Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

LỢI ÍCH DƯA LƯỚI

 Lợi ích của dưa lưới với người có lượng đường trong máu cao

Dưa lưới là loại trái cây rất được ưu chuộng. Đồ hoạ: Thanh Thanh© Lao Động

Dưa lưới không chỉ được yêu thích bởi hương vị ngọt thanh mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng. Dưới đây là lợi ích của dưa lưới với người có lượng đường trong máu cao.

Dưa có vị ngọt nhưng không có nghĩa là người đường huyết cao, bệnh nhân tiểu đường không ăn được. Xét về thành phần dinh dưỡng trên 100 gram dưa là 26 kcal, chỉ số đường huyết cũng ở mức vừa phải.

Trong dưa lưới có chất xơ, kali và vitamin C, đây là những chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe. Ngoài ra, kali có thể giúp giảm huyết áp cao, một tác nhân nguy cơ gây bệnh tim, tăng lưu lượng máu và oxy tới não giúp bạn giảm căng thẳng.

Chất xơ giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, giữ cho đường huyết, huyết áp của chúng ta nằm trong tầm kiểm soát.

Dưa lưới có nhiều loại vitamin khác nhau, khoáng chất và các protein nhưng lại ít calo, ít đường phù hợp với người đường huyết cao, bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, dưa lưới còn rất giàu carotene, magie, canxi, phốt pho, sắt, niacin và các giá trị dinh dưỡng khác. Đây là loại trái cây ngon miệng vào mùa hè có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt mùa hè. Đặc biệt, trong dưa lưới có enzyme super oxyd dismutase (SOD) giúp cải thiện những dấu hiệu căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần, kích thích cơ thể sản xuất kháng thể, giúp làm giảm tỷ lệ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ cứng và giúp giảm cân.

HẠ MÂY (Theo aboluowang)

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

5 hiện tượng bất thường của cơ thể báo hiệu cần tập thể dục

 Ít vận động hoặc vận động không đủ có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tuổi thọ. Nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường có thể báo động chúng ta cần tập thể dục.

Ít vận động, tập thể dục có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Hoài Anh

Khó thở

Nếu chúng ta không vận động thường xuyên, việc này có thể khiến cơ phổi mất sức và sẽ bị hụt hơi khi di chuyển.

Da xỉn màu

Việc lười vận động có thể khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm lại, chất thải tích tụ trong cơ thể khiến da bị xỉn màu.

Cứng khớp

Tập thể dục đúng cách có thể làm giảm các khó chịu khác nhau như cứng khớp, bôi trơn các khớp...

Quá trình trao đổi chất chậm lại

Người tập thể dục quá ít thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm hơn. Vì vậy tập thể dục phù hợp hơn sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và thúc đẩy tiêu hao calo.

Thường xuyên táo bón

Nếu chúng ta ăn 3 bữa bình thường nhưng luôn bị táo bón thì nên cảnh giác với nguyên nhân do vận động quá ít.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet chỉ ra rằng 5,3 triệu người trên thế giới chết mỗi năm do lười vận động. Sử dụng dữ liệu tập thể dục từ năm 2001 đến 2016 cho những người từ 40 đến 74 tuổi, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tập thể dục vừa phải có thể ngăn ngừa 3,9 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Do đó chúng ta cần vận động, tập luyện một số môn thể thao như đi bộ, chạy, chơi bóng, bơi lội, leo núi, đạp xe...

              HẠ MÂY (Theo aboluowang)  Lao Động 


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

8 lợi ích tuyệt vời của hạt đậu gà đối với sức khỏe

 Hạt đậu gà là loại hạt dinh dưỡng khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Vậy, hạt đậu gà có tác dụng gì?

Đậu gà là gì?

Đậu gà còn có tên gọi khác đậu garbanzo, được chia làm hai loại: Kabuli lớn hơn phổ biến trên khắp Địa Trung Hải và desi nhỏ hơn chủ yếu được trồng ở Ấn Độ. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra đậu gà có thể giúp hạn chế các nguy cơ gây bệnh tim, thậm chí là ung thư và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Do đó, người ăn kiêng có thể thay thế thịt đỏ bằng đậu gà trong chế độ ăn kiêng của mình.

Đậu gà đặc biệt có lợi trong việc giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin, rất tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đậu gà có thể làm giảm cả cholesterol toàn phần và cholesterol xấu (LDL-cholesterol) là những yếu tố gây ra những vấn đề về tim mạch.

Bạn có thể quết một ít đậu gà khô với dầu oliu, muối và gia vị sau đó cho vào lò nướng. Hoặc bạn cũng có thể dùng đậu gà như một topping cho món salad giảm cân.

Hạt đậu gà có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người© Được VTC cung cấp

Hạt đậu gà có tác dụng gì?

Cân bằng nội tiết tố

Chế độ ăn hợp lý với đậu gà sẽ giúp giảm các triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh như đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng thất thường và nóng nảy.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Đậu gà chứa một lượng chất xơ hòa tan cao, chỉ số đường huyết thấp và amyloza (một loại tinh bột kháng tiêu hóa chậm) giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ăn đậu gà thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường và bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn nhờ các yếu tố sau. Đầu tiên, hàm lượng cao các chất xơ hòa tan sẽ giúp cân bằng và giảm mức cholesterol xấu LDL và triglyceride. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Chống lão hóa da

Mangan chứa trong đậu gà là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng sẽ ngăn cản sự tổn thương do các gốc tự do gây ra, giúp làn da bạn khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả.

Phòng chống ung thư

Một trong những tác dụng của đậu gà được nhiều người quan tâm là khả năng phòng chống ung thư. Ăn đậu gà thường xuyên giúp thúc đẩy sản sinh butyrate trong cơ thể. Đây là một loại axit béo có khả năng làm giảm viêm ở các tế bào ruột, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (hay ung thư đại trực tràng).

Ngăn ngừa khuyết tật di truyền

Folate là một dạng vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, nhất là cơ thể phụ nữ. Trong thời kỳ mang thai, nồng độ folate thấp có thể khiến thai nhi bị dị tật ống thần kinh và thai phụ gặp các biến chứng nguy hiểm khi sinh con.

Phòng ngừa bệnh thiếu máu

Không có sắt, cơ thể bạn không thể cung cấp đầy đủ oxy cho các tế bào. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Người bị thiếu máu do thiếu sắt thường có các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt chóng mặt, giảm khả năng hoạt động của trí não và thể lực.

Ổn định chỉ số huyết áp

Đối với người cao huyết áp, bác sĩ luôn khuyên bạn phải ít ăn muối để giảm thiểu lượng natri nạp vào cơ thể. Đồng thời, bạn phải tăng cường hấp thu kali.

Tăng cường thị lực

Trong đậu gà có nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E và các loại vitamin nhóm B đều rất có lợi cho mắt. Ăn đậu gà thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường thị lực, bảo vệ niêm mạc và giác mạc khỏi các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Tóm lại đậu gà là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đậu gà có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho băn khoăn "Hạt đậu gà có tác dụng gì?". Hãy thêm đậu gà vào bữa ăn thường ngày của gia đình bạn để tăng cường sức khỏe cho những người thân yêu nhé!

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

4 nhóm người nên hạn chế ăn ốc luộc

 Ốc là món ăn yêu thích của nhiều người. Trong ốc chứa nhiều loại vitamin như B2, PP, A và khoáng chất, tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra ốc còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này. Dưới đây là những người không nên ăn ốc luộc.

Lợi ích của ốc với sức khỏe

Ốc được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng nếu ăn ốc cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy nếu không được chế biến đúng cách.

Trong thành phần của ốc chứa nhiều loại vitamin như B2, PP, A... và khoáng chất. Đặc biệt, ốc chứa nhiều đạm và calci, là nguồn cung cấp chất đạm và calci rất tốt. Theo Đông y, ốc còn là thực phẩm có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi thủy. Đây là món ăn vừa bổ dưỡng mà lại phòng trị được nhiều bệnh như: Chảy máu cam, táo bón, trĩ…

Tuy nhiên món ăn bổ dưỡng này không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những nhóm người cần tuyệt đối tránh xa món ốc nếu không muốn bệnh nặng thêm.

Ốc là món ăn nhiều người yêu thích nhưng cũng có những người không nên ăn ốc luộc.© Được VTC cung cấp

Những người không nên ăn ốc luộc

Người đang bị ho, hen suyễn

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại Học Tokyo - Nhật Bản, người bị ho hay hen suyễn khi ăn các loại hải sản như ốc sẽ khiến tình trạng của bệnh ngày càng nặng hơn. Do đó, để tránh tình trạng bệnh thêm nặng nên tránh ăn hải sản để bảo vệ cơ thể được tốt nhất.

Người đang bị dị ứng

Đối với những người hay bị dị ứng, nếu muốn ăn cua, ốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc ăn loại thực phẩm này, hoặc nên sử dụng một lượng nhỏ để quan sát dấu hiệu của cơ thể, nếu thấy ăn sau vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngứa, nôn nao… thì nên ngưng việc ăn ốc và đến bệnh viện để điều trị.

Người mắc bệnh thận, huyết áp cao

Trong ốc chứa nhiều natri, khi hàm lượng natri cao sẽ khiến tình trạng bệnh đái tháo đường, thận và huyết áp cao nặng thêm. Vì vậy, với những người bị các bệnh này nên hạn chế ăn cua, ốc.

Người bị bệnh gout, viêm khớp

Ốc là nguồn cung cấp nhiều chất đạm và canxi. Một chế độ ăn nhiều đạm dễ làm sản sinh axit uric, gây ra các cơn đau khớp dữ dội. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở ổ khớp, gây nhức buốt cho người bệnh. Do đó, với những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.

Trên đây là những người không nên ăn ốc. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa ốc nhé.

 

 

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

7 thực phẩm giúp người Nhật sống lâu

 Tại sao người Nhật có tuổi thọ trung bình nhất thế giới? Câu trả lời dựa trên các nghiên cứu là nhờ nhiều vào chế độ ăn uống.

Theo báo cáo Thống kê Y tế Thế giới do Tổ chức Y tế Thế giới công bố, tuổi thọ trung bình của người Nhật đứng đầu thế giới trong nhiều năm.

Tháng 7/2020, Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu công bố một nghiên cứu từ Khoa Y tế Công cộng, Đại học Tohoku, Nhật Bản. Nghiên cứu này phân tích dữ liệu từ hơn 92.000 người Nhật Bản với thói quen ăn uống, tần suất sử dụng các loại thực phẩm trong khoảng 19 năm. Người ta đã phát hiện ra 7 loại thực phẩm nhóm người này thường xuyên sử dụng và được cho chính là bí quyết kéo dài tuổi thọ ở Nhật Bản: cơm, súp miso, rong biển, cá, trà xanh, rau xanh, dưa muối Nhật Bản.

                     Ảnh minh họa: Aboluowang

Nghiên cứu cũng cho thấy có những thực phẩm gần như không nằm trong chế độ ăn của người Nhật, đó là thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người ăn theo kiểu Nhật có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 14%, nguy cơ tử vong do tim mạch giảm 11%, nguy cơ tử vong do bệnh tim giảm 11%, so với những người ăn theo chế độ bình thường.

Thực đơn của người Nhật thường có cá. Thống kê cho thấy mức tiêu thụ cá bình quân đầu người ở Nhật Bản đã tăng từ hơn 70 kg tới hơn 100 kg mỗi năm, thậm chí còn vượt mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người, gấp đôi mức tiêu thụ cá bình quân đầu người ở Pháp.

Trong suốt cả năm, cá là thực phẩm chính của mọi gia đình Nhật Bản. Ví dụ, món cơm lươn - món yêu thích của người Nhật. Người ta ước tính, người Nhật ăn 70% lượng lươn trên thế giới.

Người Nhật hạn chế ăn thịt đỏ. Đây được cho là lý do khiến người Nhật ít mắc các bệnh ung thư ác tính. Thống kê cho thấy tỷ lệ ung thư ác tính ở Nhật thấp hơn Trung Quốc, trong khi ở Đức, Mỹ, Canada, số người ung thư ác tính cao hơn Trung Quốc.

Người Nhật chú trọng cách ăn uống điều độ, ít dầu mỡ, gia vị nhưng đa dạng các loại nguyên liệu thực phẩm. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản từng xây dựng hướng dẫn về ăn uống và lối sống lành mạnh, trong đó khuyến khích mọi người cố gắng ăn đa dạng nguyên liệu trong mỗi bữa ăn, bao gồm cả dầu ăn và gia vị, để bổ sung dinh dưỡng toàn diện. Do đó, bữa cơm của người Nhật đa dạng màu sắc, nguyên liệu và hương vị.

Một thói quen nữa của người Nhật là uống trà. Trà có chứa polyphenol, dầu thơm, khoáng chất, protein , vitamin và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt tốt cho việc tăng cường chức năng tim và thận, thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ tiêu hóa.

                       Thùy Linh (Theo Aboluowang)

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

HIỂU BIẾT THÊM VỀ GỪNG

 Gừng rất tốt nhưng sẽ thành 'chất độc' với những người này

Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, gừng tên khoa học là Zingiber officinale Rosc, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

Gừng là cây thảo, sống dai, có thân rễ nạc và phân nhánh xòe ra như hình bàn tay, gần như trên cùng một mặt phẳng, mang nhiều chồi, từ đó mọc ra những thân thực cao 80-100cm. Lá gừng thuôn hình ngọn giáo, dài 20-30cm, mọc thẳng lên, hoa vàng xanh, mép tím, quả mọng.

Ở nước ta, gừng được trồng khắp mọi nơi. Trong y học cổ truyền gừng có tên gọi là khương, tuỳ từng cách chế biến lại có công dụng khác nhau:

- Sinh khương (gừng sống) có tính vị: vị cay, tính hơi ấm. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Tác dụng của gừng sống dùng trong trường hợp chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hoá.

- Thán khương (gừng nướng cháy) có vị cay, tính ấm. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Gừng nướng thường được dùng trong trường hợp lạnh bụng đi ngoài.

- Can khương (Gừng khô) có vị cay, tính nóng. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Gừng khô dùng tán phong hàn chủ trị cảm lạnh, thổ tả.

- Vỏ gừng (hương bì) có vị cay, tính hơi ấm. Qui kinh: Phế, Tỳ, Vị. Vỏ gừng được dùng trong các trường hợp tiêu phù thũng.

Gừng gia vị tốt cho sức khoẻ nhưng không nên ăn nhiều, (Ảnh minh họa)© Được VTC cung cấp

Gừng là dược liệu tốt cho sức khoẻ, nhưng những người này không nên sử dụng gừng

1. Người có vấn đề tiêu hoá

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng gừng được dùng nhiều trong các bài thuốc kích thích tiêu hoá, chống lạnh bụng khi ăn đồ tanh. Tuy nhiên, gừng sẽ không tốt đối với người có viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính. Nguyên nhân, gừng có thể gây ra tăng tình trạng viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng. 

Đối với những người đang điều trị viêm ruột, ung thư đường tiêu hoá cũng cần tránh ăn gừng.

2. Người có bệnh lý gan

Gừng cũng được biết đến là gia vị tốt cho gan. Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan nên không phù hợp với người có bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan.

Trường hợp từng bị sỏi mật cũng tránh ăn gừng để tránh tạo ra kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được gây sỏi trong đường mật.

3. Người có bệnh trĩ

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, gừng có tính ấm, nóng có thể khiến vỡ các mạch máu bị yếu. Cũng vì lý do đó mà loại gia vị này cần phải tránh sử dụng đối với các trường hợp có tiền sử như chảy máu cam, bệnh trĩ không nên ăn gừng.  

4. Người đang say nắng

Gừng có tính nóng nên thường dùng để điều trị những trường hợp bị cảm do nhiễm lạnh, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Các trường hợp say nắng (cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt) tuyệt đối không nên dùng gừng vì có thể nguy hiểm.

5. Phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều gừng vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ăn nhiều gừng có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai hoặc chảy máu khi mang thai. 

Ngoài ra, ăn gừng nhiều có thể làm giảm đường trong máu đột ngột. Điều này sẽ nguy hiểm đối với các trường hợp bị đái tháo đường. Do vậy, người bị đái tháo đường cần lưu ý tránh ăn gừng nhiều.

Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng tư vấn thêm, gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người. 

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

Lý do khiến bạn ngủ không sâu giấc

 Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ không sâu giấc. Trong đó, các yếu tố liên quan như tuổi tác, tâm lý, hoàn cảnh nào đó đặc biệt… cũng sẽ góp phần ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Một số nguyên nhân điển hình có thể khiến bạn ngủ chập chờn hay tỉnh giấc bao gồm:

Tuổi cao

Người lớn tuổi thường dễ mất ngủ. Nguyên nhân có thể là do họ đã có nhiều thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày nên ban đêm thường khó ngủ sâu giấc.

Rối loạn giấc ngủ

Ngủ không sâu giấc do bệnh lý mất ngủ. (Ảnh minh họa)

© Được VTC cung cấp

Một số rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không nghỉ (RLS) sẽ tác động đến giấc ngủ, gây gián đoạn khiến bạn ngủ không sâu giấc.

Vấn đề sức khỏe

Bệnh tim mạch, phổi, thần kinh hoặc các vấn đề nội tiết tố, tiểu đêm… cũng là yếu tố khiến bạn không thể ngủ một mạch đến sáng.

Thuốc kê đơn

Một số loại thuốc được kê đơn đặc biệt khiến bạn phải thức dậy vào ban đêm để uống thuốc.

Căng thẳng, trầm cảm

Đây là một yếu tố liên quan đến tâm lý. Sự căng thẳng, lo lắng, trầm cảm về một vấn đề nào đó không chỉ khiến bạn ngủ không sâu giấc mà còn có thể gây mất ngủ.

Hoàn cảnh đặc biệt

Đây là lý do tại sao chanh đông lạnh lại thần thánh đến vậy

Một số tình huống có thể yêu cầu bạn phải thức dậy giữa đêm. Điều này thường xảy ra đối với những người đang nuôi con nhỏ hoặc những ai đang chăm sóc người bệnh.

Rối loạn đồng hồ sinh học

Những người đi du lịch xa hoặc phải chuyển đổi ca làm việc giữa ngày và đêm sẽ khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn. Từ đó gây tình trạng ngủ không sâu giấc.

Ngủ không sâu giấc do lối sống không lành mạnh

Tiêu thụ quá nhiều rượu, caffein, chất kích thích hoặc dùng điện thoại quá khuya cũng sẽ khiến bạn ngủ chập chờn, mơ nhiều và không sâu giấc.

Điều kiện phòng ngủ

Một số yếu tố khác như phòng ngủ nhiều ánh sáng, ồn ào, nóng nực, người ngủ chung nghiến răng hoặc ngáy to cũng sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn.

Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mang thai

Đây là vấn đề thường gặp ở phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân chính là do sự rối loạn hormone estrogen và progesterone.

Sự rối loạn này có thể gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe như đau khớp, căng thẳng, lo lắng, bốc hỏa làm tăng nặng tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc.

Phòng ngừa mất ngủ

Tình trạng mất ngủ có thể được phòng ngừa hay hạn chế một cách đơn giản thông qua các thói quen tốt như:

  • Duy trì giờ đi ngủ và giờ thức nhất quán hàng ngày, kể cả cuối tuần.
  • Vận động nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
  • Kiểm tra các loại thuốc đang uống để xem liệu chúng có góp phần gây ra chứng mất ngủ hay không. Nếu không chắc về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, hãy trao đổi với bác sĩ y khoa.
  • Không ngủ trưa quá mức. Thông thường, thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa là từ 20-40 phút và không quá 60 phút.
  • Tránh hoặc hạn chế caffeine và rượu, không sử dụng nicotine.
  • Không ăn uống quá nhiều vào buổi tối, đặc biệt là trước khi ngủ.
  • Không cài đặt quá nhiều thiết bị điện tử trong phòng ngủ để tránh sử dụng thiết bị như tivi, điện thoại, máy tính trước khi ngủ.
  • Thư giãn nhẹ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.

Có 2 cách giới thiệu cùng các ban để tạo lập giấc ngủ ngon hơn:

1.  1. Dinh dưỡng

Người thường xuyên bị mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, ngủ chập chờn không sâu giấc có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống. Cụ thể:

  • Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như: Các loại cá béo, kiwi, hạnh nhân, quả óc chó, chuối, bột yến mạch,…
  • Một số loại nước uống như trà hoa cúc, sữa ấm, trà hoa đậu biếc,… cũng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ rất tốt. Bạn có thể uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Không uống trà, cà phê, rượu bia hay sử dụng thực phẩm chứa caffein và các chất kích thích khác sau buổi sáng. Tác dụng của caffein và các chất kích thích có thể kéo dài lên đến tận 12 giờ. Vì thế, để tránh mất ngủ thì nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
  • Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ để tránh khó tiêu, ợ chua, ợ nóng dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.

Nên hạn chế uống cà phê để tránh mất ngủ

2.  2. Bài tập yoga giúp ngủ ngon

Vận động nhẹ nhàng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả. Nếu khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn có thể tranh thủ thời gian để áp dụng một số bài tập yoga được đánh giá là giúp ngủ ngon hơn.

   Tập hợp từ VTC & Bệnh viện Tâm Anh - HoChiMinh City

 

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...