Thứ Ba, 28 tháng 5, 2024

Lợi ích của quả bơ với trí não

 Bơ giàu chất béo tốt, chất xơ, kali, vitamin B tăng cường trí não, cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và trầm cảm.

Một khẩu phần thịt bơ (50 g) chứa 80 calo, 1 g protein, 4 g carbohydrate, hơn 3 g chất xơ, gần 5 g axit béo không bão hòa đơn và 1 g axit béo không bão hòa đa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn bơ tốt cho trí não và sức khỏe tâm thần.

Đánh giá năm 2023 của Đại học Basel, Thụy Sĩ, dựa trên 207 nghiên cứu, chỉ ra quả bơ rất giàu folate (vitamin B9) tốt cho sức khỏe tâm thần, nhất là người bị trầm cảm.

Người bệnh trầm cảm thường thiếu hụt folate. Trong khi folate cung cấp lưu lượng máu và chất dinh dưỡng cho não. Vì cơ thể không tạo ra folate nên phải bổ sung qua thực phẩm như bơ có thể cải thiện tâm trạng và giảm trầm cảm.

Bơ giàu chất béo lành mạnh, vitamin, chất xơ tốt cho não. Ảnh: Mai Cat

Nghiên cứu năm 2021 của Đại học Kansas, Mỹ và một số đơn vị, trên hơn 2.800 người, cho thấy chế độ ăn giàu quả bơ đem đến nhiều lợi ích khác nhau cho não, gồm cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi, có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer và giảm trầm cảm. Người tiêu thụ nhiều bơ có điểm cao hơn trong tất cả bài kiểm tra về nhận thức so với người không ăn bơ.

Theo các nhà nghiên cứu, bơ cũng chứa chất béo không bão hòa đơn và cung cấp các vitamin, khoáng chất hỗ trợ sức khỏe não bộ và chức năng nhận thức. Ngoài ra, tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của chất béo không bão hòa đơn và các dẫn xuất của nó có thể giảm viêm mạn tính, căng thẳng oxy hóa. Hai tình trạng thường thấy ở người bị suy giảm nhận thức nhẹ và mắc Alzheimer.

Tiêu thụ vitamin B từ bơ có lợi cho não vì dưỡng chất này có vai trò trong quá trình chuyển hóa homocysteine. Mức homocysteine tăng cao là yếu tố nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ. Người có lượng vitamin B cao ít bị suy giảm nhận thức hơn, nguy cơ mắc Alzheimer và chứng mất trí nhớ thấp.

Theo nghiên cứu năm 2020 của Đại học Illinois, Mỹ, 84 người trưởng thành ăn nửa quả bơ cỡ vừa mỗi ngày trong 12 tuần cải thiện mức độ chú ý và sự tập trung.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra ăn một quả bơ mỗi ngày làm tăng lượng lutein lưu thông trong máu có liên quan đến chức năng nhận thức tốt hơn. Cụ thể, mức độ lutein tăng có thể cải thiện tầm nhìn, nhận thức linh hoạt, bộ nhớ hình ảnh và sức khỏe não bộ tổng thể.

Bơ còn là nguồn cung cấp chất xơ prebiotic và chất xơ hòa tan dồi dào. Prebiotic hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch và trí não, làm giảm cholesterol, từ đó hạn chế khả năng mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Mai Cat (Theo Everyday Health, Very Well Health)

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

4 cách tận dụng khoai tây mọc mầm

 Khoai tây mọc mầm chứa độc tố, nếu ăn nguy hại cho sức khỏe. Bài viết này giới thiệu cách sử dụng

Khoai tây mọc mầm có khả năng loại bỏ dầu mỡ, làm sạch quần áo, ấm đun nước...

Khoai tây mọc mầm không nên ăn vì gây đau bụng. Ảnh: Pinterest

Khoai tây mọc mầm sẽ xuất hiện chất solanine, là một loại độc tố thần kinh, sau khi ăn vào sẽ khiến chúng ta bị tiêu chảy, đau bụng hoặc nôn mửa. Nhưng bạn đừng vội vứt chúng đi mà hãy làm theo các cách dưới đây để tận dụng chúng.

1. Đem khoai đi trồng

Đầu tiên bạn chuẩn bị một chậu hoa, sau đó vùi khoai xuống đất giàu dinh dưỡng, tưới một ít nước để giữ ẩm cho đất rồi đặt chậu ngoài ban công. Chỉ cần có đủ nước và ánh sáng, khoảng hai tháng khoai tây mới sẽ mọc lên.

2. Loại bỏ dầu mỡ

Chiếc máy hút mùi ở nhà, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ có một lớp dầu mỡ bám dày. Bạn hãy cắt khoai tây đã mọc mầm thành từng miếng nhỏ và trực tiếp chà xát lên máy hút mùi. Do khoai tây chứa nhiều tinh bột nên có khả năng thấm hút và loại bỏ dầu mỡ rất tốt. Sau khi chà đi chà lại, dùng giẻ lau lại một lần nữa, vết dầu mỡ có thể được loại bỏ một cách hiệu quả.

3. Làm sạch quần áo

Nếu quần áo vô tình dính dầu mỡ, bạn cắt một miếng khoai tây nhỏ, rắc một ít muối ăn lên củ khoai tây, sau đó chà đi chà lại trên vết dầu mỡ của quần áo. Sau đó, vết dầu mỡ sẽ được "đánh bay".

4. Làm sạch ấm đun nước

Đầu tiên gọt bỏ vỏ khoai tây nảy mầm, sau đó cho vỏ khoai vào ấm nước, đổ nước sạch ngập vỏ khoai vào, đun sôi nước, lắc mạnh ấm nước rồi đổ nước ra. Lúc này bạn sẽ thấy các vết bẩn trong ấm trôi ra.

Hằng Trần (Theo Aboluowang)

 

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

Bổ sung dầu cá 'có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh tim'

 Một nghiên cứu vừa công bố cho thấy dầu cá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ nhưng lại giúp giảm nguy cơ đau tim ở những người đã mắc bệnh tim mạch.

Dầu cá là nguồn giàu axit béo omega-3. Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến nghị nên ăn ít nhất một phần dầu cá mỗi tuần để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tim mạch.

Để tìm hiểu mức độ bảo vệ mà nó mang lại, một nhóm nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, Mỹ, Anh và Đan Mạch đã theo dõi sức khỏe của hơn 400.000 người tham gia UK Biobank trong trung bình 12 năm để ước tính mối liên quan giữa viên uống bổ sung dầu cá và các trường hợp mới về rung nhĩ (nhịp tim không đều); đau tim, đột quỵ và suy tim; và tử vong ở những người không có bệnh tim mạch.

Họ cũng đánh giá liệu những chất bổ sung này có ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh tim hay không.

Được công bố trên tạp chí BMJ Medicine, nghiên cứu cho thấy đối với những người không mắc bệnh tim mạch khi bắt đầu giai đoạn theo dõi, việc sử dụng thường xuyên các chất bổ sung dầu cá có liên quan đến nguy cơ phát triển chứng rung tâm nhĩ tăng 13% và nguy cơ đột quỵ tăng 5%.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, việc bổ sung dầu cá giúp giảm 15% nguy cơ tiến triển từ rung tâm nhĩ sang nhồi máu cơ tim, và giảm 9% nguy cơ tiến triển từ suy tim sang tử vong.

Ảnh: iStock© Được Ngoi sao cung cấp

Nghiên cứu lưu ý rằng lợi ích và nguy cơ của việc bổ sung omega-3 không thống nhất. Nguy cơ những bệnh nhân khỏe mạnh bị đau tim, đột quỵ hoặc suy tim cao hơn 6% ở phụ nữ và hơn 6% ở những người không hút thuốc.

Ngoài ra, bổ sung dầu cá có lợi hơn đối với người già và nam giới mắc bệnh tim, trong đó nguy cơ chuyển từ tình trạng sức khỏe tốt sang tử vong lần lượt thấp hơn 11% và 7%.

Các tác giả cảnh báo đây là một nghiên cứu quan sát nên không thể rút ra kết luận nào về các yếu tố nguyên nhân. Và không có thông tin nào về liều lượng hoặc công thức bổ sung dầu cá. Họ cho biết thêm, do hầu hết những người tham gia đều là người da trắng nên những phát hiện này có thể không áp dụng được cho những người thuộc các dân tộc khác.

Tracy Parker, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Quỹ Tim mạch Anh, cho biết: "Nghiên cứu này không liên quan đến những người thường xuyên bổ sung dầu cá, nhưng cũng không bật đèn xanh cho việc việc bắt đầu dùng chúng để ngăn ngừa các bệnh về tim và tuần hoàn".

Ở Anh, hướng dẫn của Viện Sức khỏe và Chăm sóc Quốc gia không khuyên bạn bổ sung dầu cá để ngăn ngừa các bệnh về tim và tuần hoàn hoặc ngăn chặn một cơn đau tim. Các chất bổ sung như axit béo omega-3 không thể thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh. Thay vì tập trung vào từng chất dinh dưỡng, điều quan trọng là phải xem xét toàn bộ chế độ ăn uống để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

"Chế độ ăn Địa Trung Hải truyền thống đã được chứng minh nhiều lần là làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Chế độ này bao gồm cá (cá trắng và nhiều dầu), ít thịt đỏ hơn, tăng cường trái cây và rau quả, đậu, đậu lăng, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt", Parker nói.

Hướng Dương (Theo The Guardian)

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

TRÀ GỪNG + TRẦN BÌ

 Gừng kết hợp với thứ này, trẻ hóa mạch máu, sống lâu nhưng người Việt lại vứt đi

 (VTC News) - 

Sự kết hợp này tạo thành thứ trà uống được người dân sống tại vùng có tuổi thọ cao trên thế giới vô cùng ưa thích.

Ngày nay, ngoài các phương pháp luyện tập giúp cải thiện sức khỏe, vấn đề ăn uống cũng được quan tâm. Mỗi thực phẩm đều chứa đựng nguồn dinh dưỡng riêng có lợi cho cơ thể con người. Một trong những cách giúp thanh lọc cơ thể, nuôi dưỡng tuổi thọ mọi người gần đây quan tâm là uống trà.

Trà gồm nhiều loại như trà xanh, trà gừng, hay các loại trà thảo mộc… Tuy nhiên, có loại trà được người dân Hong Kong (Trung Quốc) - nơi có tuổi thọ trung bình cao trên thế giới vô cùng ưa thích chính là trà gừng thêm trần bì.

                       Uống trà gừng trần bì giúp trẻ hóa mạch máu. (Nguồn: Sohu)

Trần bì là vỏ quýt được làm khô bằng phương pháp sấy, có thể bảo quản được lâu và giá trị dinh dưỡng rất cao. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, vỏ quýt tính cay nồng, đắng, tính ấm, giúp kiện tỳ khai vị, hóa đờm, hỗ trợ chữa đầy bụng, chống nôn mửa.

Chất pectin trong trần bì có thể làm giảm sự lắng đọng lipid trong cơ thể, làm chậm quá trình xơ cứng động mạch, loại bỏ các gốc tự do, tốt cho mạch máu. Nó có giá trị dược liệu tương đối cao nên được ví là “một lạng vỏ quýt đáng một lạng vàng”.

Gừng là loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp, giá trị dược liệu cao. Củ gừng tính nóng, cay nồng, tác dụng xua hàn, giảm đau bụng kinh, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, mạch máu não, làm đẹp da. Khi bạn kết hợp gừng và trần bì để pha trà uống, sẽ nhận được những công dụng dưới đây.

Trừ phong tán hàn

Bước sang mùa thu đông, là thời điểm tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao, nhiệt độ giảm xuống, khí hậu khô hanh dễ khiến cơ thể thường bị lạnh. Gừng và trần bì tính ấm, khi hai nguyên liệu tính ấm này hòa quyện với nhau sẽ có tác dụng loại trừ khí lạnh, làm ấm cơ thể. Loại trà này rất thích hợp uống vào mùa thu đông.

Kiện tỳ, tiêu đờm

Lá lách và dạ dày rất thích những thực phẩm tính ấm. Gừng và trần bì đều là những thực phẩm có tính ấm, nên rất phù hợp cho hai cơ quan trên. Trong đó, gừng chứa gingerol, khi kết hợp với các chất có trong vỏ quýt khô giúp thúc đẩy khí huyết, làm ấm dạ dày, tiêu đờm, tăng khả năng miễn dịch, giúp sống khỏe sống lâu.

Giảm cân

Uống trà gừng thêm trần bì có thể tăng tốc độ trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình đốt cháy và tiêu thụ chất béo, từ đó đạt được hiệu quả giảm cân.

 

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

Gạo lứt rang nấu nước uống có tác dụng gì ?

 Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt, gồm các chất phytochemical có lợi như chất xơ, khoáng chất, acid amin thiết yếu và flavonoid (chất chống oxy hoá).

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), với khoảng 200g gạo lứt nấu chín sẽ cung cấp:

  • Lượng calo: 218
  • Carbohydrate: 45,8g
  • Chất xơ: 3,5g
  • Magie: 85,8mg
  • Chất béo: 1,6g
  • Đường: 0g
  • Natri: 2mg
  • Chất đạm: 4,5g

Tác dụng của nước gạo lứt rang

Gạo lứt có cách chế biến khá đa dạng, ngoài cách nấu thông thường thì gạo lứt rang chế biến thành nước uống cũng đem lại những tác dụng đối với sức khỏe. 

Bài đăng trên website của Bệnh viện đa khoa Medlatec có sự tham vấn của y khoa của BSCKI Dương Ngọc Vân đã chỉ ra những tác dụng của nước gạo lứt rang:

Giúp giảm cân 

Công dụng đầu tiên và dễ nhận thấy của nước gạo lứt rang là hỗ trợ giảm cân hiệu quả, bởi trong gạo lứt rang chứa hàm lượng calo ít, kích thích cơ thể đào thải nhanh chóng các chất béo cũng như tăng cường đốt cháy mỡ thừa. 

Uống nước gạo lứt rang đem lại cảm giác no lâu, hạn chế các cơn thèm ăn, nên nếu duy trì thói quen uống nước gạo lứt thường xuyên thì đây sẽ là phương pháp hữu hiệu để giảm cân và kiểm soát cân nặng hiệu quả. 

Tuy nhiên, sử dụng nước gạo lứt rang chỉ là phương pháp kết hợp, bổ trợ trong quá trình giảm cân, nên bạn không nên coi loại thực phẩm này là món ăn chính và loại bỏ các nhóm thực phẩm khác.

Để giảm cân hiệu quả, bạn nên duy trì chế độ ăn lành mạnh với các nhóm thực phẩm đa dạng, kết hợp uống nước gạo lứt rang và có cả chế độ tập luyện đều đặn. 

Làm đẹp da, giảm nguy cơ ung thư 

Gạo lứt rang rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hoá cũng như các axit amin nên loại ngũ cốc này có thể tiêu diệt được các gốc tự do, giúp cho làn da của bạn trở nên mịn màng và căng bóng, thậm chí nó còn có khả năng làm chậm quá trình lão hoá. 

Hơn nữa, nước gạo lứt rang còn giúp kìm hãm hoạt động của các tế bào ung thư, ngăn ngừa sỏi thận. 

Cân bằng lượng đường trong máu 

Gạo lứt rang đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giữ cho lượng đường ở mức thấp. Loại thực phẩm này cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Loại ngũ cốc này được xem là thực phẩm rất phù hợp với người béo phì. Hàm lượng canxi dồi dào trong gạo lứt có khả năng giúp xương và răng trở nên rắn chắc hơn. 

Giúp điều chỉnh hormone của tuyến giáp

Lượng hormone tuyến giáp được điều chỉnh khi và chỉ khi có một hoạt chất là selen. Trong khi đó, nước gạo lứt có khá nhiều thành phần này nên nó sẽ giúp điều chỉnh hoạt động của tuyến giáp cân bằng hơn. 

Bên cạnh đó, gạo lứt rang còn giúp lưu thông tuần hoàn mạch máu, tăng cường chức năng gan, chống lại quá trình oxy hóa và loại bỏ được các độc tố ra ngoài cơ thể hiệu quả.

Đây còn là một loại thức uống thanh đạm nên hỗ trợ cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Uống nước gạo lứt rang giúp tăng cường lượng gaba trong cơ thể - chất quan trọng giúp ổn định tâm lý, giảm căng thẳng cho người sử dụng. 

Những lợi ích sức khoẻ của nước gạo lứt rang (Ảnh: Pinterest)© Được VTC News cung cấp

Những lưu ý khi sử dụng nước gạo lứt rang 

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khoẻ nhưng để uống nước gạo lứt rang hiệu quả, bạn vẫn cần lưu ý một số nguyên tắc sau: 

- Gạo lứt rang không phải là thức uống thay thế hoàn toàn nước lọc bởi nó chỉ có công dụng kiềm chế và đào thải một số chất độc ra khỏi cơ thể, không có tác dụng thanh lọc.

Vì thế hàng ngày dù có sẵn một bình nước gạo lứt rang thì bạn vẫn cần bổ sung nước lọc thường xuyên. 

- Khi chọn mua gạo lứt để rang và đun nước, bạn cần chọn những nơi bán hàng uy tín, chất lượng. Hạt gạo khi mua phải mẩy, thơm, tuyệt đối không chọn những loại gạo có dấu hiệu mốc, mối mọt hay những loại gạo có chứa chất bảo quản.

- Vì đã qua chế biến nên nước gạo lứt rang chỉ có thể sử dụng tối đa 2 ngày, nếu để quá lâu dễ khiến nước bị chua, thiu. Tốt nhất, bạn nên đun nước vừa đủ để uống trong ngày và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để nước được ngon, mát. 

Có nên ăn gạo lứt hàng ngày không?

 Nhiều người thường có thói quen ăn gạo lứt để giảm cân, thậm chí ăn gạo lứt thay gạo trắng. Vậy, có nên ăn gạo lứt hàng ngày không?

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt. Có nghĩa là thành phần ban đầu của nó bao gồm: cám, mầm và nội nhũ vẫn còn nguyên vẹn. Cám là lớp vỏ ngoài của hạt gạo. Mầm là phôi của gạo, khả năng nảy mầm thành một cây mới. Nội nhũ là nguồn cung cấp thức ăn tinh bột của mầm.

Vì gạo lứt giữ được tất cả các thành phần ban đầu nên nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn so với gạo trắng. Theo cơ sở dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một chén gạo lứt hạt dài đã nấu chín chứa 248 calo, 5,5 gam protein, 52 gam carbohydrate, 3 gam chất xơ và gần 2 gam chất béo.

Có nên ăn gạo lứt hàng ngày không là băn khoăn của nhiều người© Được VTC cung cấp

Gạo lứt rất giàu vitamin và khoáng chất như mangan, collagen, magiê, selen, đồng, phốt pho và một số vitamin B, các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

Loại ngũ cốc nguyên hạt này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Chất chống oxy hóa đã kết luận, gạo lứt chứa nhiều loại hợp chất phenolic. Nhóm chất chống oxy hóa này có tác dụng bảo vệ các tế bào chống lại các tổn thương liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh

Ăn gạo lứt được chứng minh là giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn tốt hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2. Những tác dụng này được cho là nhờ chất xơ, tinh bột cháy chậm, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa của gạo lứt cũng như khả năng giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Lactobacillus và Bifidobacterium, liên quan đến bệnh đái tháo đường và phòng chống béo phì.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện việc tiêu thụ gạo lứt làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm cũng như các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

Ngoài việc bảo vệ tim mạch, sử dụng gạo lứt giúp hỗ trợ cải thiện cân nặng. Gạo lứt làm giảm sự hấp thụ calo do hàm lượng chất xơ và cải thiện quá trình đốt cháy calo, hai yếu tố có tác động tích cực đến việc quản lý cân nặng.

Có nên ăn gạo lứt hàng ngày không?

Theo các bác sĩ, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.

Gạo lứt tuy là một thực phẩm tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Sai lầm khi ăn gạo lứt của nhiều người chính là quan điểm ai cũng có thể sử dụng gạo lứt.

Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt bao gồm: người già, trẻ em, người thể trạng yếu, gầy gò, người đang hồi phục sau khi ốm, hay phụ nữ sau sinh,… do nhóm đối tượng này có thể trạng không tốt, đồng thời hệ tiêu hóa cũng không ổn định nên rất khó để hấp thu hết chất dinh dưỡng từ gạo lứt.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Có nên ăn gạo lứt hàng ngày không?". Hãy ăn gạo lứt vừa đủ để tốt cho sức khỏe nhé.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024

Những loại thực phẩm không nên ăn cùng gạo lứt

 Tuấn Đạt (Theo Health)

Gạo lứt cần kết hợp ăn đúng cách với các loại thực phẩm. Ảnh: Xinhua© Lao Động

Một số loại thực phẩm giàu oxalate, hay có chứa gluten... được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa lời khuyên không nên ăn cùng với gạo lứt thường xuyên.

Gạo lứt được biết đến là một trong những loại thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như khả năng hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết hợp gạo lứt với thực phẩm khác cũng đều mang đến lợi ích tốt.

Một số thực phẩm khi ăn cùng gạo lứt có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc thậm chí gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những loại thực phẩm không nên ăn cùng gạo lứt thường xuyên theo lời khuyên của các chuyên gia đến từ chuyên trang sức khỏe Health.

1.Thực phẩm giàu oxalate

Oxalate có ở trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả rau chân vịt, cà chua, cà phê và socola. Khi tiêu thụ thực phẩm giàu oxalate cùng với gạo lứt, lượng oxalate kết hợp cùng canxi trong gạo lứt, tạo thành các tinh thể oxalate canxi, làm tăng nguy cơ sỏi thận. Theo đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên rằng nên hạn chế ăn gạo lứt cùng với thực phẩm giàu chất oxalate.

2.Thực phẩm có chứa gluten

Việc kết hợp các thực phẩm có chứa gluten với gạo lứt có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, hoặc tổn thương niêm mạc ruột ở những người mắc bệnh celiac. Do đó, hãy tránh ăn nhiều gạo lứt với bất kỳ thực phẩm nào chứa gluten nhằm đảm bảo sức khỏe của mình.

3.Thực phẩm nhiều đường

Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, khi ăn cùng với thực phẩm có hàm lượng đường cao, lợi ích này bị giảm đi, dẫn đến việc tăng cân và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là với người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, nên tránh kết hợp gạo lứt với các thực phẩm và đồ uống có chứa đường cao.

4.Thực phẩm dầu mỡ

Mặc dù khi ăn gạo lứt mang lại nhiều lợi ích tốt cho cơ thể, nhưng khi kết hợp với thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, như thức ăn nhanh hay các loại thực phẩm chiên xào, rất dễ gây tăng cân và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Để tận dụng tối đa lợi ích của gạo lứt, nên cân nhắc kết hợp nó với thực phẩm ít dầu mỡ và giàu chất dinh dưỡng.

5.Thực phẩm chứa chất bảo quản

Khi kết hợp gạo lứt với các loại thực phẩm chứa chất bảo quản và hóa chất có thể gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích sức khỏe và đặc biệt gây hại cho hệ tiêu hóa. Ăn gạo lứt cùng với thực phẩm tự nhiên, không chứa chất bảo quản sẽ bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất.

Đàn ông có thể làm 4 việc này sau 65 tuổi chứng tỏ có sức khỏe tốt

  (VTC News) -  Nếu một người đàn ông trên 65 tuổi có thể làm được 4 điều dưới đây, chứng tỏ thể chất họ tương đối tốt, ít có khả năng mắc...