nước, sau đó đem phơi dưới ánh nắng mặt trời, nên phơi dưới nắng to đến khi khô.
Bước 2: Ngâm rượu trái sung
Bình thủy tinh để ngâm rượu thật sạch và khô không còn một giọt nước nào.
Bạn cho 1 kg sung khô vào trong bình,  đổ rượu trắng ngập sung, đậy kín nắp rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Chờ 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 2 chén rượu sung vào bữa ăn, mỗi chén khoảng 30 ml.
 Rượu sung để nhà dùng, rượu sung làm quà biếu cũng rất quý.
 Ngoài cách ngâm rượu trái sung khô, bạn cũng có thể ăn trực tiếp quả sung hoặc lấy mỗi ngày lấy 30g sung khô sắc lấy nước uống.
 Tác dụng của quả sung ngâm rượu – sung mãn cả hai
– Quả sung khô giúp cải thiện chức năng sinh lý cho cả 2 giới.
Nguyên nhân là bởi trong quả sung khô có chứa một số các chất như kem, mangan và magie có tác dụng thúc đẩy, tăng cường khả năng sinh lý cho cả 2 giới, tăng ham muốn và thời gian quan hệ.
– Quả sung khô giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
Trong quả sung khô có chứa rất nhiều các khoáng chất sắt, là một chất rất quan trọng trong việc tổng hợp và đưa hồng cầu đi khắp cơ thể.
Vì vậy các bạn gặp phải tình trạng thiếu máu có thể sử dụng quả sung khô để giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
Chú ý: Quả sung chứa oxalate – hợp chất tự nhiên có thể gây hại khi tích tụ trong máu. Thông thường, thận sẽ lọc bỏ hợp chất này ra nhưng khi không khỏe mạnh, thận sẽ không thể thực hiện chức năng này.
Ăn quá nhiều sung cũng có thể làm tình trạng sức khỏe thận, mật gặp vấn đề. Do đó cần hết sức lưu ý khi tiêu thụ loại trái cây này.

 Sưu tầm từ các bài thuốc dân gian và cây thuốc nam Viêt Nam., chỉnh sửa từ  www.thuocdantoc.org/.
Mời xem V-Clip


Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

BÀI THUỐC SỐ 12 - NHỮNG LÁ CÂY VỪA LÀ THUỐC VỪA LÀ THỰC PHẨM


BÀI THUỐC 12.1  RAU MÁ

Rau má, là cây mọc hoang. Chúng mọc đầy trên đường đi, đường về của đường sắt hay các bãi hoang khp nơi trên cả nước.
Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát. Trong đông y, rau má Thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu.
Những công dụng chính của cây rau má như sau
Hạ huyết áp
Lợi tiểu
Tăng khả năng giải độc
Mát, giúp điều trị rôm, mẩn ngứa.

Chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.
Ở Trung Quốc, rau má được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cúm, ăn phải vật có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm dại, ngộ độc sắn, trúng độc thuốc nông dược, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương.
Cách dùng:
Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị Kiết lỵ, táo bón. Ngày dùng 30-40g tươi. Dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân và làm tan mụn nhọt.
 Rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà nước Dừa, vắt lấy nước uống trị kinh nguyệt không đều, đau lưng, tức ngực, đau bụng máu, khô da, nhức đầu, nóng lạnh, bạch đới.
Người ta đã chế Rau má thành những dạng phomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền da, liền sẹo.
Cách dùng, liều dùng
Cách 1: Lấy 30-40g rau má tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường, nước sôi để nguội uống trong ngày.
Cách 2: Rau má rửa sạch ăn sống.
Cách 3: Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
 Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Rau má
-Chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu:
Rau má 30g, Cỏ nhọ nồi và Trắc bá diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống.
-Khí hư bạch đới:
Rau má phơi khô làm thành bột uống mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê.
-Thống kinh, Đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải:
Rau má 30g, ích mẫu 8g, Hương nhu 12g, Hậu phác 16g. Ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.
-Viêm hạnh nhân:
Rau má tươi giã lấy nước cốt, hoà ít giấm nuốt từ từ.
. Ho, đái buốt, đái dắt: Rau má tươi giã lấy nước cốt uống hoặc sắc uống.
-Viêm tấy, mẩn ngứa:
Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã nát vắt lấy nước, thêm đường uống.
-Thuốc lợi sữa:
Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước.
-Chữa cảm nắng, say nắng:
Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.
Lưu ý: Một số tác hại của rau má
Do có tính hơi hàn nên bạn cần lưu ý khi sử dụng loại rau này. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học Mỹ, giới hạn chỉ nên dùng tối đa khoảng 40g rau má tươi/ngày, không nên dùng liên tục rau má quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp nên ngưng sau 20 ngày mới tiếp tục sử dụng.
Không tốt cho tiêu hóa: Do có tính hàn nên dùng tươi rau má rất dễ gây lạnh bụng, sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy nhất là những người tiêu hóa kém.
Không tốt cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở: Theo kinh nghiệm dân gian phu nữ dùng nhiều rau má sẽ giảm khả năng thụ thai, phụ nữ mang thai dùng quá nhiều rau má làm tăng nguy cơ sảy thai.
Phân biệt rau má dại
Hiện nay ngoài tự nhiên còn có 1 loại cây rau má khác có tên gọi rau má dại (hay rau má mơ) có tên khoa học là Hydrocotyle rotundifolia Roxb. Loài cây này có hình dáng khá giống với cây rau má Centella asiatica (L.) Urb nhưng có lá, dây mỏng và nhỏ hơn.
Loài cây này vẫn được nhân dân sử dụng hàng ngày làm rau và làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian cây rau má dại có tác dụng điều trị bệnh gan. Loại cây này có thể ăn sống hoặc luộc, cây có vị thơm, ngon ăn rất thích. Xin mời xem V-Clip:

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

BÀI SỐ 8 - HƯỚNG DẪN LÀM TỎI ĐEN


Tỏi đen gần đây nổi lên như là một hiện tượng thần kỳ Y học. Chúng ta cảm ơn những nhà sáng chế Nhật Bản đã tìm ra công nghệ sản xuất TỎI ĐEN, mang lại sức khỏe cho nhiều người. Theo Phật giáo, Tỏi đen được cho là sẽ giúp trường sinh bất lão. Tại Nhật Bản, tỏi đen đã được phát triển như một sản phẩm y tế và nó vẫn được coi là vậy cho đến nay. Đôi khi nó được thêm vào nước giải khát năng lượng, và ở Thái Lan nó được cho là làm tăng tuổi thọ của người dùng. Nó cũng được dùng để sản xuất sôcôla tỏi đen.
Theo các nhà khoa học, tỏi đen chứa hàm lượng cao hợp chất S-allylcysteine, có khả năng chống oxy hóa gấp 2 lần tỏi thường. Chất này góp phần làm giảm nồng độ cholesterol trong máu; tăng khả năng chống vi khuẩn, virus, nhiễm trùng; hỗ trợ ngăn chặn các gốc tự do gây hại và làm chậm quá trình lão hóa.

Ăn tỏi đen giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp... ngoài ra, còn phòng và góp phần hỗ trợ ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, gan, dạ dày, đại tràng. Tỏi đen cũng có tác dụng tốt cho người bị suy giảm miễn dịch vì dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày, sức khỏe suy kiệt.
Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3-5gram; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
Tỏi đen có thể dùng để ngâm rượu, tốt nhất là rượu nếp nguyên chất không có cồn; uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml; hoặc xắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tuy nhiên, dù sử dụng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát để phát huy tác dụng tốt hơn. Khi đã lên men, tỏi không còn mùi hăng khó chịu nữa, chúng trở nên dẻo, dẻo, thơm, thơm. Phù hợp với hương vị của tất cả mọi người.
CÔNG DỤNG
– Tỏi đen giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
– Tăng sức đề kháng cho cơ thể
– Chống lão hóa da hiệu quả
– Cân bằng huyết áp
– Mang lại mái tóc mượt mà, đen nhánh
– Cải thiện trí nhớ
– Điều trị các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt
– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
– Tăng cường thanh nhiệt, giải độc gan
– Giảm lượng Cholesteron trong máu.
Tỏi đen có nhiều công dụng là vậy, nhưng gía bán của nó hơi mắc (đắt). Với túi tiền vừa phải, bạn có thể làm tỏi đen tại nhà.
CÁCH LÀM TỎI ĐEN TẠI NHÀ
– Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu. Bạn cần lưu ý chọn loại tỏi uy tín với chất lượng tốt trên thị trường như tỏi cô đơn Lý Sơn hay tỏi Phan Rang. Các củ tỏi phải đều nhau, cầm chắc tay và không bị xốp. Nếu dùng cho cả gia đình, bạn có thể cân nhắc mua khoảng 3kg tỏi tươi là vừa đủ. Đặc biệt, cần tránh chọn tỏi củ to, trắng nhưng lại kém thơm và thiếu tinh dầu bên trong.
– Bước 2: Ngâm tỏi trong bia. Sau khi chọn được nguyên liệu vừa ý, bạn hãy làm sạch lớp vỏ bên ngoài, cắt bớt phần đầu và ngâm trong chậu 1 kg tỏi/1 lít bai. Loại bia nào tùy thích nhưng hãy lưu ý thời gian chỉ trong khoảng 30 phút. (Tỏi khô, có thể 35’). Sau đó, tỏi sẽ được bọc kín trong giấy bạc.
– Bước 3: Ủ tỏi bằng nồi cơm điện. Cách sử dụng nồi làm tỏi đen quyết định đến tính chất của sản phẩm. Bạn nên dùng nồi cơm điện có nắp gài vì nắp rời thường sẽ gây ra tình trạng thất thoát nhiệt. Hãy bọc tỏi ủ trong giấy bạc vào nồi cơm điện và bấm nút “Warm”. Thời gian cần thiết để tỏi lên men và chuyển từ màu trắng sang màu đen là khoảng 2 tuần.
 – Bước 4:  Một tuần sau ủ, bạn có thể kiểm tra nhanh tay, để khỏi mất nhiệt. Tỏi khô thì thời gian ủ giảm đi, ngược lại, tỏi ướt quá thì thời gian ủ có thể tăng lên, cứ gì phải đúng 15 ngày. Tỏi đen có th lên men tới 45 ngày.
CÁCH DÙNG
Ăn 3-5 games tỏi đen hằng ngày. Nhai kỹ để phát huy tác dụng.
Có thể ngâm rượu nếp, uống mỗi ngày 50 ml.

Tỏi đen mang lại kết quả tuyệt vời, giúp bạn tăng khả năng chống vi khuẩn, virus, nhiễm trùng; hỗ trợ ngăn chặn các gốc tự do gây hại và làm chậm quá trình lão hóa; giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, Alzheimer, viêm khớp dạng thấp... ngoài ra, còn phòng và góp phần hỗ trợ ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, gan, dạ dày, đại tràng. Tỏi đen cũng có tác dụng tốt cho người bị suy giảm miễn dịch vì dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày, sức khỏe suy kiệt.
Phòng bệnh, việc của mọi nhà.
Chúc các bạn thành công. Xin mời xem V-Clip:

Những loại thực phẩm không nên ăn cùng gạo lứt

  Tuấn Đạt (Theo Health) Gạo lứt cần kết hợp ăn đúng cách với các loại thực phẩm. Ảnh: Xinhua© Lao Động Một số loại thực phẩm giàu oxala...