ĐAN MẠNH HÙNG - BLOG CỦA TÔI: TẢN MẠN VỀ QUẢ VẢI QUÊ EM 3 google.com, pub-8014824857981847, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2023

TẢN MẠN VỀ QUẢ VẢI QUÊ EM 3

 a/ CHUYỆN TÌNH DƯƠNG QUÝ PHI & TRÁI VẢI NƯỚC NAM

Tôi đã nghe nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn kể chuyện này

DƯƠNG QUÝ PHI & TRÁI VẢI NƯỚC NAM

https://www.youtube.com/watch?v=wneQ2TzPg8Q

Trái vải Việt Nam lên nhiều kệ hàng các nước và trở thành trái cây ưa chuộng ở nhiều khu vực. Tương lai sẽ là trái cây xuất khẩu Tỷ đô cho người trồng trọt VN.

b/ Chuyện tình bi thảm của Dương Quý Phi

Hoa đẹp rồi cũng héo,

Cỏ dại lại thường tươi.

Dương Ngọc Hoàn còn có đạo hiệu Thái Chân (sinh khoảng năm 719) là con gái của một gia đình quan lại cấp thấp (cha tên là Dương Huyền Diễm quê ở quận Hoa Âm, nay thuộc Thiểm Tây), nhưng sau này lại chiếm được sự sủng ái đặc biệt của một ông vua thời Đường ở Trung Hoa.

Cô gái đó lớn lên và trở thành một giai nhân tuyệt sắc. Tóc mây mượt mà, số đo hấp dẫn, da dẻ hồng hào, dáng điệu nũng nịu lại nhanh nhẹn thông minh, biết vâng lời nên cha mẹ, anh em, họ hàng rất yêu mến.

Là một trong tứ đại mỹ nhân (cùng với Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân) có sắc đẹp được ví là Tu hoa (nghĩa là nàng khiến hoa ngưỡng mộ, khép cánh thu mình lại vì xấu hổ trước cái đẹp phi phàm). Có thơ rằng: Hoa xếp cánh, e ấp, xấu hổ/Vì nàng hiện ra rạng rỡ - đẹp mê hồn.

Năm 17 tuổi nàng nổi danh khắp vùng về tài sắc lại tinh thông cầm kỳ thi họa, có thể vừa múa vừa hát nhịp nhàng, ai thấy đều cho là tiên nữ hạ phàm. Hoàng đế nhà Đường lúc đó là Đường Minh Hoàng (Lý Long Cơ) hay tin liền cử đặc sứ và thái giám tâm phúc đi hỏi về làm phi cho thái tử Thọ vương Lý Mạo.

Đến kinh thành, viên thái giám Cao Lực Sĩ muốn tâng công nên tâu trước với Đường Minh Hoàng rằng: "Dương Ngọc Hoàn là vưu vật hiếm có, chỉ có bậc đế vương mới được sở hữu, thái tử quá trẻ, đợi vài năm sau hẵng nạp phi cũng không muộn". Đường Minh Hoàng phán: "Tốt lắm, vậy hãy dẫn nàng đến ra mắt ta xem".

Gặp mặt rồi, Đường Minh Hoàng hỏi vài câu, thấy Ngọc Hoàn đối đáp rất ưng ý, vua Đường thích lắm, nhưng còn chút ngần ngại vì đã chót hứa gả cho thái tử. Các tả hữu cận thần đều tâu nhà vua nên nhận mỹ nhân làm phi, chỉ có quan thái bốc trong lòng không đồng ý nhưng không dám nói.

Quan thái bốc nhận biết rằng: Ngọc Hoàn rất đẹp nhưng tiếng nói buồn - âm hưởng hơi giống người khóc, tuổỉ còn trẻ mà béo sớm. Sau này ông còn nhận ra rằng mỗi khi nàng múa hát xong, mồ hôi bốc hơi nồng, vì quá yêu nên điểm này vua cũng thích, nhưng thái bốc cho rằng kết cục sẽ giống hoa sớm nở tối tàn, không được lâu dài.

Đường Huyền Tông ngày đêm tơ tưởng Ngọc Hoàn, muốn nàng sớm vào cung nhưng vẫn ngại thị phi. Cao Lực Sĩ bèn dày công nghĩ ra cách đưa Vi thị làm Thọ vương phi thay thế, do đó Huyền Tông mới nạp Dương Ngọc Hoàn vào cung.

Tháng 10/740, lấy danh nghĩa cầu phúc cho Đậu Thái hậu, Huyền Tông yêu cầu Dương Ngọc Hoàn nhập cung với thân phận Đạo sĩ, hiệu Thái Chân. Tháng 7/745, Thọ vương Lý Mạo chính thức cưới con gái của Vi Chiêu Huấn.

Trước đó, nhân khi triều đình bận chuẩn bị việc nạp phi cho Thái tử, Huyền Tông truyền khẩu dụ cho Ngọc Hoàn hoàn tục thôi đạo hiệu Thái Chân và tháng 8/745, hoàng đế ban chỉ phong Dương Ngọc Hoàn làm quý phi.

Đường Minh Hoàng có được Ngọc Hoàn, yêu quý hết mực, suốt ngày mây mưa, bỏ bê triều chính. Ông sáng tác ra bản "Nghê thường vũ y khúc" để Dương Quý Phi đích thân múa, đây là một bản ca vũ huyền thoại được lưu truyền.

Có viên tướng người Phiên là An Lộc Sơn làm Tiết độ sứ cả vùng Đông Bắc, nhờ biết lấy lòng cả vua lẫn Dương Quý Phi nên rất được nâng đỡ. Làm Tiết độ sứ được mấy năm, An Lộc Sơn bắt đầu tích cóp của cải, chiêu mộ tướng sĩ, lương thực với dã tâm lật đổ nhà Đường chiếm ngôi hoàng đế.

Năm 755, thấy vua quan nhà Đường mất cảnh giác, An Lộc Sơn phát động chính biến, đem quân từ Phạm Dương vượt Hoàng Hà đánh thốc vào Lạc Dương.

Năm 756, An Lộc Sơn đánh Đồng Quan bắt được nguyên soái nhà Đường là Kha Thư Hàn rồi đánh thẳng về kinh đô Trường An. Quân đội nhà Đường bị tan vỡ, Vệ tướng quân Trần Huyền Lễ kịp đưa quân bản bộ hộ giá đưa vua Đường và gia quyến rút về đất Tây Thục.

Bấy giờ, tể tướng Dương Quốc Trung nhờ em con chú mình là Dương Ngọc Hoàn mà được ngôi cao chứ không có thực tài. Quốc Trung lại hống hách, nên quân đội của Trần Huyền Lễ rất ghét. Trong quân cho rằng chính Dương Quý Phi và họ hàng là nguyên nhân mất nước.

Đầu tiên quân đội kéo đến kể tội Quốc Trung, có người báo vua nhưng tình hình căng thẳng không can thiệp nổi, binh lính giết chết Quốc Trung mà vẫn không hết giận. Đến gò Mã Ngôi, lòng quân bất mãn cao độ, không chịu hành tiến nữa mà muốn giết nốt quý phi.

Đường Minh Hoàng hoảng hốt như ngây dại, chỉ ngồi ôn lại kỷ niệm xưa, thảm thiết khóc với quý phi rằng: "Ai cũng nói quý phi có vẻ đẹp hoa nhường, ra thăm vườn thượng uyển, các bông hoa mẫu đơn, hàm tiếu, hải đường vừa xòe cánh nở thấy vẻ đẹp rực rỡ của nàng đã phải xếp cánh, không nở nữa".

Chúng ta đã thề "trên trời nguyện làm chim liền cánh, dưới đất nguyện làm cây liền cành", thế mà nay lại lâm vào cảnh này, thật đau lòng quá sức". Giây lát, thái giám Cao Lực Sĩ bước vào, nhìn thái độ của Cao, vua biết không xong, đành khóc mà đi ra ngoài.

Cao mặt đỏ bầm, lầm lũi dìu Dương Quý Phi ra ngôi nhà nhỏ sau vườn, đưa cho một dải lụa trắng. Ngoài đường, quân lính đi rầm rập, tiếng hò hét xen với tiếng binh khí tạo nên bầu không khí nặng nề, bất an. Được mấy phút, Cao Lực Sĩ dẫn Trần Huyền Lễ và binh sĩ bước vào chỗ quý phi thì nàng đã chết.

Từ sau sự kiện này, triều đại Đường Minh Hoàng ngày càng xuống dốc, nhường chỗ cho triều đại khác lên thay thế. Lẽ ra một hoàng đế tương đối giỏi như Lý Long Cơ nếu biết tiết chế, có thể sủng ái quý phi nhưng không nên dùng những thân nhân họ hàng không đủ tài đức của Dương Quý Phi ở những vị trí quan trọng thì tình hình vẫn ổn định.

Say mê vợ đẹp nhưng vẫn cần bỏ thời gian cần thiết để quản lý việc nước, phải tăng cường binh lực trung ương, quốc khố kho tàng đầy đủ, có cơ chế dùng người giỏi, phạt người xấu thật hiệu quả; không nên quá tin dùng quan lại phiên trấn không phải người Hán lại chẳng có cách kiểm soát họ.

C/ TRÁI VẢI KHÔNG HẠT VIỆT NAM CÓ CHỖ ĐỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Loài vải không hạt này có nguồn gốc từ nước ngoài, được doanh nghiệp phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp chọn tạo và trồng thử nghiệm. Hiện nay, ngoài 30ha đã trồng, công ty cũng đã chuẩn bị thêm 20.000 cây giống để tiếp tục trồng, nhân rộng mô hình.

Vải không hạt hay còn gọi là vải ngọc được nhân giống và gieo trồng tại vùng núi huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là sản phẩm do Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm nhân giống, gieo trồng và phát triển trong 5 năm qua.

Nhân rộng mô hình ra hàng trăm ha.    

Theo đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, thực hiện đề án trồng cây ăn quả của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, mô hình trồng cây vải không hạt được xem là nhân tố mới trong đề án này. Hiệu quả bước đầu đã mang lại giá trị kinh tế cao và đây cũng là sản phẩm đầu tiên của không chỉ tỉnh Thanh Hóa mà của cả nước.


Những quả vải thiều không hạt được đóng gói cẩn thận. Ảnh: Minh Hoàng© Được Lao Động cung cấp

Hiện nay, với điều kiện phát triển tốt và đạt kết quả bước đầu, nên thời gian tới Ngành Nông nghiệp Thanh Hóa sẽ chỉ đạo, phối hợp với phía công ty và các đơn vị có liên quan tiến hành khảo sát, chọn ra những cây đầu dòng tốt nhất, nhân giống và tiếp tục mở rộng trên phần diện tích khoảng 700 ha mà công ty đang quản lý.

“Ngoài ra, phía công ty cũng sẽ liên kết với người dân trong xã Nguyệt Ấn và các xã lân cận để chuyển giao khoa học công nghệ, cung cấp giống nhằm mở rộng diện tích và tiến tới là bao tiêu sản phẩm vải thiều không hạt. Từ đó hình thành vùng vải có quy mô lớn, chất lượng cao của tỉnh, cung ứng không chỉ thị trường rộng lớn trong nước, mà còn xuất khẩu đi nước ngoài”

ở Bắc Giang, vải thiều không hạt, cũng phát triển khá tốt, địa lý và thổ nhưỡng phù hợp, tương lai không xa, ngàn Ha cho Bắc Giang nguồn thu không nhỏ.

Còn bên quê hương Dương Quí Phi, mùa vải thí điểm của họ ở đảo Hải Nam đã thất bại. Trời ban cho nước Nam quả vải, thật quả phước lành!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét